1- Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Nắm được đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
2- Kĩ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
- Biết sử dụng hợp lí các loại từ ghép khi nói và viết.
3- Thái độ: GD lòng yêu tiếng mẹ đẻ.
Tuần 1- Tiết 3: Tệỉ GHEÙP A. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Nắm được đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. 2- Kĩ năng: - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ. - Biết sử dụng hợp lí các loại từ ghép khi nói và viết. 3- Thái độ: GD lòng yêu tiếng mẹ đẻ. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới C. tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: thuyết trình. ở lớp 6 các em đã được học về từ ghép. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục học về từ ghép để hiểu sâu hơn về các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép. Hoạt động 2: Các loại từ ghép Mục tiêu: HS nắm được các loại từ ghép, phân biệt được từ ghép CP, từ ghép đẳng lập. Phương pháp: vấn đáp, tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv treo bảng phụ có VD, yêu cầu Hs đọc VD. ? Trong các từ ghép “ bà ngoại”, “ thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. ? Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong những từ ấy. ? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm từ: ( bà ngoại, thơm phức ) với ( quần áo, trầm bổng ) - GV hướng dẫn Hs đảo vị trí các tiếng trong mỗi từ để tìm ra sự khác nhau. ? Có những loại từ ghép nào. ? Thế nào là từ ghép C-P ? Thế nào là từ ghép đẳng lập. - Gv lưu ý: từ ghép CP có trường hợp tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước. VD: ác ý, thiện ý 1. Ví dụ: ( SGK/ 13 ) 2. Nhận xét: * VD1: - bà ngoại: + bà: tiếng chính + ngoại: tiếng phụ - thơm phức: + thơm: tiếng chính + phức: tiếng phụ -> tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính => từ ghép CP * VD2: - Giống nhau: đều là từ ghép có 2 tiếng. - Khác nhau: + Nhóm 1: không đảo được vị trí giữa các tiếng. + Nhóm 2: có thể đảo được vị trí giữa các tiếng nghĩa là không phân biệt được tiếng chính, tiếng phụ, cả 2 tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp => từ ghép đẳng lập. 3. Ghi nhớ: - GN1 ( SGK/ 14 ) - Hs đọc GN. Hoạt động 3: Nghĩa của từ ghép Mục tiêu: HS nắm được nghĩa của từ ghép CP, nghĩa của từ ghép đẳng lập.. Phương pháp: vấn đáp, tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv treo bảng phụ có VD, yêu cầu Hs đọc VD. ? So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với nghĩa của tiếng “ bà”. ? So sánh nghĩa của từ “ thơm phức” với nghĩa của tiếng “ thơm”. ? Từ sự so sánh trên hãy rút ra nhận xét. - Gv giảng về nghĩa của từ ghép CP. - GV dùng bảng phụ có VD về tiếng “ xe” với từ “ xe đạp, xe máy” để Hs hiểu rõ. ? So sánh nghĩa cuả từ “ quần áo” với nghĩa của tiếng “ quần”, “ áo” ? So sánh nghĩa của từ “ trầm bổng” với nghĩa của tiếng “ trầm ”, “ bổng ” ? Từ sự so sánh trên hãy rút ra nhận xét. ? Nghĩa của từ ghép có đặc điểm gì. 1. Ví dụ: ( SGK/ 13 ) 2. Nhận xét: * VD1: + bà: chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ + bà ngoại: chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ + thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi. + thơm phức: mùi thơm đậm đặc gây ấn tượng mạnh. -> nghĩa của từ “ bà ngoại” và từ “ thơm phức” cụ thể hơn, hẹp hơn nghĩa của tiếng “ bà” và tiếng “ thơm” => có tính chất phân nghĩa. * VD2: + áo: đồ mặc từ cổ xuống chủ yếu che lưng, ngực, bụng + quần: đồ mặc từ thắt lưng xuống có 2 ống che chân, đùi + quần áo: chỉ đồ mặc nói chung. + trầm: thấp, ấm + bổng: cao, trong + trầm bổng: lúc cao lúc thấp, khi trong khi ấm nghe rất êm tai. -> nghĩa của từ “ quần áo”, “ trầm bổng” khái quát hơn nghĩa của các tiếng “ quần”, “ áo”, “ trầm”, “ bổng” => có tính chất hợp nghĩa. 3. Ghi nhớ: - GN2 ( SGK/ 14 ) - Hs đọc GN. Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học về từ ghép để thực hành làm BT.. Phương pháp: vấn đáp, tái hiện, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi BT1: - Hs đọc yêu cầu của BT, làm việc cá nhân - GV gọi Hs lên bảng điền vào bảng phụ - Hs khác nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm + Từ ghép CP: Laõu ủụứi, xanh ngaột, nhaứ maựy, nhaứ aờn, caõy coỷ, cửụứi nuù. + Từ ghép đẳng lập: Suy nghú, chaứi lửụựi, aồm ửụựt, ủaàu ủuoõi. BT2, BT3: - Gv nêu yêu cầu của BT - Gv cho Hs chơi trò chơi tiếp sức. - Gv nhận xét. VD: bút chì, bút máy BT4: - Hs thảo luận nhóm nhỏ - Hs trình bày - Gv nhận xét, sửa chữa. Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách và vở là những DT chỉ sự tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở. BT 5, 6, 7: Gv hướng dẫn Hs làm ở nhà. 4. Củng cố: - Gv sử dụng bảng phụ có ghi câu hỏi. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. 1. Từ ghép có các loại từ: A. Ghép chính phụ B. Ghép đẳng lập C. Cả ghép chính phụ và ghép đẳng lập. 2. Trong từ ghép chính phụ: A. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau B. Được tạo thành bởi hai tiếng C. Các tiếng bình đẳng nhau 3. Từ ghép đẳng lập: A. Có tính chất phân nghĩa B. Có tính chất hợp nghĩa C. Có nghĩa hẹp hơn nghĩa tiếng chính. 5. HDHS học bài ở nhà: - Học bài, nắm chắc ND bài học. - Làm các BT 5,6,7 theo hướng dẫn. - Xem trước bài: Liên kết trong văn bản - Đọc phần Đọc thêm ( SGK/ 16, 17 ).
Tài liệu đính kèm: