Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 43: Từ đồng âm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 43: Từ đồng âm

A- Mục tiêu cần đạt

- Hiểu được thế nào là từ “ đồng âm”

- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm

- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm

B- Chuẩn bị

- GV: Giáo án + SGK

- HS: Bài soạn + SGK

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 43: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/11/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
TuÇn: 11 - TiÕt: 43
TỪ ĐỒNG ÂM
A- Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được thế nào là từ “ đồng âm”
- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm
B- Chuẩn bị
- GV: Giáo án + SGK 
- HS: Bài soạn + SGK
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1- Thế nào là từ trái nghĩa? Khổ thơ sau có mấy cặp từ trái nghĩa?
 	 “ Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí 
 Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
 Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo”
 	 ( Tố Hữu)
A. 3 cặp	B. 4 cặp	C. 2 cặp	D. 5 cặp 
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Giờ trước các em đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Hôm nay chúng ta cùng tìm hểu về từ “ đồng âm” . Vậy từ đồng âm là từ như thế nào ? Sử dụng từ đồng âm trong những trường hợp nào ? Chúng ta cùng phân tích ngữ liệu
* HĐ2- Hình thành kiến thức 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
õNgữ liệu
Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên
Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng 
- Đọc các NL trên, giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2 ngữ liệu ấy?
+ Lồng 1: Chạy cất cao vó lên với 1 sức hăng đột ngột rất khó kìm dữ do quá hoảng sợ 
+ Lồng 2 : Đồ vật đan thưa bằng tre, nứa kim loại, dùng để nhốt chim, gà 
- Thử tìm các từ có thể thay thế cho từ “ lồng” ?
Lồng 1( tế, phóc, vợt, phi)
Lồng 2( chuồng, rọ..)
- Nghĩa của các từ trên có liên qu gì đến nhau không ? ( không liên quan)
- Gọi 2 từ “lồng” ở NL trên là từ đồng âm.
- Em hiểu như thế nào là từ đồng âm ?
- Tìm thêm những VD khác về từ đồng âm?
- HS đọc ghi nhớ 1 (135)
VD: Khoai lang - ông lang
Bò đi – con bò
- Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của 2 từ “lồng” ở NL trên ?
( Dựa vào ngữ cảnh tức là các câu văn cụ thể )
- từ “kho” trong câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ?
Kho 1cách chế biến thức ăn
 chỗ chứa đựng hàng hoá
- Hãy thêm vào câu 1 vài từ để câu trở thành đơn nghĩa ?
Đưa cá về nhà kho
Đưa cá về đê nhập vào kho
- Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do đồng âm gây ra, cần chú ya gì khi giao tiếp?
- HS đọc ghi nhớ ( SGK )
HĐ3- Hướng dẫn luyện tập
- Tìm từ đồng âm với những từ sau : thu, cao, ba, tranh, sanh, anm, sức, nhè, tuốt, môi 
- Tìm các nghĩa khác nhau của từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?
- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm?
I- Bài học
1, Thế nào là từ đồng âm
- Giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau
* Ghi nhớ 1 (135)
( GV lưu ý: phân biệt với từ nhiều nghĩa )
VD: Chân đi ( cày ) Từ nhiều nghĩa là
Chân chân bàn từ mà các nghĩa
 chân tường của nó có mối quan hệ ( bộ phận dưới cùng )
2, Sử dụng từ đồng âm
- Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh
- Thêm vào câu 1 vài từ để cụ thể nghĩa 
* GV: Trong cuộc sống nhất là trong văn chương, người ta thường lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ vấn đề này sẽ học bài “Chơi chữ”
* Ghi nhớ 2 ( 136)
II-Luyện tập
Bài tập 1 
 Đo chiều cao
- Cao Cao hổ cốt 
- Ba Ba má tôi
 Hạng ba ( con số trong dãy số TN) 
- Tranh Mái nhà tranh
 Bức tranh
- Sang Sang sông ( di chuyển )
 Người sang( có tiên tài, danh 
 vọng)
 khách sang( g/ trị cao, đắt tiền, l/sự)
- Nam: -Phương nam( 1trong 4 phương chính)
 -Nam giới ( người giới nam)
- Sức - Sức người( Khả năng lđ, làm việc )
 - Tri huyện sức lý tưởng đốc thuế (truyền lệnh cho cấp dưới bằng VB)
 -Sức mua(khả năng mua sắm hàng hoá)
- Nhè - Nhè chỗ hiểm mà đánh
 - Chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác 
 - Em bé nhè cơm( dùng lưỡi đẩy ra khỏi miệng)
 - Khóc nhè ( hờn khóc, nói kéo dài giọng 1cách khó chịu )
- Tuốt - Tuốt lá( vuốt mạnh 1 vật theo suốt chiều dài khiến nó rơi
 - Như nhau tuốt( giống nhau tất)
- Môi - Môi hở răng lạnh( nếp thịt mềm làm thành cửa miệng
 - Môi canh( đồ dùng để múc T.Ă )
Bài tập 2
a, Bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân 
VD: Khăn quàng cổ
-Bộ phận của 1 sự vật nào đó như yếm, giầy
VD: giầy cao cổ
- Chỗ eo lại ở phần đầu 1 số đồ vật, nối kiền thân với miệng 1 số đồ đựng.
VD: Cổ chai
b, Thuộc về 1 thời xa xưa trong lịch sử
VD: Ngôi chùa cổ
Bài tập 3
- Mọi người ngồi quanh bàn để bàn công việc
- Con sâu nằm sâu tít trong cuống lá
- Năm nay em bé vừa tròn năm tuổi
Bài tập 4
Anh chàng trong truyện đã sử dụng cách dùng từ đồng âm để lấy lý do không trả cái vạc cho hàng xóm
- Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh và hỏi anh ta: “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà” ? Thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua 
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Khái quát bài
- Nhấn mạnh cách sử dụng từ đồng âm
2- HDVN
- Học thuộc bài
- Hoàn thành bài tập
- Xem trước bài: “ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm”

Tài liệu đính kèm:

  • docT43.doc