Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Giúp HS :

-Cảm nhận được tình yêu quê hương sâu nặng của Lí Bạch.

-Thấy được một số nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị; hình ảnh gần gũi; tình cảm giao hoà.

-Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong 1 số bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1277Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 37 : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tiết 38 : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Tiết 39 : Từ trái nghĩa.
Tiết 40 : Luyện nói : Văn biểu cảm về sự vật , con người .
Tuần :10 Tiết :37
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
Ngày soạn:5/10/2009
Ngày dạy:12/10/2009 – 17/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS :
-Cảm nhận được tình yêu quê hương sâu nặng của Lí Bạch.
-Thấy được một số nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị; hình ảnh gần gũi; tình cảm giao hoà.
-Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong 1 số bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ, Giáo án , TLTK .
* Trò: Đọc văn bản, chú thích và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C.Phương pháp:
Đọc sáng tạo , gợi tìm ,phân tích ,bình giảng, thảo luận nhóm .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định .
 Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài cũ.
 - Đọc thuộc lòng phiên âm và dịch nghĩa bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư.
 - Qua bài thơ em cảm nhận cảnh núi Lư được miêu tả ra sao ? Nghệ thuật thể hiện trong bài thơ như thế nào ?
 3.Bài mới.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Nội dung 
Hoạt động 1:Giới thiệu bài 
 Trăng là chủ đề phổ biến trong thơ cổ .Rất nhiều nhà thơ nổi tiếng cũng mượn chủ đề trông trăng nhớ quê để thể hiện tâm sự của lòng như Lí Bạch -> chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung đó trong tiết học hôm nay. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả , tác phẩm. 
- Dựa vào phần chú thích nêu vài nét về tác giả và nội dung phong cách thơ ông?
- Từ phần chú thích trên , em thử đoán tác giả viết bài này trong hoàn cảnh nào?
Treo bảng phụ bài thơ 
-Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, buồn, tình cảm; nhịp: 2/3.
- Đọc mẫu: phiên âm, dịch thơ.
- Cho HS đọc và giải nghĩa từng câu. 
- Bài thơ được viết với thể thơ gì? 
- Giống bài thơ nào đã học? Vần?
-Bố cục bài thơ ?Nêu ý chính .
Hoạt động3. Tìm hiểu văn bản.
Gọi HS đọc 2 câu đầu phiên âm 
-Hãy dịch nghĩa 2 câu đầu ?
-Thời khắc được miêu tả ?
- Tác giả thấy ánh trăng ở vị trí nào?
-Từ “sàng’’ = “giường” gợi cho em suy nghĩ gì ?
-Nhận xét ánh sáng của đêm trăng ?
Bình : Chính sự sáng rực rỡ trắng lòa của đêm trăng đã gợi một suy nghĩ lí thú .
-Sự liên tưởng từ ánh trăng của trăng thông qua từ ngữ nào ?
-Tác giả vận dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện sự liên tưởng ?
-Chốt : Theo em , có phải hai câu đầu tác giả chỉ tả cảnh ?
*Giảng chốt ý :Như vậy, trong 2 câu đầu, ta thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình” ánh trăng” là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể. Nguyên văn có 1 động từ nghi còn bản dịch thêm 2 động từ: rọi, phủ làm nhiều người lầm tưởng 2 câu đầu thuần tuý tả cảnh.(mà chủ yếu chủ thể là ánh trăng)
*Chuyển ý 2:Ở 2 câu đầu ánh trăng trĩu nặng nỗi niềm suy tư của tác giả còn 2 câu cuối thì sao?
* Cho hs đọc 2 câu cuối.
Dịch nghĩa 2 câu thơ cuối 
-Tìm hai hành động trong đó ?
-Hai hành động đó như thế nào ?
Ngẩng đầu để làm gì ?
-Aùnh mắt của nhà thơ từ vị trí nào sang vị trí nào ?
-Giữa vầng trăng và tác giả có gì tương đồng ?
Bình : Hành động ngẩng đầu để trông cho rõ vầng trăng để rồi khi thấy ánh trăng kia cũng lẽ loi cô quạnh chạnh nghĩ đếán hoàn cảnh tác giả như chùng lại ,cuối đầu .cái cuối đầu ấy không phải để nhìn lại ánh trăng mà để làm gì ?
-Hành động ấy diễn ra bao lâu ?
Chốt : Hành động đó nói lên điều gì ?
-Hãy nhận định xem giữa cảnh và người có mối tương quan nào ?
Giảng: Tình ở đây vừa là nhân vừa là quả : nhớ quê ->không ngủ được ->nhìn trăng ->càng nhớ quê hơn!
Hoạt động 4: Tìm hiểu nghệ thuật 
-Em có nhận xét gì về số chữ các vế đối ? Cấu trúc cú pháp ? Từ loại ?
-Tác dụng của phép đối là gì ?
-Ai là người có tâm trạng ấy ?Bài thơ có từ nào nhắc đến nhà thơ không ?
-Đó là nghệ thuật gì ?
-Tìm 5 động từ chỉ hoạt động ?Tuy 5 động từ không có chủ thể hành động ,song chúng thống nhất ra sao ?(chú ý mạch thơ ).
-Giảng:đó không chỉ riêng tâm trạng của những ai chung hoàn cảnh .Cho nên nó đã trở thành cái điển hình trong văn chương cổ .
Hoạt động 5:Củng cố 
-Em cảm nhận được gì qua bài thơ ?
Luyện tập
Gọi hs đọc bài tập
Chỉ sự khác nhau ?
-Lắng nghe và ghi tựa bài mới
-Dựa vào chú thích nêu đôi nét về tác giả .
-Trong đêm trăng xa quê không ngủ được , nhớ quê nhà .
-Đọc bài thơ
-Giải nghĩa
- Ngũ ngôn cổ thể 
- Giống bài: Phò giá về kinh, 
+ Vần: 2,4.
-Thảo luận nhóm
Gồm 2 phần :
+Hai câu đầu :cảnh đêm trăng và tâm trạng của ông .
+ Hai câu sau :nỗi niềm tâm sự của tác giả trong đêm .
-Đọc phần phiên âm 
- Dịch nghĩa( Căn cứ vào phần chú thích)
-Đêm trăng 
-“sáng tiền ” :trước giường
- Hs thảo luận nhóm
=> nằm trên giường nhưng không ngủ được nên thấy ánh trăng sáng len qua cửa sổ .
-Minh : sáng
Quang :sáng
-> Trăng rất sáng ,trắng lóa cả không gian .
- Lắng nghe
-“nghi” = “ngỡ ” -> ánh trăng sáng lòa ấy tác giả ngỡ là sương phủ đầy mặt đất .
-Phép so sánh
-Cá nhân : không đơn thuần tả cảnh mà trong cảnh có tâm trạng đó là sự mơ màng suy nghĩ của tác giả về trăng .
-Lắng nghe.
-Nghe và ghi đề mục 2.
- Đọc.
-Học sinh dịch nghĩa dựa vào phần chú thích)
+cử đầu =đê đầu 
+đê đầu =cuối đầu 
-hai hành động đó đối lập nhau .
-Để xác định rõ ánh trăng ấy là của vầng trănh chứ không phải là sương .
+Từ trong ra ngoài ,từ mặt đất lên cao trên trời .
+Từ chỗ thấy ánh trăng nơi đầu giường đến thấy cả vầng trăng .
-Tác giả cô đơn, ánh trăng vằng vặc cũng lẽ loi.
-lắng nghe
Diễn ra trong khoảnh khắc
->mối tình quê sâu nặng ,thiết tha .
-Đó là sự tác động qua lại :ánh trăng quá sáng ->ngủ không được ->nhớ quê ->vì ánh trăng gắn liền với kỉ niệm ở cố hương .
-lắng nghe
-số chữ bằng nhau –cấu trúc giống nhau-từ loại giống nhau .
