Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41:  Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiếp)

 - Qua bài giảng giúp học sinh thấy nội dung và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. Nhà thơ đã sử dụng phương thức tả kết hợp với biểu cảm một cách linh hoạt. Việc lựa chọn được các chi tiết tiêu biểu nhà thơ đã nói lên nỗi đau xót khi nhà bị tàn phá và khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn cho những kẻ sĩ nghèo như tác giả.

 - Giáo dục các em lòng đồng cảm, biết cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh người khác.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và cảm thụ bài thơ chữ tình

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 11
 Tiết 41 
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Giáo án chi tiết
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
 - đỗ phủ -
 	I. Mục tiêu.
 - Qua bài giảng giúp học sinh thấy nội dung và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. Nhà thơ đã sử dụng phương thức tả kết hợp với biểu cảm một cách linh hoạt. Việc lựa chọn được các chi tiết tiêu biểu nhà thơ đã nói lên nỗi đau xót khi nhà bị tàn phá và khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn cho những kẻ sĩ nghèo như tác giả.
 - Giáo dục các em lòng đồng cảm, biết cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh người khác.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và cảm thụ bài thơ chữ tình.
 	 II. Chuẩn bị. 
 GV: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án .
 HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 	III.Tiến trình lên lớp 
 	A. ổn định tổ chức lớp (1’).
 	B. Kiểm tra bài cũ (4’).
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 ? Em có cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ trong bài thơ này.
 	C. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Cùng với Lý Bạch, văn học Trung Quốc còn có một nhà thơ nổi tiếng được nhiều bạn đọc yêu thích nữa đó là Đỗ Phủ. Giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu một bài thơ của ông đó là: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Đỗ Phủ.
 - Năm 755 Tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống lại triều đình. Để tránh hiểm họa ông đã cáo quan đưa gia đình về Tây Nam sống.
 - Năm 760 ông được bạn bè và người thân giúp đỡ ông dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa để ở, nhưng sau mấy tháng liền bị gió thu phá
GV: Ông xuất thân trong một gia đình nho học, có thơ ca lâu đời. Năm 755 được gữ một chức quan nhỏ. Đúng năm ấy tướng An Lộc Sơn với sự ủng hộ của quân lính đa số là người ngoại tộc nổi dậy chống lại triều đình, chiếm Lạc Dương, rồi thủ đô Trường An. Vua Huyền Tôn bỏ chạy vào đất Thục, năm sau nhường ngôi cho con là Lý Hanh (Túc Tôn). Trên đường đi tìm Túc Tôn, ông bị An Lộc Sơn bắt giam lỏng ở Trường An. 
Trốn khỏi Trường An ông tìm được về với triều đình được giữ một chức quan nhỏ (Gian quan).Trường An được khôi phục, ông lại trở về Trườnh An. Do can ngăn vua thẳng thắn, ông bị ghét bỏ giáng xuống làm quan nhỏ ở Hoa Châu. Ông tán thành việc chống An Lộc Sơn nhưng lại kiên quyết phản đối những việc làm thô bạo của triều đình. Năm 759 ông từ quan đưa gia đình về Tây Nam 
Trừ một thời gian ông sống ở thành đô Tứ Xuyên, cuộc sống cuối đời của ông hết sức điêu đứng. Mùa đông 770 ông qua đời trong cảnh nghèo túng, bệnh tật trên một chiếc thuyền nhỏ ven dòng sông Tương 
 GV: Thơ ông phản ánh chân thực và sâu rộng hiện thực của xã hội thời Đường 
 - Những vần thơ của ôngđã thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Chính vì vậy Nguyễn Du đã ca ngợi ông là Bậc thầy muôn thủa của văn chương muôn thủa (Thiên cổ văn chương thiên cổ sư)
? Bài thơ này được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào và có nội dung gì?
GV: Bài thơ sáng tác sau khi ông từ quan về Tây Nam. Được bạn bè giúp đỡ dựng được một mái nhà tranh bên khe Cán Hoa phía tây thành đô vừa được mấy tháng thì bị gió phá nát. Vì buồn rầu và xúc cảm ông đã viết bài thơ 
GV: Khi đọc các em đọc với gọng kể thể hiện cảm xúc buồn bã, cay đắng ở ba câu đầu, và đọc với giọng tươi sáng phấn chấn ở câu thơ cuối.
GV: Đọc mẫu và gọi học sinh đọc lại.
? Em hiểu câu thơ Từ trải cơn hỗn loạn ít ngủ nghê như thế nào? (SGK)
 - Giải thích biến cố An Lộc Sơn theo sách giáo khoa.
? Qua đọc em có thể chia bài thơ này làm mấy phần, nêu nội dung từng phần? (2 phần)
 - Phần 1:Từ đầu đến sao cho trót: Nỗi khổ vì mái nhà bị gió thu phá 
 - Phần 2: Còn lại: Mơ ước của tác giả 
GV: Ngoài ra chúng ta có thể chia phần một thành ba phần nhỏ.
 Đ1: Kể về, tả về gió thu làm tốc mái nhà.
 Đ2: Nhà thơ bất lực, ấm ức khi bị trẻ con cướp tranh.
 Đ3: Thảm cảnh gia đình nhà thơ khi nhà tranh bị phá.
GV: Gọi học sinh đọc lại bài thơ.
 Học sinh đọc khổ thơ đầu? Nêu nội dung của đoạn thơ?
? ở khổ thơ đầu tác giả giới thiệu với chúng ta cảnh gì?
- Nhà tranh bị gió thu phá.
? Cảnh nhà tranh bị gió thu phá được miêu tả cụ thể như thế nào (vào thời điểm nào)?
 Tháng tám thu cao gió thét già.
 Cuộn mất ba lớp nhà tranh ta
 Tranh bay sang sông rải khắp bờ
 Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
? Qua đây em có cảm nhận gì về thiên nhiên vào thời điểm này?
 - Thiên nhiên rất dữ dội, phút chốc phá tan ba lớp nhà tranh nhà tác giả.
? Nhân vật kể chuyện ở đây là ai?
 - Nhân vật ta – Nhà thơ.
? Trong đoạn thơ đầu tác giả đã sử dụng phương pháp biểu đạt nào?
 - Miêu tả kết hợp với tự sự.
? Với phương pháp biểu đạt tự sự cộng với miêu tả nhà thơ đã bộc bạch tâm trạng gì?
 - Tác giả bất ngờ và tiếc nuối trước cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
GV: Đã bao năm bôn ba xuôi ngược chạy loạn nay nhờ bạn bè người thân mới dựng được ngôi nhả tranh nho nhỏ. Vậy mà nay ông trời tai ác nào có buông tha. Chỉ trong chốc lát đã phá đi chốn nương thân cuối cùng của tác giả.
? Sau khi nhà bị gió thu phá cảnh tượng nhà thơ như thế nào?
 - Lũ trẻ xóm nam – cướp giật - cắp tranh đi tuốt vào bụi tre.
? Trước những hành động của lũ trẻ nhà thơ đã có thái độ và hành động gì?
 Môi khô miệng cháy gào
 Quay về chống gậy lòng ấm ức.
? Qua lời kể em hiểu gì về thái độ nhà thơ lúc này?
 - Thái độ nhà thơ vừa giận giữ vừa bât lực trước hành động vô tình của của lũ trẻ.
? ở đoạn văn này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 - Tự sự + biểu đạt trực tiếp.
? Với hai phương thức biểu đạt này giúp em nhận thấy tâm trạng nhà thơ như thế nào?
- Nhà thơ còn đau đớn xót xa cho cuộc sống bần cùng nghèo khổ của người dân đã biến lũ trẻ con thành những con người vô tâm trước nỗi đau của kẻ khác.
GV: Nỗi đau vì cơn gió giữ mỗi lúc một tăng.
? Lốc mùa thu đã đi qua. Đêm đến chuyện gì đã xảy ra với gia đình nhà thơ?
 - Mây kéo đến trời mưa, nhà dột chăn màn ướt, con nhỏ lại đạp rách.
? Em thử tưởng tượng xem lúc này nhà thơ đang ở tâm trạng như thế nào?
 - Nhà thơ không ngủ mà lo lắng, buồn rầu, thương con, thương mình.
? Tâm trạng nhà thơ thể hiện qua câu thơ nào?
 - Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
 - Đêm dài trong ướt át sao cho chót.
? Em có nhận xét gì về cách viết của nhà thơ ở câu thơ cuối?
Dùng câu hỏi tu từ.
? Dùng câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ có tác dụng gì?
- Khái quát và nhấn mạnh cảnh đời và nỗi khổ của nhà thơ Từ khi đất nước bị loạn lạc tâm trạng nhà thơ luôn bị dày vò.
GV: Hình ảnh đêm dài vừa là hình ảnh thực tả đêm mưa gió lúc bây giờ vừa là hình ảnh ẩn dụ để chỉ hình ảnh đất nước đang xảy ra nội chiến.
? Qua khổ thơ thứ ba này tác giả đã khắc hoạ trước mắt người đọc chúng ta điều gì?
GV: Năm câu thơ bộc lộ nỗi xót xa đau đớn của tác giả. Hoàn cảnh của tác giả thật đáng thương, trong khi lũ trẻ đua nhau cướp tranh mang đi thì một ông già tay chống gậy miệng thiết gào thảm thiết mà chẳng đòi được tấm tranh nào. Cuối cùng phải mang trong lòng nỗi ấm ức quay về nhà.
? Nguyên nhân nào đã làm lũ trẻ con đến sự vô tình như vậy?
 - Do cuộc sống bần cùng nghèo khổ do đất nước bị loạn lạc.
? Qua đây em thấy tác giả đau đớn xót xa vì lý do gì nữa?
- Khắc hoạ cảnh sống cơ cực nghèo khổ của tác giả - cuộc sống của kẻ sĩ nghèo lúc bấy giờ.
? Từ nỗi khổ đêm mưa nhà thơ ngầm phê phán điều gì?
 - Nhà thơ lên án giai cấp thống trị đã hèn nhát để xảy ra loạn lạc tối tăm cuộc sống nhân dân khổ cực.
GV: Câu hỏi tu từ đã khép lại khổ thơ thứ ba qua nhưng lại mở ra được điều mà tác giả muốn giãi bày đó là nỗi cay đắng mà nhà thơ đang phải chịu. Ba khổ thơ vừa tả, vừa kể trận gió mưa mùa thu tàn phá căn nhà vừa là bức tranh ẩn dụ của xã hội phong kiến thời Trung Đường đầy loạn lạc.
Vậy từ nỗi khổ này nhà thơ ước mơ điều gì ?
 HS đọc 5 câu thơ cuối: Giọng nhanh, phấn chấn câu cuối 
Đọc giọng xúc động và thanh thản 
? Từ nỗi khổ đêm mưa nhà thơ mong ước điều gì?
 - ước mơ nhà rộng muôn ngàn gian.
? Tại sao nhà thơ lại ước muốn nhà rộng muôn ngàn gian?
 - Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo.
? Em có suy nghĩ gì về ước muốn của tác giả?
 - Đây là ước mơ lớn lao cao cả. Có nhà rộng để che khắp thiên hạ những người cùng quẫn không phải chịu rét mướt.
? Từ ước muốn ấy nhà thơ có suy nghĩ gì?
- Than ôi cũng được.
? Cách viết của tá giả ở câu cuối có gì đặc biệt?
 - Dùng câu cảm thán.
? Lời than của tác giả ở cuối bài thơ thể hiện điều gì?
 - Thể hiện ước muốn cực độ của nhà thơ dù bản thân có chịu cực khổ mà ước muốn ấy trở thành hiện thực thì trong lòng nhà thơ cũng thấy vui.
? Qua đây em hiểu gì về tấm lòng của nhà thơ?
 - Nhà thơ có lòng bao dung rộng lượng. Ông vui lòng chịu chết cóng nếu ngôi nhà mơ ước nghìn gian dành cho người nghèo trở thành hiện thực.
