Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Danh từ ( tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Danh từ ( tiếp)

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Nắm khái niệm danh từ.

- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.

- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.

2. Về kĩ năng:

- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.

- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc

3. Về thái độ: Có ý thức viết đúng danh từ riêng.

B. CHUẨN BỊ

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Danh từ ( tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10-Tiết 37
Tiếng Việt: danh từ ( Tiếp)
Ngày soạn: 17/10/2011	 Ngày dạy: 24/10/2011
A. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
1. Về kiến thức: 
- Nắm khái niệm danh từ.
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Về kĩ năng: 
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc
3. Về thái độ: Có ý thức viết đúng danh từ riêng.
B. CHUẩN Bị
 * GV: Bảng phụ. Tliệu tham khảo.
* HS: Trả lời câu hỏi SGK.
D. Tiến trình dạy-học:
I/ ổn định tổ chức: 
II/ Kiểm tra bài cũ:
Khái niệm danh từ? Đặc điểm của danh từ? Lấy ví dụ?
III/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Tiết trước các em đã được tìm hiểu về khái niệm danh từ và phân loại danh từ. Danh từ gồm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị chia thành hai nhóm là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước. Danh từ chỉ đơn vị quy ước lại được chia ra thành đơn vị chính xác và đơn vị ước chừng. Hôn may cô và các em đi vào tìm hiểu về danh từ chỉ sự vật
Hoạt động 2: HD tìm hiểu danh từ chung và danh từ riêng.
GV: Treo bảng phụ.
Gọi hs đọc bảng phụ
? Dựa vào kiến thức tiểu học, em hãy phân loại danh từ vào bảng phân loại sau? 
? Nhận xét đặc điểm, cách viết 2 loại danh từ chung và danh từ riêng?
GV: Lớp 4, các em đã được học về quy tắc viết hoa danh từ riêng. Các em hãy nhớ lại xem có những quy tắc viết hoa danh từ riêng nào?
? Đối với tên người và tên địa lí Việt Nam?
? Đối với tên người và tên địa lí nước ngoài?
?Tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương ?
?Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là danh từ chỉ sự vật?
? Có những quy tắc viết hoa danh từ riêng nào?
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ( SGK- 109)
Hoạt động 3: Luyện tập.
* Giáo viên hứơng dẫn học sinh làm bài tập.
* Giáo viên gọi học sinh làm bài.
* Giáo viên gọi học snh nhận xét
* Giáo viên nhận xét
* GV: Gọi học sinh trả lời
* GV: Nhận xét và giải thích thêm
I. Danh từ chung và danh từ riêng.
1. Ví dụ: 
“ Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội”
 2. Nhận xét.
Danh từ chung
Vua, công ơn, trãng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.
Danh từ riêng
Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội 
-> Danh từ chung là tên gọi chung cho một loại sự vật, không viết hoa.
-> Danh từ riêng là tên gọi riêng của người, vật, địa phương, phải viết hoa.
* Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Tên người, tên địa lí Việt Nam:
Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, Hải Dương, Hải Phòng...
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi tiếng
- Tên người, tên địa lí nước ngoài: có hai quy tắc viết hoa danh từ riêng.
+ Phiên âm qua từ Hán Việt:
Ví dụ: Hồ Cẩm Đào, Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, Luân Đôn...
=> Viết như tên người, tên địa lí Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi tiếng
+ Phiên âm trực tiếp ( không qua âm Hán Việt):
 Ví dụ: A-lếch-Xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vich Pu-skin, Vích-to Huy- go, Đa-nuýp, Niu Di - lân.
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, nếu một bộ gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
- Tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương: 
Ví dụ: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ ( SGK- 109)
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Xác định danh từ chung và danh từ riêng:
- Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
Bài tập 2.
a) Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi: là danh từ riêng và được viết hoa vì đã được nhà văn nhân hóa như người.
b) Ut: tên riêng của nhân vật.
c) Cháy: tên riêng của một làng.
IV/ Củng cố: 
- Giáo viên treo bảng câm về mô hình của danh từ, cách phân loại của danh từ.
 Danh từ
DT chỉ đơn vị
DT chỉ sự vật
Đơn vị tự nhiên
Đơn vị quy ước
Danh từ chung
Danh từ riêng
Chính xác
ước chừng
 V/ Hướng dẫn về nhà 
- Học bài
- Làm bài tập còn lại 
- Chuẩn bị bài : Trả bài kiểm tra Văn
 Luyện nói kể chuyện

Tài liệu đính kèm:

  • docdanh tu.doc