-Ngẩng đầu trông trăng (nhìn cảnh )
để cúi đầu nhớ quê(hướng vào nội tâm ưu tư nặng trĩu)
-Nhà thơ
-Không có chủ ngữ chỉ nhà thơ .
-> tỉnh lược cô đọng ,hàm súc 
 Cá nhân: Nghi,cử, vọng, đê, tư. Chủ thể bị lược bỏ nhưng có thể khẳng định được là 1 chủ thể duy nhất ® Tạo sự thống nhất liền mạch của bài thơ. Ngoài ra lược chủ ngữ để tăng tính khái quát của ý thơ có thể hiểu là tâm trạng của nhiều người chứ không chỉ Lí Bạch Þ Tính điển hình của cảm xúc thơ trữ tình.
-Lắng nghe
- Dựa phần ghi nhớ SGK phát biểu cảm nhận.
Đọc bài tập
- Hai câu thơ dịch nêu tương đối đầy đủ ý, tình cảm của bài thơ.
- Một số điểm khác:
 + Lí Bạch không dùng so sánh “ sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ”.
 + Bài thơ ẩn chủ ngữ không nói rõ là Lí Bạch.
 + Năm động từ chỉ còn 3. Bài thơ còn cho ta biết tác giả ngắm cảnh ntn .
I . Giới thiệu 
 1)Tác giả:
Lí Bạch , nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường .
2) Hoàn cảnh sáng tác :
Viết trong đêm xa quê không ngủ được .
II.Phân tích 
1)Cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng của tác giả.
 - Aùnh trăng rất sáng :“minh nguyệt quang “->ngỡ như sương phủ .
-Nằm trên giường trằn trọc không ngủ được vì nhớ về quê nhà .
2) Tâm sự nhớ quê cũ :
 Hành động đối lập : “ngẩng đầu nhìn trăng sáng >< cúi đầu nhớ cố hương”.
 ->Thể hiện tình cảm nhớ quê sâu nặng, thắm thiết, khôn nguôi.
3) Nghệ thuật 
-Thể thơ ngũ ngôn cổ thể ,ít lời mà nhiều ý 
-Phép đối (ngẩng đầu ,cúi đầu )cùng 5 động từ tạo sự thống nhất liền mạch trong thơ .
-Ngôn ngữ giản dị ,tinh luyện
III. Tổng kết.
 Với những từ ngừ giản dị mà tinh luyện , bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê của một người xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh .
Dặn dò
-Học thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ.
-Học tiểu sử tác giả, bài ghi và ghi nhớ.
-Soạn bài :Hồi hương ngẫu thư.
+ Đọc và dịch nghĩa, chú thích.
+ Tìm hiểu tác giả, thể thơ.
+ Soạn các câu hỏi tìm hiểu văn .
Tuần :10 Tiết :38
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
Ngày soạn:5/10/2009
Ngày dạy:12/10/2009 – 17/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh :
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ Hạ Tri Chương.
- Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, bảng phụ.
* Trò: Đọc văn bản, chú thích và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C.Phương pháp
-Đọc sáng tạo ,gợi tìm ,nêu vấn đề ,bình ,phân tích ,thực hiện nhóm 
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định .Kiểm diện, trật tự.
 2 .Bài cũ : Đọc thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài Tĩnh dạ tứ. Bài thơ được viết theo thể gì? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó? Nêu nội dung –nghệ thuật.
 3.Bài mới .
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động1: * Giới thiệu bài: 
* Cũng là tình yêu quê hương nhưng nếu Lí Bạch nhớ quê lúc li hương thì Hạ Tri Chương lại yêu quê khi về quê nhà . Tình cảm ấy sẽ được hiểu rõ hơn khi tiếp cận với bài thơ Hồi hương ngẫu thư .
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả –tác phẩm –thể thơ 
- Gọi học sinh đọc phần chú thích * SGK .
-Em biết gì về tác giả?
- Bài thơ được sanùg tác khi nào ?
Treo bảng phụ bài thơ
 -Hướng dẫn đọc: Giọngchậm, buồn ; câu 3 : hơi ngạc nhiên; câu 4: hỏi.
- Gọi học sinh đọc bài thơ.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
-Nhịp điệu bài thơ như thế nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
- Qua tựa đề, em thấy sự biểu hiện tình quê trong bài có gì đáng lưu ý?
+ Ở bài Tĩnh dạ tứ, tác giả nhớ quê vào lúc nào ?
+Còn ở bài này thì thể hie ...  bật yếu tố không đổi (giọng nói)
-Aån chứa tình yêu quê hương sâu sắc 
® Hình ảnh chân thực, vừa tượng trưng làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
-Câu 1:biểu cảm thông qua tự sự 
-Câu 2 :biểu cảm thông qua miêu tả .
-Nghe.
-đọc hai câu cuối 
Dựa vào chú thích dịch nghĩa
-Thảo luận nhóm
Do ông đi xa nhà rất sớm nên khi về người trạc tuổi ông không còn ai 
Do ông đã già ,thay đổi quá nhiều .
-“khách “
-Buồn,đau xót 
-lắng nghe
-Oâng cảm nhận được sự thay đổi trên quê hương và đau xót ngậm ngùi kín đáo trước sự đổi thay ấy 
-dựa vào sự pt trên nhận xét
+hai câu đầu : đượm vẻ buồn .
+hai câu sau :giọng bi hài ,chua xót.
Tự liên hệ trả lời
Nhớ lại sự pt trả lời
-lắng nghe
1)Những thay đổi và tình yêu quê.
-Khi đi :còn trẻ”thiếu tiểu li gia”
-Khi về:già”lão đại hồi “
 -Giọng nói không thay đổi.
 -> Câu tả chân thực, sâu sắc thể hiện tình quê là không thay đổi.
2)Tình huống trên quê nhà.
-Chỉ có trẻ em
-Chào gọi là khách “khách từ đâu đến làng?”
-> giọng điệu bài thơ bi hài.® Sự ngỡ ngàng, xót xa ngậm ngùi khi mình bị coi như là khách lạ.
3) Nghệ thuật
-Tiểu đối :trẻ /già ,giọng quê không đổi /tóc đổi.
-Tạo tình tượng tương phản để khẳng định tình yêu quê.
III. Tổng kết: 
 Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc , hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới đặt chân trở về quê cũ .
Hoạt động 7 :luyện tập 
Gọi hs đọc bài tập
Hãy so sánh 2 bản dịch
-đọc bài tập
-Bản dịch thơ của Trần Trọng San sát nghĩa hơn
.
Dặn dò :
-Học thuộc lòng bài thơ (phiên âm,dịch thơ). tác giả, ghi nhớ, bài ghi.
- Soạn bài:Từ trái nghĩa.
Trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản vào vởõ soạn:+từ trái nghĩa là gì ?
Cách dùng ?Nhận dạng từ trái nghĩa 
Tuần :10 Tiết :39
TỪ TRÁI NGHĨA
Ngày soạn:5/10/2009
Ngày dạy:12/10/2009 – 17/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Củng cố, nâng cao kiến thức từ trái nghĩa.
-Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa .
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án, bảng phụ.
* Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước. 
C .Phương pháp 
 Quy nạp ,vấn đáp .thực hiện nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định. Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài cũ.
 -Thế nào là từ đồng nghĩa?
 - Từ đồng nghĩa có mấy loại? Cho VD. Sửa BT6,9.
 3. Bài mới.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung 
Hoạt động 1 :giới thiệu bài 
Khi nói cao ốm ,mập thấp đi về thì các cặp từ ấy có nghĩa ra sao ?->đó là từ trái nghĩa mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay 
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức 
Treo bảng phụ
 Cho HS đọc 
- Tìm các cặp từ tráinghĩa trong 2 văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Trần Trọng San) ?
- Tìm từ trái nghĩa với từ :già trong trường hợp: cau già, rau già?
-Từ già thuộc hiện tượng gì trong tiếng việt?
-chốt : Từ phân tích trên, em hãy rút ra khái niệm thế nào là từ trái nghĩa?
Bài tập nhanh:
-Tìm từ trái nghĩa với từ: Xấu, lành ?
- Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản trên ?
- Tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy?
Chốt : sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
-lắng nghe
-Đọc.
-Cá nhân:
+ Ngẩng >< cúi® Hành động.
+ Già >< trẻ ® Tuổi tác.
+ Đi >< trở lại® di chuyển.
-Cá nhân: Già >< non.
-từ nhiều nghĩa
-Hs dựavào ghi nhớ ghi nhớ.
- Cơ sở chung:
+ Hình dáng: Xấu >< xinh
+ Hình thức-nội dung:xấu ><đẹp
+ Phẩm chất : xấu >< tốt
+ Lành >< độc,dữ.
+ Lành >< rách, mẻ, vỡ.
-Cá nhân: 
+ Tạo các cặp tiểu đối
+ Tạo hiện tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời văn sinh động.
- Thành ngữ:
+ Ba chìm bảy nổi.
+ Lên bổng xuống trầm.
+ Bước thấp bước cao.
® Tạo lời ăn, tiếng nói sinh động hơn.
-Đọc to ghi nhớ và tự ghi.
1)Thế nào là từ trái nghĩa
-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ :xấu –đẹp ,trẻ –già
-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ :già trong trường hợp cau già ,rau già trái nghĩa là non
2)Sử dụng từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Hoạt Động 3 Củng cố Treo bảng phụ
Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ sau :
“Thiếu tất ca,û ta rất giàu dũng khí 
Sống chẳng cúi đầu, chết vần ung dung 
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng 
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo”.
 Luyện tập
Bài tập 1: Học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập .
-Đánh giá.
Bài Tập 2 
-Cho HS đọc BT.
-Đánh giá.
Bài Tập 3
Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ
Bài Tập 4
-Nêu yêu cầu bài tập .
Hướng dẫn thực hiện ở nhà
Gv có thể đọc mẫu đoạn văn đã chuẩn bị.
Thực hiện bài tập củng cố
Từ trái nghĩa :thiếu –giàu 
Sống –chết
Nhân nghĩa –cường bạo
-Đọc, thảo luận, trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc, thảo luận trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân : mỗi em 1 câu.
-nghe và thực hiện theo hướng dẫn
3)Luyện tập :
BT 1 Từ trái nghĩa:
 Lành >< rách.
 Giàu >< nghèo.
 Ngắn >< dài.
 Sáng >< tối.
BT 2 . 
 Cá tươi >< cá ươn.
 Hoa tươi >< hoa héo, tàn
 Ăn yếu >< ăn khoẻ.
 Học yếu >< học khá, giỏi.
 Chữ xấu >< chữ đẹp.
 Đất xấu >< đất tốt.
BT3
 Chân cứng đá mềm.
Có đi có lại.
Gần nhà xa ngõ.
Mắt nhắm mắt mở.
Chạy sắp chạy ngửa. 
Vô thưởng vô phạt.
Bên trọng bên khinh.
Buổi đực buổi cái.
Bước thấp bước cao.
 Chân ướt chân ráo.
Dặn dò : 
 - Học ghi nhớ.
 - Làm hoàn chỉnh BT4 .
 - Soạn bài : Luyện nói văn biểu cảm. 
Chia nhóm 4 nhóm thực hiện khâu chuẩn bị dàn ý ,viết thành bài văn -ở nhà đề 1 sgk trang 129 .
Tuần :10 Tiết :40
LUYỆN NÓI :VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT , CON NGƯỜI
Ngày soạn:5/10/2009
Ngày dạy:12/10/2009 – 17/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Rèn kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm.
-Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn bài,viết bài văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ ( Dàn ý tham khảo).
* Trò: Chuẩn bị bài nói hoàn chỉnh và luyện nói trước ở nhà.
C.Phương pháp
 -Thực hành nói
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định.Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài Cũ .
- Hãy nêu cách lập ý của bài văn biểu cảm?
 - Kiểm tra bài chuẩn bị nói.
 3.Bài mới.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ1: * Giới thiệu bài: * Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Ngoài việc rèn luyện cho năng lực viết chúng ta còn phải rèn luyện năng lực nói vì đó là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất, đạt kết quả cao nhất. Khi nắm vững được kĩ năng nói và viết theo chủ đề thì chúng ta đã có 1 công cụ sắt bén giúp mình thành công trong cuộc sống. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em đi vào phần luyện nói theo chủ đề biểu cảm.
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
Đề :Cảm nghĩ về thầy cô giáo của em.
-Treo bảng phụ cung cấp dàn bài tham khảo
Dàn bài tham khảo:
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo.
 MB: Giới thiệu về thầy cô giáo mà mình yêu mến: Thầy cô nào? Dạy lớp mấy? Trường nào?
 TB: Em đã có những tình cảm, kĩ niệm gì đối với thầy cô.
+ Vì sao em yêu mến? (tả ngoại hình, tính cách)
 + Hình ảnh thầy cô giữa 
đàn em nhỏ.
 + Giọng nói ấm áp, trìu mến thân thương khi thầy cô giảng bài.
 + Lúc thầy cô theo dõi lớp học( trong giờ kiểm tra chất lượng học tập, trong tiết SHL)
 + Hình ảnh thầy cô vui mừng khi HS đạt được những thành tích cao, làm được những việc tốt.
 + Thầy cô thất vọng khi có HS vi phạm.
 + Lúc thầy cô an ủi, chia sẻ với HS khi các em gặp chuyện đau buồn.
 + Thầy cô quan tâm, lo lắng với những buồn vui của lớp học.
® Do đó, hình ảnh thầy cô đã để lại trong em nhiều tình cảm và kĩ niệm tốt đẹp mà không bao giờ em có thể quên được. 
KB: Tình cảm chung về thầy cô giáo. Đó cũng chính là người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
HĐ 2 : Thực hành luyện nói
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Gợi ý mẫu chung của bài nói.
-Yêu cầu: Mỗi tổ cử 1 đại diện nói trước lớp.
 1) Mở đầu: Kính thưa cô (thầy), thưa các bạn, em xin trình bày bài luyện nói của nhóm mình.
 2)Nội dung cụ thể:
-----------------------------------------
 3)Kết thúc: Em xin được ngừng lời ở đây. Cảm ơn (thầy) cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
-Chia 4 tổ.
- Theo dõi chung, yêu cầu nhiều HS có cơ hội luyện nói.
-Yêu cầu đại diện của 4 tổ lên trình bày bài nói của mình.
-Nhận xét, đánh giá cụ thể
 cho điểm
- Nghe.
- Tự ghi nhớ làm theo.
- Nhóm trưởng đều động các bạn nói trước tổ.
- Đại diện trong nhóm lần lượt phát biểu trước lớp theo dàn bài đã chuẩn bị
- Các bạn nhận xét, góp ý, bổ sung.
.Chú ý :
- Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự.
- Muốn truyền đạt cảm xúc cho người nghe thì:
 + Tình cảm phải chân thành
 + Từ ngữ phải chính xác, trong sáng.
 + Bàii nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết, chặt chẽ.
Củng cố :
Khi nói chúng ta cần chú ý gì ?
Yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn ?
Đọc thêm văn bản Qùa bánh tuổi thơ
Dăn dò :
 - Hướng dẫn luyện tập ở nhà:
 Viết thành bài hoàn chỉnh.
 - Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Đỗ Phủ).
 + Đọc văn bản, chú thích.
 + Tìm hiểu thể thơ, tác giả.
 + Trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
 Ngày ....tháng ....năm 2009
 Duyệt của TBM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 r.doc