GV: Quả thật bất ngờ ba khổ thơ trên là lời than về nỗi khổ của nhà thơ. Thì đến khổ thơ cuối là lời giãi bày niềm khát vọng lớn lao cao đẹp, lòng vị tha và tinh thần nhân đạo cao cả sẵn sàng xả thân vì người khác.
 Mơ mơ của ông tuy mang mau sắc ảo tưởng lãng mạn nhưng rất chân thực và bản tính nhân hậu của một thi sĩ luôn gắn bó với đời, luôn quan tâm và muốn nhân dân được hạnh phúc
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
 1. Tác giả 
Đỗ Phủ (712-770) 
 - Tự Tử Mỹ - Hiệu Thiếu Lăng 
 - Là nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc đời Đường 
- Ông để lại hơn 1450 bài thơ. Thơ ông được mệnh danh là thi sử 
 - Người đời suy tôn ông là thánh thơ
2. Tác phẩm: Là một bài thơ nổi tiếng thể hiện bút pháp hiện thực và tinh thần nhân đạo cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ 
II. Đọc và tìm hiểu chú thích 
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản 
1. Nỗi khổ và lời thở than của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá
- Tác giả bất ngờ và tiếc nuối trước cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
- Nhà thơ đau đớn bất lực trước sự vô tình của lũ trẻ.
- Nhà thơ lên án giai cấp thống trị đã hèn nhát để xảy ra loạn lạc cuộc sống nhân dân tối tăm khổ cực.
2. Mơ ước của nhà thơ
* Nhà thơ mơ ước cho tất cả mọi người được sống trong ngôi nhà rộng khắp thế gian để không ai phải chịu rét mướt.
- Nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả.
 III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật : ? Bài thơ này nhà thơ đã thành công ở những nghệ thuật gì?
 - Sử dụng những phương thức để biểu đạt: tự sự, biểu cảm + miêu tả.
 - Viết theo thể thơ tự do, bộc lộ cảm xúc chân thực mà sâu sắc 
2. Nội dung:
Bài thơ thể hiện nỗi khổ của nhà thơ khi bị gió thu phá nhà. Qua đó thể hiện tấm lòng vị tha cao cả của nhà thơ đối với những con người nghèo khổ.
 D. Củng cố (3’). Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Qua bài thơ em hiểu gì về hoàn cảnh sống và tư tưởng tình cảm của nhà thơ 
 E. Hướng dẫn về nhà (1’).
- Học nắm chắc nội dung ý nghĩa bài thơ bài học 
- Cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ 
- Tìm hiểu trước Cảnh khuya, Rằm tháng giêng 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết42
Kiểm tra văn học 45
 I. Mục  ... a tác giả đối với toàn cảnh thác núi Lư.
 A. Ngay dưới chân núi Hưong Lô. B. Trên con thuyền xuôi dưới dòng sông.
 C. Trên đỉnh núi Hương Lô D. Đứng nhìn từ xa.
7. Vẻ đẹp của thác núi Lư là.
 A. Hiền hoà thơ mộng. B. Tráng lệ kỳ ảo.
 C. Hùng vĩ tĩnh lặng D. Thần tiên, êm đềm.
II. Tự luận (6đ)
 Cảm nhận của em về tình cảm chân thành thắm thiết của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với bạn 
Đáp án:
1B
2A
3B
4C
5B
6D
7B
Một câu trả lời đúng cho 0,5 đ. Nếu khoanh 2 câu trả lời cho 0 đ.
Tự luận: Mở bài: 0,5đ
 Yêu cầu: giới thiệu khái quát về bài thơ. Cảm xúc ban đầu 
 Thân bài: Càn nêu được các ý:
 + Niềm vui mừng phấn khởi của nhà thơ khi có bạn đến chơi 
 + Cách diễn đạt hóm hỉnh, khoa trương về hoàn cảnh tiếp khách 
 (Cách sử dụng những biện pháp nghệ thuật: Hàng loạt tính từ, phép đối. Cách nói quá đi và cách tạo lập tình huống éo le làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ)
 + Khảng định cái có duy nhất dành tiếp bạn là tình cảm chân thành 
 Kết bài: Khẳng định giá trị bài thơ là thê hiện một tình cảm bạn bè đằm thắm sâu sắc. Liên hệ, bộc lộ cảm xúc 
IV. Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
 D. Củngcố (1’)
 GV có thể chữa nhanh bài tập trắc nghiệm và nêu yêu cầu chung cần đạt
 E. Hướng dẫn về nhà :(1’)
 - Tự rút kinh nghiệm qua bài viết 
 - Làm bài tập: Cảm nhận về bài thơ: Qua Đèo Ngang 
 - Tìm hiểu trước bài Từ đồng âm 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 43 
Từ đồng âm 
 I. Mục tiêu
 - Qua bài giảng hình thành cho học sinh khái niệm về từ đồng âm phân biệt từ đồng âm với từ gần âm.
 - Tích hợp với phần văn ở bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ đồng âm trong nói và viết.
 - Giáo dục ý thức lựa chọn từ ngữ để tạo câu khi nói và viết
II. Chuẩn bị.
 GV: Soạn giáo án.
 HS: Đọc tìm hiểu bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
ổn định tổ chức lớp (1’).
Kiểm tra bài cũ(4’) ? Thế nào là từ trái nnghĩa?
 ? Có tiêu chí nào giúp em phân biệt từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Ghi ví dụ ra bảng phụ.
? Hãy đọc ví dụ 1, 2 trên bảng và cho biết nghĩa của các từ lồng trong từng trường hợp.
– Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
– Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
- Lồng 1: Chuyển từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chạy.
- Lồng 2: Là một vật dụng làm bằng tre, (gỗ) làm loại dùng để nhốt gia cầm.
? Em có nhận xét gì về cách phát âm của hai từ này?
 - Hai từ có cách phát âm hoàn toàn giống nhau.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của hai từ lồng?
 - Nghĩa của hai từ lồng hoàn toàn khác nhau.
GV: Những từ có cách phát âm hoàn toàn giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau thì người ta gọi đó là từ đồng âm.
? Vậy qua đây em hiểu thế nào là từ đồng âm?
 Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ SGK.
Bài tập: Hãy phân biệt nghĩa của các từ gạch chân trong các câu văn sau.
 - Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu.
 - Sao thấy hoàng hôn trong mắt trong.
 - Con ngựa đá con ngựa đá.
+ Đậu 1: Trạng thái đang bay bỗng dừng lại của con vật.
+ Đậu 2: Tên một loài thực vật.
+ Trong 1: Chỉ vị trí.
+ Trong 2: Tính chất của mắt (vật không có màu sắc).
+ Đá 1: Chỉ hành động không đứng yên của con vật.
? Vậy căn cứ 2 ví dụ ở phần 1 cho biết để hiểu nghĩa của từ lồng ở mỗi câu văn em dựa trên cơ sở nào?
 - Chúng ta dựa vào những từ đi cùng với nó trong câu văn.
- Dựa vào văn cảnh cụ thể sử dụng nó.
GV: Người ta gọi đây là ngữ cảnh. Vậy để có thể hiểu được nghĩa của các từ đồng âm chúng ta phải dựa vào văn cảnh nói hoặc viết cụ thể.
? Cô giáo có câu văn sau em hiểu như thế nào về nghĩa của từ kho?
 - Đem cá về kho.
? Kho ở đây nghĩa là gì?
 - Kho 1: Nấu chín thức ăn.
 - Kho 2: Nơi chứa đựng vật chất.
? Vậy chúng ta có mấy cách hiểu câu văn này?
 - Đem cá về kho (Nấu chín đi)
 - Đem cá về kho (Đem cá về nơi để cất được).
? Vậy bây giờ chúng ta muốn mọi người cùng hiểu câu nói này theo một nghĩa thì em phải thêm từ ngữ nào cho dễ hiểu?
 - Đem cá về kho cho nhừ (kĩ).
 - Đem cá về kho cất.
GV: Như vậy khi giao tiếp người đọc, người nghe dễ có thể hiểu lầm (do có một số từ đồng âm)
? Vậy khi nói và viết ,để tránh hiểu lầm ta càn lưu ý điều gì?
GV: Ghi ví dụ ra bảng phụ.
Trông : + Bác trông xe (1)
 + Bạn trông mình lâu chưa (2)
 Trông (1): coi, giữ, bảo vệ 
 Trông (2): đợi chờ, mong ngóng 
Vậy 2 trường hợp sử dụng từ trông này có phải là đồng âm khác nghĩa không? Vì sao?
 - Không đồng âm mà là từ nhiều nghĩa 
 - Nó được dựa trên nhĩa cơ sở là thể hiện một thái độ, hành vi của người về một việc nào đó 
? Muốn phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm ta làm thế nào?
(Xem từ đó có dựa trên một nghĩa cơ sở nào không? Có cùng từ loại không)
 - Từ nhiều nghĩa phải có cơ sở để xác định
 - Từ đồng âm phải đặt trong văn cảnh để xác định: Chúng không có quan hệ nào về nghĩa 
 I Thế nào là từ đồng âm (10’)
 1. Ví dụ 
2. Kết luận: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nhĩa khác xa nhau không liên quan tới nhau.
II Sử dụng từ đồng âm (10’)
* Lưu ý: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh cụ thể để tránh hiểu sai nghĩa hoặc tránh dùng từ ngữ nước đôi do hiện tượng đồng âm 
III. Luyện tập: (15’)
 Bài tập 1: Gọi hs đọc bài tập 
 ? Bài tập 1 người ta yêu cầu chúng ta vấn đề gì?
 - Yêu cầu chúng ta đọc đoạn thơ và tìm các từ đồng âm với các từ đã cho.
 - Thu 1: Thu tiền Cao 1: Độ cao.
 - Thu 2: Mùa thu Cao 2: Cao trăn.
 - Ba 1: Số ba Tranh 1: Nhà tranh
 - Ba 2: Ba ba T ranh 2: Chiến tranh.
 Bài tập 2: Gọi hs đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài tập 
Tìm nghĩa khác nhaucủa danh từ cổ và giải thích mối liên quan gữa các nghĩa đó?
GV gợi ý: Để làm được bài tập này trước hết các em hãy tìm cho thầy giáo nghĩa của từ cổ
 - Cổ: + Bộ phận của con người (cổ)
 + Nơi tiếp giáp giữa cánh tay và bàn tay: Cổ tay
 + Là bộ phận của cái áo: Cổ áo
? Sau đó tìm từ đồng âm với danh từ cổ: Thiên cổ (cũ, xưa) 
 Bài tập 3:
 Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Đặt câu với các cặp từ đồng âm đã cho (mỗi câu phải có hai từ đồng âm).
Ví dụ: Từ bàn. - Mọi người ngồi quanh bàn bàn công việc.
 - Chiếc bàn này đẹp thật 
Ví dụ: Từ sâu: - Loại sâu này phá hoại lúa 
 - Cái ao này rất sâu
 Tương tự như vậy các em đặt câu với mỗi từ còn lại.
 D. Củng cố (3’).
 ? Thế nào là từ đồng âm? Khi sử dụng từ đồng âm cần lưu ý điều gì?
 ? Nhắc lại ghi nhớ sgk 
 E. Hướng dẫn về nhà ( 2’).
 Làm các bài còn lại và học bài, nắm chắc nội dung bài học 
 Tìm hiểu trước bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 44 
Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm
I. Mục tiêu.
 Qua giờ dậy giúp học sinh hiểu rõ vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
 Tích hợp với phần văn ở bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị.
 GV: Soạn giáo án.
 HS: Đọc, tìm hiểu bài ở nhà.
III. Lên lớp.
 A. ổn định tổ chức lớp (1’)
 B. Kiểm tra bài cũ (xen kẽ trong giờ )
 C. Bài mới.
 I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm (20’)
Gọi hs đọc bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
? Hãy nêu phương thức biểu đạt trong từng đoạn thơ? 
 Đoạn 1: Tự sự kết hợp với miêu tả 
 Đoạn 2: Tự sự + biểu cảm.
 Đoạn 3: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.
 Đoạn 4: Biểu cảm.
? Việc sử dụng nhiều phương thức biểu đạt trong đoạn thơ này có ý nghĩa gì?
 - Đ1: Gới thiệu bối cảnh chung làm nền cho bài thơ.
 - Đ2: Thể hiện thái độ uất ức vì già yếu của tác giả.
 - Đ3: Thái độ cam chịu của tác giả trước thảm cảnh.
 - Đ4: Tình cảm cao thượng vị tha vươn lên của tác giả.
? Vậy theo em phương thức biểu đạt của cả bài thơ này là gì?
 - Kết hợp cả ba phương thức.
? Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt như vậy có ý nghĩa gì?
 - Thể hiện sinh động nỗi khổ của nhà thơ.
? Vậy các yếu tố tự sự miêu tả trong bài thơ này có vai trò gì?
 - Từ việc kể sự việc và miêu tả sự việc tác giả đã bày tỏ tâm trạng cảm xúc của mình trong bài thơ này.
GV: Như vậy các yếu tố tự sự miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc và khát vọng lớn lao của mình.
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ 2
? Em hãy cho biết phương thức biểu đạt trong từng đoạn văn 1?
Đ1: Miêu tả + tự sự: Miêu tả bàn chân của bố, kể chuyện bố ngâm chân.
Đ2: Miêu tả + tự sự: Hồi tưởng và kể lại sự đau đớn của bố.
Đ3: Biểu cảm trực tiếp
? Việc sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả + biểu cảm trong từng đoạn có tác dụng gì?
 + ở đoạn 1: Làm nền cho tác giả bộc lộ cảm xúc thương bố.
 + ở đoạn 2: Khêu gợi niềm cảm xúc nơi người đọc.
GV: Như vậy qua phân tích hai ví dụ ta thấy để bộc lộ tình cảm một cách sâu sắc người viết đã kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để gửi gắm cảm xúc và khêu gợi sự đồng cảm của người đọc.
? Vậy muốn bộc lộ, gửi gắm cảm xúc của mình đối với thế giới xung quanh ta làm bằng cách nào?
* Muón phát biểu cảm xúc suy nghĩ ta hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc 
? Vậy các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm có gì khác với các yếu tộ tự sự trong văn tự sự và yếu tố miêu tả trong văn miêu tả?
**Tự sự, miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh 
? Vậy qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ điều gì?
 Cho HS đọc ghi nhớ sgk 
 II. Luyện tâp (20’)
Bài tập 1: Cho hs đọc bài tập, nêu yêu cầu của bài tập 
 - Kể lại bài thơ bằng văn xuôi nội dung bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
? Muốn kể lại được ta phải làm như thế nào?
 - Phải bám sát vào nội dung bài thơ.
GV gợi ý: Tả cảnh gió thu ra sao? Gió đã gây ra tai hoạ gì?
 - Kể lại diễn biến nhà tranh bị tốc mái.
 - Hành động của lũ trẻ và thái độ của nhà thơ.
 - ước mơ của nhà thơ trong đêm mưa.
 Cho hs thảo luận nhóm trong (2’)
GV: Gọi học sinh thay mặt nhóm trình bày 
 HS nhận xét bài làm của các nhóm khác
? Trong bài thơ, tác giả có tả kể một cách chi tiết sự việc hay không?
? Chỉ ra các chi tiết hình ảnh tiêu biểu?
? Những chi tiết ấy giúp nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì?
Bài tập 2: Gợi ý hs về nhà làm 
 Viết lại thành văn bản biểu cảm văn bản Kẹo mầm
? Khi viết lại theo cách biểu cảm em dự định có thay đổi gì?
 + Tự sự: Sự việc chuển đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước 
 + Miêu tả: Cảnh chải tóc của mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ 
 + Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết 
 D. Củng cố: (3’)
 ? Nêu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 ? Khi làm văn biểu cảm ta cần sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào cho phù hợp 
 E. Hướng dẫn Về nhà (1’).
 Học thuộc phần ghi nhớ sgk và làm hoàn chỉnh bài tập 2
 Tìm hiểu trước bài thơ Cảnh khuya; Rằm tháng giêng 
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 11.doc