Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểucảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểucảm

 A.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS hiểu:

 - Vai trò của các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng

 - Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó vào văn biểu cảm

 B.Chuẩn bị:

 - SGK,SGV Ngữ văn 7

 -Bảng phụ

 C.Các hoạt động trên lớp

 

doc 144 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1188Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểucảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12 Ngày soạn 09/11/2009
Tiết 44:
CáC YếU Tố Tự Sự MIÊU Tả
TRONG VĂN BIểuCảM
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS hiểu:
 - Vai trò của các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng
 - Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó vào văn biểu cảm
 B.Chuẩn bị:
 - SGK,SGV Ngữ văn 7
 -Bảng phụ
 C.Các hoạt động trên lớp
 * Bài cũ :
 - Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ:”Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ?
 -Tinh thần nhân đạo,lòng vị tha cao cả của tác giả được thể hiện ntn?
 * Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1:
HS đọc lại bài thơ”Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Chỉ ra các yếu tố tự sự trong bài thơ và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ
Các yếu tố tự sự ,miêu tả trong bài thơ có vai trò gì
GV:Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đố tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc
GV gọi h/s đọc đoạn văn (sgk)
-Đoạn văn được chia làm mấy phần nhỏ chỉ ra các yếu tự sự và miêu tả trong đoạn văn
Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?
Vai trò của các yếu tố tự sự miêu tả trong đoạn văn ntn?
Đoạn văn trên miêu tả tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối yếu tố tự sự và miêu tả ntn?
GV:Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc .Do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc ,phong cảnh
Nội dung bài học
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Bài thơ được chia làm 4 đoạn
Đoạn 1 Tự sự kết hợp với miêu tả
- Hai câu đầu là tự sự
- Ba câu sau là miêu tả
=>Có vai trò tạo ra bối cảnh chung
Đoạn 2:Tự sự kết hợp với biểu cảm tâm trạng bất lưc ,uất ức vì già yếu
Đoạn 3: Tự sự và miêu tả(6 câu đàu)Kết hợp biểu cảm(2 câu cuối)
Cam phận ,tâm trạng ít ngủ trằn trọc lo lắng
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp tình cảm cao thượng vươn lên sáng ngời. Mơ ước có một ngôi nhà che khắp thế gian
=>Các yếu tố miêu tả tự sự có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc 
HS nghe giảng 
 * Đoạn văn (sgk)
Phần 1:
 Miêu tả bàn chân của bố từ những ngón chân gan bàn chân... mu bàn chân....
Phần 2:
 Tự sự:Kể chuyện bố ngâm chân....cảm nhận sự khó khăn ,vất vả của bố làm nnền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài
Phần 3:
 Biểu cảm :Thương bố
=>Việc miêu tả bàn chân của bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối ,bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương vẽ bố ở cuối bài
=>Khêu gợi tình cảm ,cảm xúc
=>Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết
Ghi nhớ: SGK
 II. Luyện tập:
 1.GV hướng dẫn HS viết bài tập 1- HS trình bày GV nhận xét
 2.Yêu cầu viết lại thao diễn đạt riêng của HS.Đây là bài tập mô phỏng yêu cầu HS kết hợp tự sự,miêu ta để biểu cảm:.
 - Tự sự : Chuyển đổi tóc rồi lấy kẹo mềm ngày trước
 Miêu tả: Cách chải tóc của người mẹ ngày xưa hình ảnh người mẹ:
 Biểu cảm lòng nhớ mẹ khôn xiết
 D.Hướng dẫn học ở nhà:
 -Về nàh học kỉ phần ghi nhớ
 -Ôn lại bài đã học
 -Xem và chuẫn bị trước bài mới”Cảnh Khuya-Rằm tháng giêng”
Tuần12 Ngày soạn 10 /11 /2009 
Tiết 45: Cảnh khuya,Rằm tháng giêng
(Nguyên tiêu)
Hồ Chí Minh
 A .Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS :
 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước ,phong thái ung dung của Hồ Chí Minh thể hiện trong hai bài thơ .
 - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc về ngệ thuật của hai bài thơ 
 B. Chuẩn bị :
 - SGK ,SGV ,bài soạn ,chân dung Hồ Chí Minh , bức ảnh trong sgk phóng to
 C.Các hoạt động dạy học :
 *Bài củ: ?ở lớp 6 các em đã được học những văn bản nào của tác giã Hồ Chí Minh? Em hảy đọc thuộc lòng một bài thơ mà em cho là hay nhất ?
 - GV nhận xét -khen đọng viên HS 
 * Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1:
HS chú ý đọc phần chú thích dấu *
Em hảy nêu những hiểu biết của em về tác gĩa ?
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
Hoạt động 2:
- GV hướng dẩn HS đọc thơ -Đọc diễn cảm đúng nhịp thể hiện tâm trạng của tác giã 
-GV đọc một lần -Sau đó gọi HS đọc 
-GV nhận xét cách đọc của các em 
?Cả hai bài thơ được sáng tác theo thể loai nào ?Bản phiên âm và dịch thơ có gì khác?
 HS đọc bài 
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào ?
?Vào thời điểm nào?
ở câu 1 tác giã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?Tác dụng của nó?
(Tìm một số câu thơ tả về tiếng suối mà em biết )
?Theo em tại sao tác giã nghe tiếng suối như tiếng hát ?
Như vậy vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là :
a.Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hoá 
b .Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động 
c .Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của đường thi 
d .kết hợp giữ miêu tả và biểu cảm trực tiếp 
Hai câu sau nói lên điều gì ?Tâm trạng của nhà thơ như thế nào ?
Vì sao Bác lại chưa ngũ ?
Em hiểu gì về tâm hồn của người qua văn bản này ?
 HS đọc bài 
Bức tranh thiên nhiên được tác giã vẽ lên như thế nào ?vào thời điểm ra sao?
Nêu vẽ đẹp về không gian của bài thơ?
GV treo bức tranh lên bảng 
Trên dòng sông đó xuất hiện ai ?Và đang làm gì ?
Qua đó cho biết tác giã là người như thế náo ?
Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ trên là ?
a.Sử dụng biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao
b. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ diển vừ toát lên sức sống của thời đại 
c. Tâm hồn thi sỉ kết hợp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh
d.Cã 3 phương án trên đều đúng 
Nội dung bài học
 I .Đọc - Hiểu chú thích
 1. Tác giả - tác phẩm
 * Tác giả : -(1890-1969)
-Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc việt nam 
-Người anh hùng dân tộc 
-Danh nhân văn hoá thế giới ,nhà văn lớn ......
 *.Tác phẩm
 - Viết ở Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược 
 2. Từ khó
II.Đọc -Hiểu văn bản 
-HS đọc bài 
-Thất ngôn tứ tuyệt =>4câu mỗi câu 7 chữ 
-HS nêu
* Văn bản : Cảnh khuya
- Tiếng suối chảy 
- ắnh trăng ,cây cổ thụ ,hoa...
- Bức tranh thiên nhiên về cảnh khuya ở rừng Việt Bắc
-So sánh =>Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
-Làm cho thiên nhiên trở nên gần gủi với con người
- Đêm ở đây rất yên tĩnh ,khuya ,tác giã rất chú ý đến cảnh thiên nhiên 
HS nêu
-Tâm trạng nhà thơ =>chưa ngũ (điệp từ )
- Say mê vễ đẹp đêm trăng thiên nhiên 
- Lo lắng trằn trọc vì vận mệnh của đất nước 
-Yêu nước, thương dân
HS đoc văn bản
 * Văn bản :Rằm tháng giêng
Đêm rằm tháng giêng ,trăng rằm tròn vành vạnh,trời trong xanh ,gió mát ,ở giữa dòng sông trên rừng Việt Bắc 
- Không gian cao rộng ,bát ngát mênh mông ,tràn đầy ắnh trăng .Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn =>sức xuân đang tràn ngập cả đất trời=>Tạo ra một vẽ đẹp huyền ảo 
- Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng đang bàn bạc công viêc một cách bí mật 
-Yêu thiên nhiên đất nước 
-Ung dung lạc quan 
HS nêu
* GI nhớ: SGK 
HS đọc gi nhớ 
 - GV đọc một số bài thơ viết về trăng của Người 
 D. Hướng dẩn học ở nhà :
 Về nhà học thuộc lòng hai bài thơ 
 Ôn tập phần tiếng việt để tiết sau kiểm tra Tiếng việt 
 Tuần 12 Ngày soạn 12/11/2009
Bài12
 Tiết 46: Kiểm tra Tiếng việt
 A. Mục tiêu cần đạt :
 - Qua đây để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS
 - Rèn luyện ý thức tự giác của học sinh khi làm bài
 - Kỉ năng áp dụng lý thuyết vào làm bài tập trắc nghiệm
 B.Hoạt động trên lớp ;
 GV thông qua đề ra -đề chẵn lẽ 
 Phát đề cho HS làm -GV theo giỏi hết giờ thu bài về nhà chấm 
 Đề ra: (Chẵn ) 
 I.Trắc nghiệm : (5điểm)
 * Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi
 1.Từ nào sau đây có thể điền vào chổ trống trong mỗi câu sau : Nhai, nhả ,ăn ,chở .
 A Tàu vào cảng .................than 
 B.Em bé đang ...................cơm 
 2.Tìm từ trái nghĩa với những từ đã cho sau :
 Chín : - Quả chín 
 - Cơm chín 
 3.Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai (Điền chữ Đ vào câu đúng và chữ S vào câu sai ) 
 a. Hễ học giỏi đẹp trai 
 b. Nó rất thân ái với bạn bè 
 c . Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng 
 d. Nhà em ở xa trường ,em đến trường đúng giờ 
 4. Phân biệt nghĩa của từng yếu tố Hán việt trong các từ Hán việt sau :
 Thi ca 
 Tồn vong 
 Quốc kì 
 5. Đặt câu với với mỗi cặp từ đồng âm sau :
 a. Đào (dt) - Đào (đ t) , b. Sâu (d t) -Sâu (tính từ) , c. Cưa (dt) - Cưa (đ t)
 II. Tự luận (5 điểm )
 1. Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho mỗi loại một ví dụ minh hoạ 
 2.Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu trong đó có sử dụng từ trái nghĩa ? (gạch chân các từ trái nghĩa đó )
 Đề lẻ :
 I .Trắc nghiệm :(5 điểm )
 * Đọc câu hỏi và trả lời :
 1.Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ chết trong câu "Chiếc ô tô bị chết máy"
 Khoanh tròn vaò chữ cái mà em cho là đúng nhất:
a) Mất b) Hỏng c) Đi d) Qua đời
 2. Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai
 Điền chữ Đ vào câu mà em cho là đúng và chữ S vào câu sai
 a.Nó,tôi cùng nhau đến câu lạc bộ
 b. Bố mẹ rất buồn con
 c. Nó đến trường xe đạp
 d. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
 3.Tìm từ trái nghĩa với những từ đã cho sau
 Lành: - áo lành
 - tính lành
 4.Phân biệt nghiã của từng yếu tố hán viêt
 Hoan hỷ
 Sinh tử
 ái Quốc
 5. Đặt câu với mổi cặp từ đồng âm sau
 a.Cày(Danh từ) - Cày động từ
 b. Năm (Danh từ) - Năm (số từ)
 c.Khoá (Động từ) - Khoá (Danh từ)
 II. Tự luận: (5 điểm )
 1.Phân biệt từ dồng nghĩa và từ đồng âm ? Cho ví dụ?
 2.Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 -> 10 câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa
 Gạch chân dưới các từ đồng nghĩa đó?
 đáP áN Và BIÊủ ĐIểM
 (Đề chẵn )
 I.Trắc nghiệm 
 Làm đúng một câu cho 1 điểm 
 Câu 1 điền từ (ăn)
 Câu 2 xem lại bài từ trái nghĩa có thể điền: Cơm chín=>cơm sống 
 Quả chín =>quả xanh
 Câu 3 Câu đúng : c 
 Câu 4 Xem lại bài từ Hán Việt 
 Câu 5 Đặt câu :Ví dụ Bác Đào đang đào đất trồng rau 
 dt đt
 -HS đặt các câu còn lại 
 II. Tự luận 
 Xem lại bài đồng âm và bài từ trái nghĩa
 -Viết đoạn văn trong đó có sử dụng các từ đồng nghĩa 
 -Bài viết có nội dung ,có tính liên kết ,mạch lạc 
 Đề lẽ:
 I.Trắc nghiệm:
 Câu 1: Điền từ '' hỏng''
 Câu 2: Câu d đúng 
 Câu 3 áo lành - áo rách 
Tính lành - tính ác
 Câu 4: Học sinh xem lại bài từ Hán Việt 
 Ví dụ: ái :yêu; quốc :nước
 Câu 5: Đặt câu 
 Ví dụ ổ khoá này được dùng để khoá cửa
 II .Tự luận 
 Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng từ đồng nghĩa
 Trình bày sạch sẽ ,đẹp 
 C. Hướng dẫn học ở nhà :
 - Về nhà ôn lại bài củ
 - Xem và soạn trước để tiết sau trả bái viết số 2 
 Tuần12 Ngày soạn 14/11/2009
Bài12
Tiết 47: Trả bài tập làm văn số 2 văn biểu cảm
 A.Mục tiêu cần đạt :
 - Giúp HS tự đánh giá được khả năng viết văn bản biểu cảm của mình .Tự sửa các lổi thường gặp trong bài văn thông qua tiét trả bài
 - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm,kỉ năng viết văn bả ... kiến va-ren và Phan Bội Châu 
* Ghi nhớ 
HS đọc 
HS lấy ví dụ 
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối 
-Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (Có thể coi là từ mượn )
Ví dụ :Ra-đi-ô 
-Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang 
* Ghi nhớ:
HS đọc 
III. Luyện tập
 Bài tập 1: 
Gợi ý : 
a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích ,giải thích 
b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích ,giải thích 
c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật bộ phận chú thích ,giải thích 
d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Hà Nội -Vinh )
e. Dùng để nối các bộ trong một liên danh ( Thừa Thiên -Huế )
Bài tập 2: Công dụng của dấu gạch nối 
Dùng để nối các tiếng trong tên nước ngoài
Bài tập 3:
 a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước
 C. Hướng dẩn học ở nhà 
 Nắm vững nội dung bài học ,khắc sâu ghi nhớ .
 Làm bài tập số ba
 Chuẩn bị trước phần Tiếng Việt để tiết sau ôn tập được tốt hơn 
 Tuần 31 Ngày soạn 28/04/2009
Bài 30
 Tiết 123: Ôn tập tiếng việt 
 A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
 - Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập
 B. Chuẩn bị:
 GV: - Nghiên cứu và hệ thống lại phần lí thuyết.
 - Chuẩn bị một số bài tập
 HS: Chuẩn bị ở nhà theo hệ thống ở (sgk)
 C. Tiến trình tổ chức
 * ổn định lớp
 * Bài cũ: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
 * Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ôn tập
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s ôn tập phần lí thuyết các kiểu câu đơn đã học
Theo phân loại mục đích nói gồm những kiểu câu nào?
GV yêu cầu h/s nhớ và nhắc lại các khái niệm về các kiều câu này?
GV cùng h/s cả lớp nhận xét- sung- kết luận
Phân loại theo cấu tạo thì có những kiểu câu nào?
Câu bình thường có cấu tạo như thế nào
Câu đặc biệt có cấu tạo ntn?
GV yêu cầu h/s lấy ví dụ
GV nhận xét – kết luân
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s ôn tập lí thuyết các dấu câu đã học
Em hãy nêu công dụng của các dấu câu đã học
HS nhận xét
GV nhận xét – kết luận
Em hãy cho biết giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối khác như thế nào?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh làm một số bài tập (sgk)
GV dặn dò h/s chuẩn bị ở nhà
1. Các kiểu câu đơn đã học
 a. Phân loại theo mục đích nói
 - Câu nghi vấn
 - Câu trần thuật
 - Câu cầu khiến
 - Câu cảm thán
 b. Phân loại theo cấu tạo
- Câu bình thường: Có cấu tạo theo mô hình CN-VN
 - Câu đặc biệt: Không theo mô hình CN-VN
2. Các dấu câu đã học
 - Dấu chấm
 - Dấu chấm hỏi
 - Dấu phẩy
 - Dấu chấm phẩy
 - Dấu chấm lửng
 - Dấu gạch ngang
àDấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài, những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang 
3. Bài tập (SGK)
 Bài 20: bài tập 1- trang 29 (sgk)
 Bài 29: Bài tập 2, 3 – trang 123 (sgk)
 Bài 30: Bài tập 3 – trang 131 (sgk)
* Dặn dò : - Về nhà ôn tập phần tiếng việt (sgk – trang 144)
 - Bài mới: Văn bản báo cáo
 Tuần 31 Ngày soạn 02/5/2009
Bài 30
 Tiết 124: Văn bản báo cáo
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS: - Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này
 - Biết cách viết môt văn bản báo cáo đúng quy cách.
 - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
 B. Chuẩn bị
 GV: - Chuẩn bi một số văn bản báo cáo mẫu
 - Nghiên cứu soạn bài
 HS: Chuẩn bị bài ở nhà - Sưu tầm văn bản mẫu
 C. Tiến trình trên lớp
 * Bài cũ: Nêu các đặc điểm và cách làm các văn bản đề nghị
 * Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo
Gv cho h/s đọc các văb bản báo cáo sgk trang 133,134
Gv: Hai văn bản báo cáo điều gì?
 Gửi ai ?
GV: Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của 2 văn bản đó?
Gv em đã viết báo cáo lần nào chưa? Nêu một số trường hợp mà em phải viết văn bản báo cáo ?
GV cho h/s đọc các tình huống mục I.3 và cho biết trong các tình huống đó, tình huống nào phải viết văn bản báo cáo?
GV: Từ đó, hãy rút ra đặc điểm của văn bản báo cáo?
Hoạt động 2: hướng dẫn h/s tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục II.1. a,b,c sgk trang 135. HS nêu . GV kết luận
GV gọi h/s đọc ghi nhớ sgk
GV hướng dẫn h/s một số điểm lưu ý khi viết văn bản báo cáo
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo
 * Ví dụ ( sgk T133,134 )
- Văn bản 1:
 + Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/11
 + Gửi: BGH trường THCS Trần Quốc Toản
- Văn bản 2:
 + Báo cáo tình hình quyên góp, ủng hộ các bạn h/s vùng lũ lụt
 + TPT Đội trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
* Các tình huống viết văn bản báo cáo(sgkT134,135)
 - b. Báo cáo
 - c. Đề nghị
 - d. Viết đơn
à Đặc điểm của văn bản báo cáo.
 - Hình thức: Viết ngắn gọn, trang trọng, rõ ràng theo mẫu quy định.
 - Nội dung: Tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
II. Cách làm văn bản báo cáo
 Gồm các mục trình bày theo thứ tự sau
 1. Quốc hiệu, tiêu ngữ
 2. Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
 3. Tên văn bản báo cáo
 4. Nơi nhận văn bản
 5. Nơi gửi văn bản
 6. Lí do, sự việc, kết quả đã làm được
 7. Kí tên
 * Ghi nhớ (sgk)
 Lưu ý: (sgk)
 Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s luyện tập
1. HS đã sưu tầm vb báo cáo ở nhà theo yêu cầu GV dặn. Đến lớp , h/s đưa ra và trình bày nội dung, các mục của văn bản đó.
2. GV đưa ra một số vb báo cáo bị lỗi ( thiếu, thừa các mục, viết không đúng thứ tự các mục, viết không rõ ràng, dài dòng, trình bày không đẹp...) để h/s phát hiện và sửa lỗi
Hoạt động 4: Cũng cố – dặn dò.
- Nắm chắc ghi nhớ
- Viết văn bản báo cáo theo tình huống I.3b sgk T 135
- Chuẩn bị tiét 125,126 luyện tập viét văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 Tuần 32 Ngày soạn 03/05/2009
Bài 31
 Tiết 125: Luyện tập văn bản đề nghị 
 và văn bản báo cáo
 A. Mục tiêu cần đạt. 
 Giúp HS: - So sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
 - Sữa lỗi trong văn bản đề nghị, báo cáo
 B. Chuẩn bị : Văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
 C. Tiến trình trên lớp 
 * ổn định:
 * Bài cũ: Nêu đặc điểm của văn bản báo cáo
 Cách làm văn bản báo cáo
 * Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s so sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
Gv chia h/s thành 4 nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Dựa vào các bài đã học ( bài 28, 29,30). Em hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- 2văn bản này thuộc loại văn bản gì?
- Về mục đích, có gì khác nhau?
- Về nội dung khác nhau ntn?
Khi vết 2 loại văn bản trên, cần tránh những sai sót nào? Những mục nào là quan trọng không thể thiếu trong văn bản đề nghị và báo cáo
HS trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời. Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV đánh giá và kết luận
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s sửa lỗi trong văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
I. So sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
 1. Giống nhau: Đều là văn bản hành chính, có tính quy ước cao (viết theo mẫu)
 2. Khác nhau: 
 a. Về mục đích:
 - Văn bản đề nghị: đề đạt nguyện vọng, nguyện vọng.
 - Văn bản báo cáo: Trình bày những việc đã làm được
 b. Về nội dung:
 - Văn bản đề nghị: đề nghị ải? Ai đè nghị? đề nghị điều gì? Lí do?
 - Văn bản báo cáo: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
 3. Lưu ý:
 Khi viết 2 văn bản trên cần tránh những sai sót như:
 - viết thiếu các mục quy định , đặc biệt là các mục quan trọng:
 + Văn bản đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai? đề nghị điều gì?
 + Văn bản báo cáo: Báo cáo gửi ai? Ai gửi báo cáo? Báo cáo việc gì? Kết quả như thế nào
 - Viết lan man, dài dòng, cẩu thả
 - Viết không đúng thứ tự các mục.
 Hoạt động 3: II. Luyện tập sữa lỗi trong văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 GV phát cho h/s một số văn bản báo cáo và đề nghị in sẵn. các văn bản đó có một số lỗi như: Thiếu các mục quy định, viết các mục không đúng thứ tự, viết dài dòng, thiếu số liệu cụ thể, trình bày chưa đẹp mắt...
 GV cho h/s hoạt động theo nhóm, phát hiện lỗi và sữa lỗi
 Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung lẫn nhau
 GV đánh giá kết luận.
 Dặn dò: HS về nhà
 - Viết 1 văn bản báo cáo, 1 văn bản đề nghị
 - Trả lời các câu hỏi luyện tập sgk Trang 138.
 Tuần 32 Ngày soạn 03/05/2009
 Tiết126: Luyện tập làm văn bản đề nghị 
 và văn bản báo cáo (Tiếp theo)
 A. Mục tiêu yêu cầu
 - Xác định các tình huống cần viết văn bản báo cáo, đề nghị.
 - Viết văn bản báo cáo, đề nghị đúng quy cách
 B. Chuẩn bị: Một số văn bản mẫu
 C. Tiến trình trên lớp.
 * Bài cũ: Nêu cách làm văn bản báo cáo và văn bản đề nghị
 * Bài mới: Gv nêu mục tiêu tiết học
 Hướng dẫn các hoạt động.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm các tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 GV cho h/s thảo luận nhóm ( 4 nhóm)
 HS tìm một số tình huống viết văn bản đề nghị, báo cáo ( ít nhất 3 tình huống cho mỗi loại vă bản). Sau đó, các nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau
 GV đánh giá và kết luận.
 Ví dụ: 1. Viết văn bản báo cáo:
 - Cứ hết một tháng, GV chủ nhiệm cần biết tinh thần học tập và rèn luyện của lớp em.
 - Thầy hiệu trưởng cần bết tình hình lao động của lớp em tuần qua.
 - Anh tổng phụ trách Đội cần biết tình hình sinh hoạt 15 phút đầu buổi của lớp em trong tháng qua.
 2. Viết văn bản đề nghị:
 - Gia đình em muốn uỷ ban nhân dân xã cấp đất làm nhà ở.
 - Lớp em muốn bồi dưỡng thêm môn văn.
 - Lớp em muốn tham quan một cảnh đẹp ở ngần trường trong giờ ngoại khoá.
 Hoạt động 2: Viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 GV cho h/s chọn trong số các tình huống đã nêu trên, để viết một văn bản đề nghi và một văn bản báo cáo.
 Yêu cầu: - Viết đúng, đủ các mục theo quy định.
 - Trình bày ngăn gọn, rõ ràng, trong sáng, đẹp mắt.
 GV chỉ định một số h/s trình bày văn bản mà mình viết. Các h/s khác nhận xét. GV đánh giá, cho điểm.
 Hoạt động 3: Xác định các loại văn bản tương ứng với các tình huống. 
 GV cho h/s đọc kĩ câu hỏi 3 sgk Trang 138 và trả lơi câu hỏi
 Đáp án: 
 - Tình huống a: Viết đơn trình bày hoàn cảnh và đề đạt nguyện vọng.
 - Tình huống b: Viết báo cáo.
 - Tình huống c: Viết văn bản đề nghị
 Dặn dò: HS về nhà : Ôn tập thật kĩ phần tập làm văn.
Tuần 32 Ngày soạn 07/05/2009
Bài 31
Tiết 127: Ôn tập tập làm văn 
A. mục tiêu cần đạt.
Giúp h/s: - Ôn lại và cũng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Tích hợp với pơhần văn và Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: - GV hướng dẫn h/s chuẩn bị trước một tuần ở nhà.
 - GV nghiên cứu nội dung-soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức.
* Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
* Bài mới: GV nêu yêu cầu tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docNgữ văn 7 2009 đã chỉnh sửa.doc