Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ – Lí Bạch )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ – Lí Bạch )

A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

-Thấy dược tình cảm quê hương sâu nặng của Lí Bạch.

-Thấy được 1 số nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị; hình ảnh gần gũi; tình cảm giao hoà.

-Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong 1 số bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ.

* Trò: Đọc văn bản, chú thích và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ – Lí Bạch )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10	Ngày soạn : 8/10/09 
Tiết : 37.	 Ngày dạy :12-17/10/09
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH 
( Tĩnh dạ tứ – Lí Bạch )
A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
-Thấy dược tình cảm quê hương sâu nặng của Lí Bạch.
-Thấy được 1 số nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị; hình ảnh gần gũi; tình cảm giao hoà.
-Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong 1 số bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ.
* Trò: Đọc văn bản, chú thích và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Đọc thuộc lòng phiên âm và dịch nghĩa bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư và giới thiệu tác giả?
(?) Qua bài thơ cảnh thác nước ở Lư sơn được miêu tả ntn?
* Giới thiệu bài: 
* “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ nhà) là 1 đề tài phổ biến trong thơ cổ; không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở VN. Hình ảnh vầng trăng .trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ. “ Trông trăng nhớ quê” của Lí Bạch được thể hiện qua bài thơ: Tĩnh dạ tứ.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Đọc – hiểu văn bản
-Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, buồn, tình cảm; nhịp: 2/3.
-Đọc mẫu: phiên âm, dịch thơ.
-Cho HS đọc và giải nghĩa từng câu. 
(?) Bài thơ được viết với thể thơ gì? So sánh 2 văn bản
(?) Giống bài thơ nào đã học? Vần?
Giảng: Bài thơ này tuy là ngũ ngôn nhưng không phài đường luật mà là cổ thể. Thơ cổ thể thỉ không có luật lệ nhất định như thơ Đường niêm, luật gắt gao, rõ ràng.
(?) Nhắc lại vài nét về tác giả và nội dung phong cách thơ ông?
(?) Lí Bạch sáng tác bài này trong hoàn cảnh nào?
HĐ 2 Tìm hiểu văn bản :
-Cho HS đọc 2 câu đầu ( cả phiên âm và dịch thơ)
(?) 2 câu đầu có phải chỉ tả cảnh không? Vì sao em biết điều đó?
Gợi ý:
(?) Phải chăng ở đây hoàn toàn không có sự suy tư của con người? Tìm chủ thể của 2 câu này?
(?) Chữ sàng gợi cho em biết nhà thơ ngắm trăng với cách thức ntn?
(?) Nếu thay bằng: Aùn, trác (bàn) thì ý nghĩa câu thơ sẽ ntn?
* Giảng: Còn chữ sàng thì ta sẽ hiểu tác giả nằm trên giường trằn trọc không ngủ được mới nhìn qua cửa( cũng có thể ngủ rồi xong tỉnh dậy mà không ngủ lại được). Trong tình trạng mơ màng ấy, chữ nghi ( ngỡ là) và chữ sương đã xuất hiện 1 cách tự nhiên và hợp lí.
(?) Từ nghi có tác dụng trong việc tả cảnh ở 2 câu đầu?
* Chốt: Như vậy, trong 2 câu đầu, ta thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình: Aùnh trăng là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể. Nguyên văn có 1 động từ nghi còn bản dịch thêm 2 động từ: rọi, phủ làm nhiều người lầm tưởng 2 câu đầu thuần tuý tả cảnh. ( mà chủ yếu chủ thể là ánh trăng)
* Chuyển: Ở 2 câu đầu ánh trăng trĩu nặng nỗi niềm suy tư của tác giả còn 2 câu cuối thì sao?
- Cho hs đọc 2 câu cuối.
(?) Có thể xem 2 câu cuối là tả tình thuần tuý không?
- Gợi ý: 
(?) Tìm cụm từ tả tình trực tiếp?
(?) Những từ còn lại có ý nghĩa gì? (tả cái gì?)
* Giảng: Câu 3 ý cơ bản giống câu ca dao Nam Triều “ Ngưỡng đầu khán minh nguyệt” ( Ngẩn đầu nhìn trăng sáng). Từ vọng của Lí Bạch biểu cảm rõ hơn khán vì nhìn từ xa, ngóng trông Þ Vận dụng tài tình câu thơ cổ nhân. Câu 3 đóng vai trò bản lề để hạ câu kết thật sâu, thật hay. Hành động ngẩn đầu như 1 tất để kiểm nghiệm điều câu 2 nói: sương hay trăng. Aùnh mắt Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, nhìn ánh trăng, vầng trăng và khi trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình thì cuối đầu để nhớ quê.
(?) Tứ đó, Lí Bạch đã tại ra 1 cặp đối ở 2 câu cuối? Em hãy phân tích phép đối trong bài thơ?
(?) Nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện tình quê hương?
Bình: Câu kết mà lại mở ra 1 tâm trạng buồn đau thấm đượm. Đó là tình yêu quê hương đậm đà của tác giả. Ba câu đầu gợi hình ảnh đẹp của thiên nhiên nhưng chính câu cuối mới là câu thơ thần “ điểm gút” của bài thơ. Niềm vui trăng sáng có thể bất tận, còn nỗi nhớ cố hương cũng là khôn cùng.
(?) Thống kê các động từ trong bài thơ ? Tìm các chủ ngữ cho các động từ ấy ? Chúng được lược bỏ để làm gì ?
HĐ 3 Tổng kết : 
HĐ4 :Luyện tập :
(?) Cảm xúc chính của tác giả trong bài thơ là cảm xúc gì?
(?) Đọc và nêu nhận xét về 2 câu thơ dịch phần luyện tập?
-Nghe.
-Đọc, giải nghĩa.
 Giống bài: Phò giá về kinh, Vần: 2,4.
- Hoàn cảnh sáng tác: Từ nhỏ ông đã lên núi Nga Mi và Thanh Thành đọc sách, ngắm trăng ® những kĩ niệm đó thật đẹp. Suốt cuộc đời xa quê, sống tha phương trong cơn li loạn nên hình ảnh quê hương, nhất là những đêm trăng sáng đối với ông đầy nỗi nhớ thương. Từ tình cảm sâu lắng đó Lí Bạch đã diễn tả tha thiết bài thơ này.
- Đọc.
+ Không phải tả cảnh thuần tuý. Ở đây chủ thể vẫn là con người.
+ Sàng ® Nằm trên giường ngắm trăng.
+ Khác ngay vì người đọc có thể nghĩ tác giả đang ngồi đọc sách.
- Trăng quá sáng, màu tráng của trăng khiến tác giả ngỡ là sương bao phủ khắp nơi trên mặt đất . Đây là khoảnh khắc suy tư của Lí Bạch.
-Đọc.
- Cá nhân: Tư cố hương .
+ Tả cảnh, tả người: Vọng minh nguyệt, cử đầu, đê đầu ® Điểm thú vị: Tả cảnh, tả người nhưng tình người hiện rõ. Tình người, tình yêu quê đã biến thành hành động: Vọng, cử , đê.
+ Cử đầu >< đê đầu (cổ thể) 
+ Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.
- Nghe và tự ghi nhận.
Thảo luận:
+ Cúi đầu_ ngẩn đầu_ cúi đầu ® cử động liên tục Þ tư duy, cảm xúc.
+ Vọngtư® cụ thể thành ngữ “ Vọng nguyệt hoài hương sáo mòn Þ Lí Bạch sáng tạo để hình dung cách vong nguyệt và nhớ quê.
-Nghe.
-Nghi,cử, vọng, đê, tư. Chủ thể bị lược bỏ nhưng có thể khẳng định được là 1 chủ thể duy nhất ® Tạo sự thống nhất liền mạch của bài thơ. Ngoài ra lược chủ ngữ để tăng tính khái quát của ý thơ có thể hiểu là tâm trạng của nhiều người chứ không chỉ Lí Bạch Þ Tính điển hình của cảm xúc thơ trữ tình.
I/ Tìm hiểu chung :
 1) Thể thơ: Cổ thể (dạng: Ngũ ngôn tứ tuyệt)
 2)Tác giả, tác phẩm: SGK/Tr 123, 124.
II/ Tìm hiểu văn bản :
1)Hai câu đầu:
Aùnh trăng cực sáng là đối tượng cảm nghĩ của chủ thể trữ tình trong một đêm trằn trọc không ngủ được.
2) Hai câu cuối:
- Phép đối, bố cục chặt chẽ tạo nên tính thống nhất liền mạch của cảm xúc ® Hình ảnh của nhân vật trữ tình và nổi nhớ quê hương da diết.
III/ Tổng kết : 
Ghi nhớ.
IV/ Luyện tập :
- Hai câu thơ dịch nêu tương đối đầy đủ ý, tình cảm của bài thơ.
- Một số điểm khác:
 + Lí Bạch không dùng so sánh “ sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ”.
 + Bài thơ ẩn chủ ngữ không nói rõ là Lí Bạch.
 + Năm động từ chỉ còn 3. Bài thơ còn cho ta biết tác giả ngắm cảnh ntn .
*Củng cố:
Tại sao tác giả ngắm trăng mà lại nhớ quê nhà?
*Dặn dò:
-Học thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ.
-Học tiểu sử tác giả, bài ghi và ghi nhớ.
-Soạn bài :Hồi hương ngẫu thư.
+ Đọc và dịch nghĩa, chú thích.
+ Tìm hiểu tác giả, thể thơ.
+ Soạn các câu hỏi tìm hiểu văn

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37.doc