Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Kiểm tra văn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Kiểm tra văn

Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm “ Tôi đi học” ?

 A. Tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.

 B. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên.

 C. Tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.

 D.Tô đậm niềm vui sướng của nhân vật tôi vào ngày khai trường đầu tiên.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1335Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 41: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11
Tiết 41
 KIỂM TRA VĂN.
a. Ma trận:
Mức độ
Nội dung
N Biết
T HIỂU
VD THẤP
VD CAO
TỔNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện
Kí 
Việt 
Nam.
Tôi đi học.
1,9
0.5 đ
2
Trong lòng mẹ.
2,10,11
0.75 đ
3
Tức bờ.
3
0.25 đ
1
3 đ
1
1
Lão Hạc.
4
0.25 đ
2
4 đ
1
1
Truyện 
Nước
Ngoài.
Côdiêm.
5
0.25 đ
1
Đánhgió.
6
0.25 đ
1
Chiếc.cùng.
7
0.25 đ
1
Hai cây phong.
8,12
0.5 đ
2
Câu
3
9
1
1
12
2
Tổng 
Điểm
0,75
2,25
2
4
3
7
b. Đề, đáp:
2. Đề bài: 
I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng:
Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm “ Tôi đi học” ?
 A. Tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
 B. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên.
 C. Tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.
 D.Tô đậm niềm vui sướng của nhân vật tôi vào ngày khai trường đầu tiên.
Câu 2: Văn bản “ Trong lòng mẹ” thể hiện nội dung nào là chủ yếu ?
A. Sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ. C. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
B.Nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. D.Tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.
Câu 3: Vì sao chị Dậu lại được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. ?
A. Người nông dân khổ nhất. B. Người nông dân mạnh mẽ nhất.
C. Người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự đàn áp .
D. Người phụ nữ nông dân chịu nhiều cực khổ mà vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp.
Câu 4:Truyện ngắn “lão Hạc” của Nam Cao viết về tầng lớp nào trong xã hội ?
A. Nông dân. B. Tiểu tư sản. C. Trí thức. D. Thương nhân.
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện “ Cô bé bán diêm”?
A.Một bút kí có tính chất phê phán. C. Một tiểu thuyết có tính chất hài kịch
B.Một truyện ngắn có tính chất bi kịch. D. Một hồi kí có tính chất thần kì.
Câu 6: Tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc- van -téc viết để ?
A. Nói về giới quý tộc của Tây Ban Nha. C. Ca ngợi hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê.
B.Mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân. D.Chế giễu loại tiểu thuyết này.
Câu 7: Vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá một cách trực tiếp ?
A. Xiu muốn kể lại sự việc đó cho giôn-xi nghe. B. Đó là sự việc không quan trọng.
C. Nhà văn muốn tạo ra cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ.
D. Đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước.
Câu 8: Văn bản “Hai cây phong” người kể chuyện tự giới thiệu mình làm nghề gì. ?
A. Nhà văn. B. Họa sĩ. C. Nhạc sĩ. D. Nhà báo.
Câu 9:Theo em nhân vật chính trong tác phẩm “ Tôi đi học” được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào ?
A. Lời nói. B. Cử chỉ. C. Ngoại hình. D. Tâm trạng.
Câu 10:Văn bản “ Trong lòng mẹ” mục đích chính của tác giả khi viết : “ Tôi cười dài trong tiếng khóc” là gì ?
A. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô. 
B. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, uất ức, căn giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ của mình.
C. Nói lên sự căn giận của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe cô nói về việc làm của mẹ.
Câu 11: Theo em từ “rất kịch” trong câu văn “nhưng, nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp” nghĩa là gì ?
A. Đẹp. B. Hay. C. Giả dối. D. Độc ác.
Câu 12: Văn bản “Hai cây phong” được trích từ tác phẩm nào ?
A. Truyện ngắn “Người thầy đầu tiên”. C. Tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê”.
B. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” D. Truyện ngắn “Cô bé bán diêm”.
II. Tự luận: (7điểm)
Câu 1: (3 điểm) 
Tóm tắt văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn (khoảng 6 đến 7 dòng).
Câu 2: (4 điểm)
Hãy làm rõ tâm trạng của bé Hồng bất ngờ gặp mẹ và cảm giác khi nằm trong lòng mẹ ? 
Đáp án.
I. Trắc nghiệm: (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ý đúng
A
C
D
A
B
C
D
B
D
B
C
A
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II. Tự luận: (7 đ)
Câu 1: Tóm tắt đoạn văn:
 Yêu cầu:
- Ngắn gọn (khoảng 6 đến 7 dòng) nhưng đủ ý khái quát nội dung và diễn biến chính của toàn văn bản. (2,5 đ)
- Đúng ngữ pháp, chính tả. (0,5 đ)
Câu 2:Tâm trạng bé Hồng bất ngờ gặp mẹ và cảm giác khi nằm trong lòng mẹ.
- Tiếng gọi “Mợ ơi!Mợ ơi”Cuống quýt, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hi vọng.. (1 đ) 
- Tâm trạng: Hi vọng tuột cùng mong sao người đó chính là mẹ của mình.
- Niềm vui sướng vô bờ khi được nằm trong lòng mẹ, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan.. (1 đ)
- Khi ở trong lòng mẹ những phiền muộn, sầu đau, tủi hổ chớp mắt trôi đi chỉ còn lại lòng kính yêu mẹ vô bờ (1 đ)
=> Sung sướng, hạnh phúc vô cùng khi người đó là mẹ và được nằm trong lòng mẹ. (1 đ)
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
a. Ma trận:
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
VD Thấp
VD Cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Từ tượng hình, tương thanh.
1,2
0,5 đ
1b(1đ)
3
2. Tình thái từ
3,6
0,5 đ
2
3. Dấu ngoặc kép, ngoặc đơn, hai chấm.
4(0,25)
1
4. Thán từ.
5(0,25)
1
5. Nói quá.
7(0,25)
1
6. Nói giảm, nói tránh.
8,9(1,25)
2
7. Trường từ vựng.
1a(1 đ)
1
8. Câu ghép.
1c(1d)
 Tổng Câu
2
7
1
1
11
 Điểm
0,5
2,5
3
4
10
b. Đề, đáp:
I. Trắc nghiệm: (3 đ)
Câu 1: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?
A . Móm mém. B. Hu hu. C. Lang thang. D. Chua chát.
Câu 2: Từ nào dưới đây là từ tượng hình ?
A. Ăng ẳng. B. Gâu gâu. C. Ư ử. D. Ve vẩy.
Câu 3: Trong câu: “ Em bé reo lên, cho cháu đi với” từ nào là tình thái từ ?
A. Em. B. với. C. cháu. D. đi.
Câu 4: Dấu ngoặc kép trong “ Đập đá ở Côn lôn” được dùng để làm gì ?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dùng trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai.
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sandẫn trong câu.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Trong câu : “ Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!” từ nào sau đây là thán từ ?
A. Đêm B. Ơi. C. Thu. D. Lắm.
Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ ?
A. Những tên khổng lồ nào cơ. B. Nếu vậy tôi chẳng biết trả lời ra sao.
C. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư ? D. Giúp tôi với, lạy chúa.
Câu 7: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau: 
“ Bác ơi tim bác mênh mông thế
 Ôm cả non sông mọi kiếp người” (Tố Hữu)
A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
B. Nhấn mạng sự dũng cảm tuyệt vời của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh tình thương bao la của Bác Hồ.
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng rãi của Bác Hồ.
Câu 8: Biện pháp nói giảm, nói tránh trong câu thơ sau nói lên điều gì ?
 “ Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 ( Tây Tiến – Quang Dũng)
A. Cái chết. B. Sự vất vả. C. Sự nguy hiểm. D. Sự xa xôi.
Câu 9: Chọn một từ ở cột A điền vào chỗ trống trong câu ở cột B để được các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?
Cột A
Cột B
Nối
1. Anh ấy..khi nào ?
a. phúc hậu
1->
2. Em.đi chơi nhiều như vậy.
b. hiếu thảo
2 ->
3. Bà ta không đượccho lắm!
c. hi sinh
3 ->
4. Cậu nênvới bạn bè hơn.
d. không nên
4 ->
e. hòa nhã.
II. Tự luận: (7 đ)	
Câu 1: (3 đ)“.Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cài miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” (Lão Hạc – Nam Cao)
a. Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể người ?
b. Tìm trong đoạn trích những từ tượng hình, tượng thanh:
c. Xác định cụm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ?
“Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.”
Câu 2: Viết đoạn văn chủ đề về buổi lao động của lớp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. (4 đ)
3. Đáp án:
I. Trắc nghiệm: ( 3 đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Ý đúng
B
D
B
C
B
B
C
A
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9: 1->c, 2 ->d, 3 ->a, 4- >e.
II. Tự luận: ( 7 đ)
Câu 1: “.Mặt lão đột nhiên co rúm lại. những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” ( Lão Hạc – Nam Cao)
a. Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể người ?
Mặt, mắt, đầu, miệng. (1 đ)
b. Tìm trong đoạn trích những từ tượng hình, tượng thanh: móm mém, hu hu. (1 đ)
c. Xác định cụm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ? (1 đ)
“Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên/ và /cái miệng móm mém của lão/ mếu như con nít.”
 CN VN CN VN
- Quan hệ ý nghĩa: Dùng từ “ và” là quan hệ từ, tác dụng nối quan hệ đồng thời.
Câu 2: Viết đoạn văn chủ đề về buổi lao động của lớp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. (4 đ)
 - Nội dung lao động
 - Sử dụng đúng ba loại dấu câu theo yêu cầu.
 - Viết gợi cảm.
Tuần 17
Tiết *
 KIỂM TRA HỌC KÌ I .
1. Giáo viên: Ra đề đáp, ma trận.
A. MA TRẬN
 MỨC ĐỘ
 NỘI DUNG 
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG
THẤP
CAO
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
VĂN HỌC
TÁC GIẢ
Câu 1
(0.25đ)
1
THỂ LOẠI
Câu
2,12
(0.5đ)
2
NỘI DUNG
3
Câu
4,11
(0.5đ)
3
TIẾNG VIỆT
BIỆN PHÁP 
TU TỪ
Câu 5
(0.25đ)
2
Câu 7
(0.25đ)
TRƯỜNG TỪ VỰNG
Câu 6,9
(0,5 )
2
Thán từ
Câu 8
(0,25)
1
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Câu 10
(0.25)
Câu 1
(2 đ)
2
TLV
Tự sự
Câu 2
(5đ)
1
TỔNG SỐ CÂU
4
8
1
1
14
TỔNG SỐ ĐIỂM
1
2
2
5
10
ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn đáp án đúng nhất. 
	 “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta. Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổitoàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương” 
 (Trích Ngữ văn 8 - tập 1)
Câu 1: (0.25 điểm) Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Thanh Tịnh. 	 B. Nguyên Hồng. C. Nam Cao. D. Ngô Tất Tố.
Câu 2: (0.25 điểm) Đoạn trích trên thuộc thể loại gì ?
A. Tiểu thuyết. 	B. Truyện ngắn.	 C. Tùy bút.	 	 D. Truyện vừa. 
Câu 3: (0.25 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Tôi đi học. B. Trong lòng mẹ. C. Lão Hạc. D. Tức nước vỡ bờ.
Câu 4: (0.25 điểm) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
 	A. Thương lão Hạc. B. Ghét lão Hạc. 
 	C. Bực bội lão Hạc. D. Đồng cảm với nổi khổ của lão Hạc.
Câu 5: (0.25 điểm) Câu văn: “Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” sử dụng phép tu từ nào?
	A. Liệt kê. 	 B. So sánh. C. Ẩn dụ. 	 D. Nhân hóa. 
Câu 6: (0.25 điểm) Các từ: “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào?
 A. Năng lực. B. Tính cách.	 C. Trí tuệ.	 D.Tình cảm.
Câu 7: (0.25 điểm) Từ ngữ nào được dùng theo lối nói giảm nói tránh ?
A. Ngậm ngùi. 	B. Man mác	. C. Nước mây. 	D. Thôi rồi.
Câu 8: (0.25 điểm) Từ “Này” trong câu: “Này! Ông giáo	ạ ! Cái giống nó cũng khôn !”(Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây ?
A. Thán từ. B. Quan hệ từ. C. Trợ từ. D. Tình thái từ.
Câu 9: (0.25 điểm) Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người ?
 A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò.
	B. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động.
	C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm.
	D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, âu yếm.
Câu 10: (0.25 điểm) Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “ Lũ học trò chúng tôinhư bầy chim non xếp hàng vào lớp” là phù hợp nhất ?
	A. Sợ hãi. B. Hồi hộp. C. Lúng túng. D. Ríu rít.
Câu 11: (0.25 điểm)Nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết ?
A. Lão Hạc ăn bả chó. B. Lão Hạc ân hận vì chót lừa cậu vàng.
C. Lão Hạc quá thương con. D. Lão Hạc không muốn liên lụy đến mọi người.
Câu 12: (0.25 điểm)Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ?
	A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm. B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận.
C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận. C. Tự sự, miêu tả và nghị luận.
II. TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau:
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” 
 (Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 2: (5 điểm)
 	Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ nhất về người bạn thân của em.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp
C
B
C
D
A
B
D
A
B
D
C
A
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
II. TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị: 
	- Từ tượng hình: móm mém. ( 0,5 đ)
	- Từ tượng thanh: hu hu. ( 0,5 đ)
	- Giá trị biểu hiện: Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao. (1 đ)
Câu 2: (5 điểm)
	1. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu chung về chiếc nón lá.	 
	2. Thân bài: (3 điểm)
- Hình dáng.
- Nguyên liệu.	
- Cấu tạo.
- Tác dụng.
- Biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.	
	3. Kết bài: 	(1 điểm )	Cảm nghĩ về chiếc nón lá.
 III. YÊU CẦU CHẤM: 
	- Đảm bảo tốt các yêu trên: Diễn đạt trong sáng, trôi chảy, không sai chính tả, dùng từ câu phù hợp. (5 điểm) 
	- Đầy đủ bố cục, câu, từ, đoạn đôi khi viết chưa tốt, sai lỗi ít. 
 (3 - 4 điểm) 
	- Trình bày còn thiếu ý, nội dung sơ sài, câu từ lủng củng, sai chính tả nhiều. (1- 2 điểm) 
	- Lạc đề, bỏ giấy trắng. (0 điểm)
 (Trên cơ sở đó giáo viên chấm điểm lẻ là 0,5 ở các thang điểm trên).

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra su co ma tran moi.doc