Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 – Tiết 37 : Văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 – Tiết 37 : Văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tiếp theo)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh :

- Thấy được tình cảm quê hương sâu lặng của nhà thơ.

- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị

- Bước đầu nhận diện bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 – Tiết 37 : Văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy : 7A: 7B: 
 Tuần 10 – Tiết 37 :
 Văn bản :
 cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 ( Lí Bạch )
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Thấy được tình cảm quê hương sâu lặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị 
- Bước đầu nhận diện bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
B/ Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc thuộc VB ; trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức :- Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” ? Qua bài thơ em hiểu gì về thác núi Lư, hiểu gì về hồn thơ Lí Bạch ?
3. Bài mới: 
	Giới thiệu bài: Nhà văn Trương Minh Phi (Trung Quốc) đã từng nhận xét : “Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từđơn giản, tinh khiết nhất là “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch. Bài có ma lực lớn nhất cũng là bài thơ “Tĩnh dạ tứ” ấy. Để hiểu rõ về bài thơ này, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
? Nhắc lại những hiểu biết của em về tác giả Lí Bạch ?
 (GV lưu ý thêm : Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch và giai thoại Lý Bạch ôm trăng mà chết)
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
? Giáo viên giới thiệu hình thức thơ.
Có thể: So sánh niêm, luật ở thơ TNTT Đường luật với niêm luật của bài thơ này ?
Hoạt động 2:
 - GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
 (Đọc cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ).
 - HS đọc nhiều lần
 - GV Giải nghĩa yếu tố HV.
? Trình bày bố cục bài thơ ?
- HS phát biểu ý kiến.
 ? Hai câu thơ đầu tác giả miêu tả hình ảnh gì ?
 ? Em có nhận xét gì về từ ngữ và hình ảnh tác giả sử dụng trong 2 câu thơ đầu. 
? Đọc 2 câu thơ đầu, em hình dung được thời gian NT, không gian NT ở đây là gì ?
? Không gian NT ấy có nét gì đặc biệt ?
? Qua đó, em cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng này như thế nào ?
? Tại sao tác giả tả trăng mà lại giúp em cảm nhận được cả một đêm thanh tĩnh ?
? Và thưởng ngoạn ánh trăng sáng ấy, tác giả có cảm giác như thế nào ?
? Đọc đến câu thơ thứ 2 này, có ý kiến cho rằng câu thơ không chỉ mang vẻ tả cảnh thuần tuý mà đã có những suy tư, cảm nghĩ của con người. ý kiến của em như thế nào ?
? Vì sao em lại hiểu hình ảnh "sương" là biểu hiện suy tư của nhân vật trữ tình ?
(Sương -> đêm lạnh -> 1 ánh trăng như lạnh -> con người cảm thấy lạnh -> buồn, cô đơn.)
? Qua đó, em có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ ?
? So sánh bản dịch thơ với bản phiên âm, có bạn nhận thấy một nét thiếu. Em hãy chỉ rõ ? (Bản dịch thơ thêm vào động từ "rọi", "phủ" -> câu thơ thiên về tả cảnh mà làm mờ nhạt ý vị của phần chủ thể trữ tình thể hiện ẩn qua động từ "nghi - ngỡ".)
* Đọc 2 câu thơ cuối.
? Tác giả còn tiếp tục miêu tả ánh trăng nữa hay không ?
? Từ hình ảnh "ánh trăng" đến hình ảnh "vầng trăng" gợi ra điều gì ?
? Và chính vì vậy, trước vầng trăng sáng ấy nhân vật trữ tình có hành động gì ?
? Hành động này gợi lên trong em điều gì?
? Và khi bắt gặp hình ảnh vầng trăng sáng, thi sĩ có cảm giác như thế nào? Em cảm nhận điều đó qua hình ảnh thơ nào ?
? Tác giả đã sử dụng cặp từ "ngẩng - cúi" có mối quan hệ như thế nào? Tác dụng ?
? Tại sao nhìn trăng mà tác giả lại nhớ về quê hương ? (Thảo luận vai trò câu thơ thứ 3 trong bài thơ.)
 - Trông giống như tác giả: lẻ loi, cô đơn.)
? Em có nhận xét gì về cách biểu đạt tình cảm trong 2 câu thơ này ? Từ HV "cố hương" để nguyên trong bản dịch thơ có ý nghĩa như thế nào ?
? Có ý kiến cho rằng: Bài thơ vắng mặt chủ thể trữ tình nhưng qua các động từ được sử dụng, hình ảnh chủ thể trữ tình ấy như thấp thoáng đâu đây. ý kiến của em thế nào ?
(Em có thể khôi phục được những câu rút gọn thành phần CN ấy.
Chính các động từ ấy đã tạo lên mạch ý cho cả bài thơ - cùng chủ thể trữ tình.)
? Em học tập cách viết, cách sắp xếp ý trong văn bản này như thê nào ?
(Tạo ra mạch ý bằng cách sử dụng những động từ của cùng chủ thể.)
=> Đó cũng là cách thường được sử dụng trong văn thơ cổ và văn thơ nói chung.
Hoạt động 3 : 
? Nêu khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của bài ?
 - GV khái quát rút ghi nhớ .
Hoạt động 4 : 
Đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
? So sánh bản dịch thơ với bản dịch thơ khác (chỉ có 2 câu thơ lục bát)
? Đọc thơ Lí Bạch, em cảm nhận gì về tâm hồn và tài năng của ông ?
? Em còn biết bài thơ nào khác cũng được viết theo chủ đề "Vọng nguyệt hoài hương" ?
I. giới thiệu chung
1. Tác giả
2.Tác phẩm
- Chủ đề: “Vọng nguyệt hoài hương”
- Hoàn cảnh sáng tác: xa quê, nhà thơ nhìn thấy trăng và nhớ quê hương.
-Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (cổ thể).
 II. đọc, hiểu văn bản 
1. Đọc, chú thích
- Giọng đọc chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3.
- Chú thích: SGK.
2. Bố cục 
 Khai – thừa - chuyển - hợp (vai trò của câu thơ thứ 3 trong văn bản).
3. Phân tích
a. Cảnh đêm trăng thanh tĩnh. 
- Minh nguyệt quang: ánh trăng sáng 
 à ngỡ là sương trên mặt đất.
- Nghệ thuật: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 màu trắng(trăng) => màu trắng (sương)
 nhìn => cảm giác
 sáng => lạnh
 à Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh, lạnh lẽo.
- Minh nguyệt: trăng sáng
 => cả 1 vầng trăng sáng láng trước mặt con người.
*Nhận xét: 
- Tả cảnh xen tả tình. Cảnh tình hài hoà quyện với nhau.
b.Cảm nghĩ của tác giả
- Nghệ thuật đối :
 cử đầu - đê đầu
 vọng minh nguyệt - tư cố hương
- Các động từ chỉ hoạt động: nghi- cử - vọng - đê - tư.
- Câu rút gọn chủ ngữ.
Sự hoạt động liên tục của tư duy và cảm xúc.
Gợi nỗi lòng nhớ quê hương cồn cào, da diết.
*Nhận xét: 
- Lý Bạch là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết.
- Cách diễn tả tình cảm vừa tự nhiên, vừa gần gũi, bình dị.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: SGK
IV. luyện tập
- Lí Bạch là người có tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương sâu lặng.
- Thơ của ông có hình thức cô đúc, lời ít, ý nhiều.
4. Củng cố kiến thức : 
? Đọc lại diễn cảm bài thơ .
? Cho biết những tình cảm nào của tác giả được gửi gắm trong đó ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Thuộc bài thơ.
- Hiểu các yếu tố HV trong văn bản phiên âm.
- Hiểu giá trị của bài thơ.
- Chuẩn bị bài Ngẫu nhiên.”
 + Đọc kĩ VB; trả lời câu hỏi SGK.
 Ngày dạy : 7A 7B
 Tuần 10 – Tiết 38 :
 Văn bản : 
ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Giúp HS cảm nhận từ văn bản tình yêu quê hương thắm thiết của người trở về quê sau bao năm xa cách. 
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu lặng của nhà thơ.
- Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
B .Chuẩn bị 
- GV : Đọc kĩ VB ; tham khảo tư liệu; bảng phụ
- HS : Đọc kĩ VB ; trả lời câu hỏi SGK
C / tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ :
	? Đọc thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch” ?
	? Bài thơ có những nét đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật ?
3. Bài mới : 
	Giới thiệu bài : Sau hơn 20 năm xa cách, lão quan Hạ Tri chương trở về quê hương, gặp lại những chuyện bất ngờ muốn rơi nước mắt. Để hiểu rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1 : 
? Trình bằy những nét cơ bản về cơ bản về tác giả Hạ Tri Chương ?
 - HS trình bày ; GV bổ sung nhấn mạnh nét cơ bản
? Qua soạn bài, em có hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
? Thể thơ nguyên tác, bản dịch thơ ?
? So sánh với thể thơ bài "Tĩnh dạ tứ".
Hoạt động 2 :
 * GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
 - 2 HS đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
? Em phân chia bố cục của bài thành những phần như thế nào ?
 Bài thơ như một câu chuỵên nhỏ kể về một chuyến thăm quê.
? ở 2 câu thơ đầu tác giả kể về điều gì ?
? Cuộc đời người trở về đã được kể lại qua những hình ảnh thơ nào ?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong các hình ảnh thơ trên ?
? Sử dụng các cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
? Tác dụng của phép tiểu đối trong câu thơ thứ nhất là như thế nào ?
? Và với khoảng cách thời gian như vậy, bản thân con người tác giả có thay đổi gì ?
(ở bản dịch thơ người dịch đã thay hình ảnh "tóc mai rụng " bằng hình ảnh "sương pha mái đầu" cũng với ý để thể hiện sự đổi khác của con người sau thời gian. Song hình ảnh "sương" còn ẩn dụ muốn nói tới những khắc nghiệt của thời gian, gian truân của cuộc đời phải chăng chính là sương gió nhuộm mái đầu kia bạc trắng.)
? Tuy vậy, nhà thơ vẫn khẳng định và kể lại rất rõ về những gì không thay đổi trong ông ? Em hiểu "giọng quê" ở đây là gì ?
? Vậy hình ảnh "giọng quê không đổi" có ý nghĩa như thế nào ?
? ở câu thơ thứ 2, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh đối. Em hãy chỉ rõ ?
? Qua biện pháp đối lập đó em hiểu ý nghĩa gì ?
? Nhưng trong bài thơ của tác giả khi nói về những thay đổi của bản thân, tuy khẳng định được tình cảm bền bỉ với quê hương song chúng ta vẫn nhận thấy ẩn sau là nỗi buồn man mác. Theo em đó là nỗi buồn gì ? Vì sao ?
? Với Hạ Tri Chương, khi trở về quê hương sau hàng nửa thế kỷ xa quê đằng đẵng vì nghĩa "trung quân", ông đã gặp sự việc gì ?
? Hình ảnh đầu tiên mà tác giả gặp ở làng là bọn trẻ. Ông có ấn tượng như thế nào về chúng ?
? Theo em, ấn tượng cuả tác giả về bọn trẻ làng là ấn tượng như thế nào ?
(Tiếng cười, lời chào hỏi của bọn trẻ làng như một món quà đầy ý nghĩa, đầy tình quê mà tác giả đón nhận ngay sau giây phút đầu tiên trở lại quê nhà. Tiếng cười, giọng nói của lũ trẻ thật hồn nhiên, trong sáng, chân thật. Nó không những gợi lên bản sắc quê hương mà có lẽ còn gợi lên trong tác giả những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu.)
? Song có ý kiến cho rằng: Trong lời kể về bọn trẻ làng, tác giả đã gài vào đó một tình huống. Theo em, đó là tình huống nào ?
? Tại sao lại coi đó là tình huống ? Biện pháp nghệ thuật gì ?
 (Học sinh thảo luận.)
? Theo em đó là tình huống có tính chất như thế nào ?
? Tình huống ấy gợi trong tác giả cảm xúc như thế nào ?
? Và tất cả những điều đó tập trung biểu đạt tình cảm nào của tác giả ?
Hoạt động 3 : 
? Bài thơ có phong cách biểu cảm nào đáng chú ý ?
? Qua bài thơ, em cảm nhận nét đẹp tâm hồn nào trong thơ Đường ?
 - HS trao đổi thảo luận theo 3 nhóm và cử đại diện phát biểu.
 - GV khái quát rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 4 : 
? Hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư” khác nhau về tác giả nhưng đều có điểm chung về nội dung tình cảm. Hãy nhận xét về điểm chung ấy ?
I. giới thiệu chung 
1. Tác giả
- Hạ Tri Chương là một vị quan để lại gần 20 bài thơ.
2. Bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác : viết nhân lần về thăm quê năm 744 khi ông đã 86 tuổi và đã xa quê hơn nửa thế kỉ.
- Nguyên tác: Thể TNTT Đường luật.
- Bản dịch thơ: thơ lục bát.
II. đọc, hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích
 Giọng chậm, buồn, câu 3 giọng hơi ngạc nhiên; câu 4 giọng hơi cao hơn và nhấn giọng hơn một chút ở "nào, chơi".
2. Bố cục 
 2 phần : + 2 câu đầu
 + 2 câu cuối
3. Phân tích
a. Hai câu đầu
- Kể về cuộc đời người trở về:
- Nghệ thuật đối :
 + Thiếu tiểu – lão đại
 + li – hồi
 + Hương âm – mấn mao
 + vô cải – tồi
- tóc mai đã rụng => tuổi già.
- giọng quê không đổi
=> Vẫn mang bản sắc quê, chất quê, hồn quê không thay đổi.
à Tuổi tác, sức khoẻ thay đổi nhưng tình quê hương không thay đổi.
à Khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người với quê hương: gắn bó, thuỷ chung. (Tình yêu quê hương bền chặt)
- Xa quê hương đằng đẵng 50 năm trời đến khi trở lại đã ở tuổi già -> Nỗi buồn sâu xa khi không còn được gắn bó lâu dài với quê hương.
b) Hai câu sau
- Kể về sự đón tiếp của quê hương qua hình ảnh lũ trẻ làng.
- Trẻ con: Gặp mặt – không biết
 Cười hỏi – gọi “khách”
=> ấn tượng đẹp đẽ, rõ, gợi lên bản sắc quê hương.
- Gặp mặt không biết, chào “khách” -> tình huống bất ngờ qua phép đối hình ảnh.
=> Gợi nỗi buồn trong lòng tác giả:
- Buồn vì những người quen biết cũ nay có lẽ đã “vắng” nhiều.
- Trở về quê hương mà bị xem như là khách.
=> Khẳng định tình cảm quê hương thắm thiết, bền bỉ.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: (SGK)
IV. Luyện tập
- Cả 2 bài đều diễn tả tình cảm quê hương thắm thiết của con người.
- Đều bồi đắp, làm giàu thêm tình quê của mỗi người chúng ta.
4. Củng cố kiến thức : 
	? Học xong các bài thơ đó, em có thể nói đôi điều về tình quê hương trong em (có thể diễn đạt thông qua một bài thơ, bài hát nào đó).
Trong cuộc đời mỗi con người điều thiêng liêng nhất có lẽ là quê hương, là tình quê hương không thể thiếu vắng. Và tình yêu quê hương ấy thể hiện qua tình yêu đối với thiên nhiên, con người của quê hương, qua những khát vọng thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc lòng bài thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật của bài.
- Chuẩn bị văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
 + Đọc kĩ VB ; trả lời câu hỏi SGK. 
 Ngày dạy : 
 Tuần 10 – Tiết 39 :
 Tiếng việt : từ trái nghĩa
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa. Nám được công dụng của từ trái nghĩa
- Sử dụng từ trái nghĩa trong khi nói và viết.
- Tích hợp với các VB và TLV.
B .Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; tham khảo tư liệu ; bảng phụ.
- HS : Đọc kĩ VD ; trả lời câu hỏi SGK
C / tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ?
- Tìm từ đồng nghĩa nêu tính cách tắt ? Tìm từ chỉ tính cách ngược lại ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : 
- Đọc lại bản dịch thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư” trên bảng phụ.
? Tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản đó ?
 - HS tìm ; 1 em xác định trên bảng phụ
 ? Dựa vào đâu mà em biết được đó là những cặp từ trái nghĩa ?
HS suy luận.
 ? Nhận xét các từ trong từng cặp về từ loại về phương diện phản ánh ?
 ? Vậy em hiểu thế nào là từ trái nghĩa ?
HS rút ra ghi nhớ ý 1.
 ? Hãy giải nghĩa từ già trong từng trường hợp ?
 ? Theo em từ già có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa ?
 ? Tìm những từ trái nghĩa với từ già trong từng trường hợp ?
 ? Qua VD trên em rút ra kết luận gì về 1 từ nhiều nghĩa ?
HS rút ra ghi nhớ ý 2.
Hoạt động 2 :
 ? Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
- HS phân tích tác dụng. 
- GV giảng giải.
? Nêu tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản đó ?
 ? Tìm các văn bản có sử dụng từ trái nghĩa làm phép đối ?
 ? Tìm những thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
 ? Vậy từ trái nghĩa dùng trong trường hợp nào và có tác dụng gì ?
 - HS đọc ghi nhớ 3
Hoạt động 3 :
* GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp làm vào vở. 
 - HS lên bảng chữa. 
 - Nhận xét. 
 - HS suy nggĩ làm bài và lên bảng trình bày.
- GV nhận xét.
? Điền từ trái nghĩa để tạo thành ngữ hoàn chỉnh.
* HS làm miệng. 
? Viết đoạn văn ngắn có từ trái nghĩa.
- Cả lớp viết đoạn văn vào vở ; trình bày trước lớp.
- GV nhận xét sửa chữa. 
I. thế nào là từ trái nghĩa
1. Ví dụ: 
 SGK.
2. Nhận xét: 
 Ngẩng – cúi
 Trẻ – già
 Đi – lại
- Các từ trái nghĩa đó đều dựa trên cơ sở chung về nghĩa.
- Dùng cặp từ trái nghĩa có tác dụng nhấn mạnh ý.
 Rau già - rau non.
 Cau già - cau non.
 Người già - trẻ 
à Một từ nhiều nghĩa tham gia vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
3. Ghi nhớ: 
 SGK.
II. sử dụng từ trái nghĩa
- Tạo thế đối.
- Tạo tính cân đối , tương phản trong thành ngữ.
- Là phương tiện để chơi chữ.
- Có hiện tượng trái nghĩa lâm thời:
 “Thiếu  giàu 
 nô lệ  anh hùng ”
* Ghi nhớ: 
 SGK.
Iii. luyện tập
Bài tập 1
 Lành - rách năm – mười
 Giàu – nghèo sáng – tối
 Ngắn – dài
Bài tập 2 
Cá tươi – cá ươn; hoa tươi – hoa héo
ăn yếu - ăn khoẻ
Chữ xấu – chữ đẹp
Bài tập 3
Chân cứng đá mềm
Có đi có lại
Gần nhà xa ngõ
Mắt nhắm mắt mở
Chạy sấp chạy ngửa 
Bài tập 4
 4. Củng cố kiến thức 
 - HS làm 2 câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ
 - GV khái quát toàn bài 
 5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, nắm chắc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài từ đồng âm.
 + Đọc VD ; trả lời câu hỏi SGK
 Ngày dạy : 
 Tuần 10 – Tiết 40 :
 Tập làm văn : luyện nói
văn biểu cảm về sự vật, con người.
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về sự vật, con người.
- Rèn kĩ năng nói theo chủ điểm biểu cảm.
B .Chuẩn bị 
- GV : soạn bài; bảng phụ.
- HS : Lập dàn ý đề 1 ; tập nói đề 1
C / tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : 
- Học sinh nêu lại đề bài đã chuẩn bị.
Hoạt động 2 : 
? Nêu các thao tác tiến hành ?
 (4 thao tác)
? Đề văn thuộc thể loại gì ?
? Nêu đối tượng biểu cảm của đề ?
Hoạt động 3 : 
 Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên cùng học sinh xây dựng một dàn bài chung cho cả lớp.
+ HS xây dựng dàn ý theo nhóm; nhóm 1,2 mở bài. Nhóm 3, 4 thân bài. Nhóm 5, 6 kết bài. 6 nhóm xay dựng dàn ý ra bảng hoạt động nhóm.
 + Các nhóm trình bày bổ xung hoàn thiện dàn ý.
 ? Khi trình bày phần nói phải đảm bảo những yêu cầu gì về hình thức ?
- Chú ý nghi thức chào hỏi, cảm ơn, ngôn ngữ, cử chỉ tác phong ?
 ? Bài nói phải đảm bảo những nội dung nào?
 * GV hướng dẫn HS mẫu chung của bài nói biểu cảm.
 * GV treo bảng phụ “những yêu cầu khi nói” .
Hoạt động 4 : 
- Giáo viên chia công việc cụ thể cho từng nhóm.
Hoạt động 5 : 
- Các nhóm thảo luận, trình bày trong nhóm.
- Giáo viên phát phiếu điểm để học sinh cho điểm các bạn trong nhóm.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
- Học sinh trình bày toàn bài.
- GV, HS nhận xét, sửa chữa cho điểm.
I. Đề bài: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
II. tìm hiểu đề
- Thể loại : Biểu cảm về con người.
- Đối tượng: thầy, cô giáo.
- Tình cảm : yêu quý, kính trọng, biết ơn 
III. tìm ý, lập dàn ý
1. Mở bài
Nêu cảm nghĩ chung về thầy cô
2. Thân bài 
Thầy cô cho em kiến thức hiểu biết. 
Hết lòng tận tụy vì HS.
Kỉ niệm sâu sắc nhất.
Cảm nhận về thầy cô.
3. Kết bài 
- Khẳng định lại tình cảm.
- Lời hứa bản thân.
IV. Nêu yêu cầu của giờ luyện nói 
- Nội dung:
- Hình thức:
V. Luyện nói:
a. Nói trong nhóm:
b. Nói trước lớp:
 4. Củng cố kiến thức 
? Phân biệt sự khác nhau giữa văn nói và văn viết ?
 - GV diễn giảng ; liên hệ khi nói viết; tích hợp với bài TLV.
 5. Hướng dẫn về nhà 
- Tiếp tục luyện nói theo tổ.
- Viết đề trên thành bài hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài : Đọc và chữa lỗi bài viết số 2.
Ngày 9 tháng 11 năm 2009
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc