Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

 - Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.

 - Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.

 - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của người nghèo khổ, bất hạnh.

 - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình: đặc điểm bút pháp của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11	TIẾT 41 	NS: 27/10/2011
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
 _Đỗ Phủ _
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
	- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ. 
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
	- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
	- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của người nghèo khổ, bất hạnh.
	- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình: đặc điểm bút pháp của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
 2. Kĩ năng:
	- Đọc hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
	- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: /
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 18’
A. Đọc thêm văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
- Gv cho hs nghe đọc văn bản (cassetes)
- Gv đọc văn bản.
- Hs đọc văn bản.
- Gv hướng dẫn hs một số nội dung để tự tìm hiểu:
 + Tác giả: Đỗ Phủ (712-770)
 + Thể thơ: Cổ thể
 + Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
 + Bút pháp hiện thực, tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
Hoạt động 2: 20’
B. Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 15 dòng) về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa?
- Hs làm bài.
- Hs sửa bài (đứng tại chỗ đọc).
- Hs nhận xét.
- Gv nhận xét.
 * Gợi ý: . Phát biểu về: dòng sông quê hương, tình cảm đối với quê hương... 
 . Đoạn văn kết cấu chặt chẽ, biết sử dụng các phép tu từ.
 . Sử dụng ít nhất 2 cặp từ trái nghĩa.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 5’
- Tự tìm hiểu thêm hai bài thơ. 
- Chuẩn bị “Kiểm tra Văn” : Xem lại các văn bản đã học (Đọc lại văn bản, học nội dung, nghệ thuật, phân tích, chú thích ...)
- Soạn bài “Từ đồng âm”: Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 11	TIẾT 42 	NS: 27/10/2011
KIỂM TRA PHẦN VĂN – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
THỜI GIAN: 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phần Văn, môn Ngữ văn lớp 7 với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: 
- Hình thức : Trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7. 
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. 
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
 Mức độ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
 Cao
1.Cổng trường mở ra
Nhận biết tác giả, chi tiết trong văn bản
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu :03
Số điểm:0.75
 Tỉ lệ:7.5%
 Số câu :03
Số điểm:0.75
 Tỉ lệ:7.5%
2. Mẹ tôi
Nhận biết quốc gia của tác giả, chi tiết trong văn bản 
Nhập vai, phát biểu cảm nghĩ về vấn đề liên quan trong văn bản
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu :03
Số điểm:0.75
 Tỉ lệ: 7.5%
Số câu: 01
Số điểm : 2
Tỉ lệ : 20%
Số câu :04
Số điểm:2.75
 Tỉ lệ: 27.5%
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
Nhận biết phương thức biểu đạt, chi tiết trong vb
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 03
Số điểm : 0.75
Tỉ lệ : 7.5%
Số câu: 03
Số điểm:0.75
Tỉ lệ: 7.5%
4. Sông núi nước Nam
Nhận biết thể thơ, tác giả
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 02
Số điểm : 0.5
Tỉ lệ : 5%
 Số câu: 02
Số điểm : 0.5
Tỉ lệ : 5%
5. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Nhận biết chi tiết trong bài thơ
Chép lại đúng và hiểu nghệ thuật trong bài thơ
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 01
Số điểm : 0.25
Tỉ lệ : 2.5%
Số câu: 01
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
 Số câu: 02
Số điểm : 2.25
Tỉ lệ : 22.5%
6. Bạn đến chơi nhà
Nhận biết một số nét cơ bản về tác giả
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 01
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 01
Số điểm : 3
Tỉ lệ : 30%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 10
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 01
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 01
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 01
Số điểm : 2
Tỉ lệ : 20%
Số câu:15
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA VĂN- MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
	A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
 	Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
1. Tác giả văn bản “Cổng trường mở ra” là ai?
	A. A-mi-xi B. Khánh Hoài C. Hồ Xuân Hương D. Lý Lan
2. Nhà văn A-mi-xi là người nước nào?
	A. Đức B. Nhật C. Ý	 D. Anh
3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì?
	A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
4. Văn bản “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ nào?
	A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú 	C. Lục bát	 D. Song thất lục bát
5. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, người con chuẩn bị vào học lớp mấy?
	A. Lớp Một B. Lớp Năm	C. Lớp Chín	D. Lớp Mười Hai
6. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả nhắc đến ngày khai trường ở nước nào?
	A. Hàn Quốc B. Nhật Bản	C. Triều Tiên	D. Trung Quốc
7. Trong văn bản “Mẹ tôi”, bố của En-ri-cô cảnh cáo thái độ vô lễ của em bằng hình thức nào?
 A. Gọi En-ri-cô đến và trực tiếp trách mắng 	B. Không cho En-ri-cô ăn cơm
 C. Viết thư cho En-ri-cô	D. Đuổi En-ri-cô về nhà ngoại
8. Trong văn bản “Mẹ tôi”, En-ri-cô phạm lỗi với mẹ trong tình huống nào?
	A. Khi đi xem phim	B. Khi ăn cơm
	C. Khi có bạn đến nhà chơi	D. Khi cô giáo đến thăm
9. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hai con búp bê của Thành và Thủy được đặt tên gì?
	A. Hoàng Tử và Công Chúa 	B. Chiến Sĩ và Bé Nhỏ 
	C. Bảo Vệ và Em Nhỏ 	D. Vệ Sĩ và Em Nhỏ 
10. Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi thứ mấy?
	A. Ngôi thứ ba (số ít) 	B. Ngôi thứ ba (số nhiều) 
	C. Ngôi thứ nhất (số ít) 	D. Ngôi thứ nhất (số nhiều)
11. Theo nhiều tài liệu ghi nhận, bài thơ "Nam quốc sơn hà" là của ai? 
	A. Trần Nhân Tông	B. Lý Thường Kiệt
	C. Trần Quang Khải 	D. Anh em Trương Hống, Trương Hát	
12. Trong bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", Lý Bạch nhớ quê trong một đêm như thế nào? 
	A. Trong một đêm trăng	B. Trong một đêm mưa	
	C. Trong một đêm trời đầy sao	D. Trong một đêm tối mịt mù
	B. TỰ LUẬN (7 điểm)
	13. Chép lại bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và nêu nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ? (2 điểm)
	14. Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Nguyễn Khuyến? (3 điểm)
	15. Hãy đóng vai En-ri-cô (trong văn bản "Mẹ tôi"), em hãy nêu cảm nghĩ khi đọc thư của bố (viết đoạn văn khoảng 10 - 15 dòng). (2 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA VĂN - MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
	1 - 12. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
B
A
A
B
C
D
D
C
B
A
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
	13. - Chép chính xác bài thơ. (1 điểm)
	 - Trình bày chính xác nghệ thuật (1 điểm)
	 + Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
	 + Sử dụng phép đối.
	14. Trình bày đúng:
	- Năm sinh, năm mất, quê quán. (1 điểm)
	- Cuộc đời. (2 điểm)
 15. Xây dựng đoạn văn:
	- Đúng yêu cầu về độ dài, lập luận tốt. (1 điểm)
	- Đúng yêu cầu về nội dung: cảm nghĩ hối hận, cảm thấy có lỗi với bố mẹ... (1 điểm).
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 11	TIẾT 43 	NS: 27/10/2011
TỪ ĐỒNG ÂM
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
	- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Khái niệm từ đồng âm.
	- Việc sử dụng từ đồng âm.
 2. Kĩ năng:
	- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
	- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
	- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - Gv kiểm tra tập bài soạn của hs.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 17’
G- ghi vd lên bảng.
? Giải thích nghĩa của mỗi từ "lồng”, trong 2 câu trên?
Thêm VD: Mẹ tôi lồng gối vào vỏ.
? Nghĩa của các từ "lồng" trên có liên quan đến nhau không?
? Thế nào là từ đồng âm?
H - Theo dõi 
 - Lồng 1:chỉ hđ nhảy dựng lên
- Lồng 2; Vật làm bằng tre, gỗ, sắt.. để nhốt con vật.
->Không liên quan
A. Tìm hiểu chung:
I. Thế nào là từ đồng âm:
Từ đồng âm là những từc có ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
? Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ "lồng" trong các câu trên?
G : "Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? 
? Hãy thêm vào câu này 1 vài từ để câu có nghĩa rõ ràng.
- Dựa vào ngữ cảnh.
- 2 nghĩa: 
1. Kho: Chỉ hoạt động nấu thức ăn.
2. Kho; nơi chứa hàng
- Đưa cá về mà kho. 
- Đưa cá về nhập kho.
II. Sử dụng từ đồng âm:
G- Đưa tình huống :
Có 2 bạn tranh luận với nhau 1 bạn cho rằng từ "chân” trong 3 trường hợp sau là từ nhiều nghĩa.
Một bạn cho là từ đồng âm. ý kiến của em thế nào? 
Gợi ý: Kiến giải từ :Cả 3 đều có chung 1 nét nghĩa "Phần dưới cùng" -> Từ nhiều nghĩa.
- Tôi bị đau chân1
-Chân2 bàn rất vững. 
- Dưới chân3 núi là cánh đồng.
Chân 1: bộ phận cuối của cơ thể người.
Chân 2: Bộ phận dưới cùng của đồ vật, để đỡ vật.
Chân 3: Phần dưới cũng tiếp giáp với mặt đất.
Cả 3 đều có chung 1 nét nghĩa "Phần dưới cùng" -> Từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
?Để tránh nhưng hiện tượng hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ý điều gì khi giao tiếp?
- Đặt trong ngữ cảnh cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể .
- Đặt trong ngữ cảnh cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể.
Gv GD KNS: Lựa chọn, sử dụng từ đồng âm phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
Ho¹t ®éng 2: 15’
- Bt1: Tìm từ đồng âm với mỗi từ trong bài "Bài ca nhà tranh"
b. Luyện tập :
- Nam 1: Phương Nam /Nam 2 : Nam giới
- Sức 1: Sức khoẻ / Sức 2 : Trang sức
- Nhè1: Khóc nhè / Nhè 2 : Nhè ra
- Tuốt 1: Tuốt lúa / Tuốt 2 : Biết tuốt
- Môi 1: Môi son / Môi 2 : Môi giới
- Thu 1: Mùa thu/ Thu 2 : Thu tiền
- Cao 1: Cao dán cho mẹ/ Cao 2: Cây nào cao quá!
-Tranh1: Bức tranh / Tranh 2: Tranh nhau/ Tranh 3: Nhà tranh
- Sang 1: Sang sông/ Sang 2 : Sang trọng
- Bt 2: Tìm nghĩa khác nhau của từ "cổ".
Cổ : Phần giữa đầu và thân người (gốc) 
Cổ tay: Phần giữa bàn tay và cánh tay.
Cổ áo: Phần trên nhất của áo.
Cổ chai: Phần giữa miệng chai và thân 
-> Từ nhiều nghĩa 
- Bt 3: Đặt câu ...
Bàn: Chúng tôi ngồi vào bàn uống nước rồi bàn bạc chuyện làm ăn.
Sâu: Con sâu nấp sâu trong kẽ lá.
Năm: Năm học này, lớp tôi chỉ có năm học sinh tiên tiến
- Bt 4: Đọc truyện và trả lời câu hỏi.
- Anh chàng hàng xóm đã ra ngữ cảnh phân biệt từ đồng âm để trả đồ có lợi cho mình: Con vạc - Cái vạc 
- Cách xử tốt nhất là đưa ra ngữ cảnh phân biệt từ đồng âm 
-> Chuyện hư cấu để gây cười.
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Tìm một bài ca dao (thơ, tục ngữ, câu đối ...) trong đó có sử dụng phép đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
4. Củng cố: 2’
- Thế nào là từ đồng âm? Nêu cách sử dụng.
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, xem lại các bt.
- Soạn bài “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”: Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong các văn bản, xem (làm) trước bt.
-------------------------------------
TUẦN 11	TIẾT 44 	NS: 27/10/2011
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Hiểu được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
	- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
	- Sự kết hợp giữa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 2. Kĩ năng:
	- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.
	- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Có mấy cách lập ý trong văn biểu cảm. Đó là những cách lập ý nào?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 15’
Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
? Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả đối với bài thơ?
? Đoạn văn trên được lập ý bằng cách nào?
- Phần 1: Miêu tả. Tự sự: Dựng lại bức tranh toàn cảnh về cảnh vật và công việc làm nền cho tâm trạng.
- Phần 2: Tự sự. Bộ lộ tâm trạng bất lực, đau khổ
- >Hồi tưởng về quá khứ
A. Tìm hiểu chung về tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm
? Tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào? 
- Tác giả chi phối việc miêu tả và tự sự trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiếp 
-> khêu gợi chính xác nơi người đọc. Tính chất là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành mạch văn có tính liên kết.
Tự sự và miêu tả trong biểu cảm không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả mà nhằm bộc lộ cảm xúc cụ thể chính xác.
? Sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm nhằm mục đích gì?
- Khêu gợi chính xác và bị chi phối bởi chính xác.
Ho¹t ®éng 2: 17’
Bt 1: Kể lại nội dung"Bài ca"
bằng văn xuôi biểu cảm.
Bt 2: Viết lại thành 1 văn bản biểu cảm? 
Gợi ý: 
- Tự sự: chuyển đổi tóc lấy kẹo mầm ngày trước.
- Miêu tả: Cảnh chải tóc của mẹ ngày xưa, hình ảnh mẹ.
-Biểucảm: Lòng nhớ mẹ
- Dựa vào, các yếu tố tự sự mà miêu tả để kể lại bằng lời của mình (Ngôi 3)
H - Đọc văn bản "Kẹo mầm"
H- Kết hợp tự sự, miêu tả để biểu cảm 
B. Luyện tập  :
Bài tập 1
Bài tập 2
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Chọn một văn bản có yếu tố tự sự viết thành VBBC.
4. Củng cố: 2’
- Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, xem lại bt.
- Soạn bài “Cảnh khuya”-“Rằm tháng giêng”: Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phân tích các bài thơ...

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc