Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép (tiếp theo)

Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm được câú tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.

- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép

B – Chuẩn bị:

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 3: Từ ghép (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/08/2009
Ngày giảng:
Tuần: 01 - Tiết: 03
Từ ghép
A- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được câú tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép 
B – Chuẩn bị:
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Giới thiệu bài : ở lớp trước các em đã được học về khái niệm từ ghép. Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vậy từ ghép có mấy loại? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 NLiệu và phân tích NL	
- Đọc 2 ví dụ SGK trang 13 chú ý các từ in đậm?
- Bà ngoại đ So sánh với bà nội
- Thơm phức đ Thơm phức 
- Các từ trên có tiếng nào là tiếng chính ? Tiếng phụ?
- Bà : Tiếng chính: Ngoại: tiếng phụ
- Thơm : Tiếng chính : Ngát : Tiếng phụ 
- Nhận xét về trật tự các tiếng? 
 - Đọc 2 NL (SGK 14 ) chú ý những từ in đậm: Quần/ áo
 Trầm / bổng 
- ở 2 NL này có xác định được tiếng chính, tiếng ohụ không? Quan hệ giữa các tiếng ra sao?
- Qua phân tích các NL trên, em rút ra KL gì về cấu tạo của từ ghép CP- ĐL?
- Hãy so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà? Thợm phức và thơm?
+ Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ (hoặc cha)
+ Bà ngoại : Người đàn bà sinh ra mẹ 
- Thơm phức : Mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn .
- Thơm: mùi nhũ hương của hoa, dễ chịu làm cho thích ngửi ?
đ Qua phân tích em rút ra được KL gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?
- So sánh nghĩâ quần với áo
 trầm bổng với trầm, bổng.
+ Quần áo: Trang phục nói chung
+ Trầm bổng: Âm thanh lúc trầm, lúc bổng nghe rất êm tai.
 * Hoạt động 3
- Xếp các từ vào bảng phân loại ghép ĐL? ghép chính phụ?
- Điền thêm tiếng để tạo từ ghép CP?
- Điền thêm tiếng để tạo từ ghép ĐL?
- Tại sao có thể nói; 1 cuốn sách, 1 cuốn vở mà không thể nói 1 cuốn sách vở?
- GV có thể hướng dẫn HS tra từ điển để tìm nghĩa các từ trong Bài tập 5?
- So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng 
GV ( 1 số từ ghép do sự phát triển lâu của LS có những tiếng bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa nhưng ta vẫn có thể xác định được đó là loại từ ghép nào nhờ ý nghĩa của nó)
I- Bài học
Kết luận:
1, Các loại từ ghép:
* Loại1: Ghép chính phụ tiếng chính – tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
* Loại 2: 
- Ghép đẳng lập: Các tie4éng có quan hệ bình đẳng, ngang bằng với nhau .
* Ghi nhớ 1 ( SGK – 14 )
2, Nghĩa của từ ghép :
a, Nghĩa của từ ghép CP ? 
+ Tiếng chính: SV chung
+ Tiếng phụ; phân nghĩa tiếng chính thành nhiều lớp nhỏ đ ghép phân nghĩa.
( Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
b, Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
- Nghĩa của từ chung hơn, KQ hơn từng tiếng đ ghép hợp nghĩa.
* Ghi nhớ 2 ( SGK 14 ) 
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
- Chính phụ: Cười nụ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn.
- Đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
Bài tập 2:
- Bút máy ( chì, bi ), thước dây ( gỗ ), mưa ( mưa rào, phùn, bụi): ăn ( cơm, phở, bánh), trắng tinh ( nõn , hồng) 
Bài tập 3:
Núi (non, sông ); mặt núi, ham muốn, học hành (tập ) ; xanh ( tươi, đẹp ) 
Bài tập 4:
- Một cuốn sách, một cuốn vở vì sách, vở những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
- Sách vở : từ ghép ĐL có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói 1 cuốn sách, 1 cuốn vở .
Bài tập 5:
a, Hoa hồng ( ghép CP ) chỉ tên 1 loại hoa
b, áo dài (ghép CP ) chỉ tên 1 loại áo 
 c, Cà chua (ghép CP ) chỉ tên 1 loại cà
d, Cá vàng (ghép CP ) chỉ tên 1 loại cá 
Cảnh, vây to, đuôi lớn và xoè rộng, thân thương hoa mầu vàng, đỏ.
Bài tập 6:
- Thép hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ Cacbon.
- Gang: hợp kim của sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố.
- Gang thép: Cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được.
- Mát : chỉ trạng thài vật lý.
- Tay: bộ phận trên cơ thể người, từ vai đ các ngón đê cầm, nắm.
- Mát tay: Chỉ 1 phong cách nghề nghiệp ; có tay nghề giỏi, dễ thành công trọng công việc .
- Chân : bộ phận phía dưới của cơ thể con người dùng để đi đứng.
- Tay chân: kẻ giúp việc đắc lực, tin cẩn .
- Nóng: nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể người hoặc trạng thái thời tiết cao hơn mức TB.
- Lòng; bụng của con người biểu tượng của tâm lý 
- Nóng lòng : Có tư tưởng mong muốn cao độ làm việc gì.
đ Từ ghép ĐL: nghĩa cuả từ KQ hơn so với nghĩa của từng tiếng.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Nghĩa của từ ghép ĐL và CP?
- Đọc phần đọc thêm ?
2- HDVN:- Xem trước bài 4 “ LK trong VB ”

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc