Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng riêng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng riêng

A- Mục tiêu cần đạt

- Cảm nhậ và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ

B- Chuẩn bị

- GV: Giáo án + SGK

- HS: Bài soạn + SGK

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng riêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08/11/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 12 - Tiết: 45
Cảnh khuya
 rằm tháng riêng
 Hồ Chí Minh
A- Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhậ và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ 
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ
B- Chuẩn bị
- GV: Giáo án + SGK 
- HS: Bài soạn + SGK
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ:
	A. Lãng mạn	B. Hiện thực	C. Cả A và B.	D. Cả A và B sai
Câu 2:Phương thức biểu đạt được Đỗ Phủ sử dụng trong "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá":
	A. Miêu tả	B. Tự sự	C. Biểu cảm	D. Cả A,B,C.
Câu 3: Chi tiết nào là chi tiết nghệ thuật đắc sắc nói lên cái nghèo khổ cùng cực của một gia đình giữa thời loạn?
	A. Những cơn lốc tháng tám làm bay mất các lớp tranh của ngôi nhà.
	B. Nhà dột chẳng chừa chỗ nào.
	C. Tấm mền cũ xơ xác, bị bọn trẻ đạp rách nát thêm.
	D. Trong mưa gió, trẻ con trong làng tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng riêng” cùng được HCM sáng tác ở Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng viết về cảnh trăng và đều theo thể thơ tứ tuyệt, nhưng bài viết bằng tiếng Việt, 1 bài bằng tiếng Hán.
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV đọc mẫu. Nêu yêu cầu đọc
- HS đọc lại
- Dựa vào chú thích*nêu những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?
- Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- “ Cổ thụ” được giải thích như thế nào 
- Yếu tố cổ còn có nghĩa là gì ?
- Tìm ví dụ ?
- Dựa vào kiến thức về thể thơ tứ tuyệt ( tuyệt cú ) nhận xét thể thơ của bài thơ “ Cảnh khuya” ?
FĐọc 2 câu thơ đầu : 
- Đối tượng được nói tới ở 2 câu thơ đầu là gì?
- tác giả đã miêu tả tiếng suối bằng cách nào ( so sánh với tiếng hát xa)
- Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở câu thơ này ?
(Tả cảnh khuya bằng ấn tương âm thanh dùng so sánh đặc sắc, chính xác)
- Tác dụng của cách so sánh ấy là gì ?
- Ngôn ngữ trong câu thơ 2 có gì đặc sắc ?
- Câu thơ vẽ ra 1 vẻ đẹp ntn ? ( Em hình dung ntn về cảnh đẹp được vẽ ở câu thơ )
( GV có thể liên hệ với câu thơ của Đoàn Thị Điểm
“ Trăng dài nguyệt, nguyệt in 1 tấm 
nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng )
- Hai câu thơ đã gợi ra vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào ?
FĐọc 2 câu thơ cuối ?
- Câu thơ đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả ?
- Vì sao Bác không ngủ được ?
-Vậy trạng thái chưa ngủ” ở đây phản ánh vẻ đẹp gì trong con người Bác?
- Bác không ngủ được còn vì nguyên nhân naog nữa ?
- Em hiểu tâm sự “ lo nỗi nước nhà” của Bác như thế nào?
- Nhận xét về thể thơ của bài thơ?
- Đọc 2 câu thơ đầu? So sánh câu thơ dịch với phiên âm?
-“ Nguyệt chính viên” là gì? Em hình dung như thế nào về cảnh trăng đêm rằm và không gian đêm rằm ?
- Bài thơ viết vào thời kỳ đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, song em thấy phong thái và tâm hồn Bác ntn? 
Em cảm nhận được tình cảm, tâm trạng gì của tác giả ở câu thơ thứ 3?
- Qua bài thơ, em nhận xét gì về nghệ thuật giữa con người và cảnh TN ? Em nhận thấy vẻ đẹp nào trong con người Bác?
(Tâm hồn yêu nước của Bác luôn rộng mở với thiên nhiênđvẻ đẹp của tình yêu đất nước)
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của 2 bài thơ?
- Nêu nội dung chính?
I- Tiếp xúc văn bản
1, Đọc
- giọng chậm rãi, sâu lắng
- Ngắt nhịp đúng
2, Chú thích
@HCM ( 1890- 1969 ) lãnh tụ vĩ đại của DTVN – danh nhân văn hoá thế giới – nhà thơ lớn
@ Hai bài thơ viết ở chiến khu VB- những năm đầu kháng chiến chống Pháp
@Cổ Lâu năm: cổ thụ, cổ điển
 cũ, xưa: cổ xưa
II- Phân tích văn bản
1, Văn bản “Cảnh khuya”
- Thể thơ tứ tuyệt
+ Cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp: 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trạng
+ Khác: cách ngắt nhịp câu 1 là ắ câu 2 là 2/5 ( thông thường 4/3 )
a, Vẻ đẹp cuả cảnh trăng rừng:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa
à So sánh đặc điểm, chính xác đ tiếng suối
- GV: người ta thường ví tiếng đàn với tiếng suối hoặc tiếng suối với tiếng hát( côn sơn ca ) nay HCM lại so sánh tiếng suối với tiếng hát
- Gợi ra cảnh rừng khuya tĩnh lặng (nghe rõ tiếng suối từ xa vọng lại) cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người, có sức sống, trẻ trung 
đTrăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
đ Điệp từ lồng
GV : Câu thơ vẻ ra hình ảnh 1 đêm trăng thật đẹp, trăng chiếu xuyên qua cành lá cổ thụ, đỏ bóng xuống mặt đất, bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành muôn ngàn vết sáng tối như những bông hoa thêu dệt
Điệp từ “ lồng” đ bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, chỉ với 2 mầu sáng tối, trắng - đen mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, lại ấm áp , hoà hợp, quấn quýt
( trong câu thơ như có hoa )
đ TN đẹp, yên tĩnh, gần gũi, có hơi ấm của con người
b, Tâm trạng của tác giả
- Chưa ngủ: vì cảnh như vẽ đ Bác rung động, say mê trước vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh rừng Việt Bắc, chưa ngủ để thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên
đ Say đắm, hoà hợp với thiên nhiênđtâm hồn nghệ sỹ
- Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
đ Bác lo lắng đến vận mệnh của đất nước
đTình yêu đất nước thường trực trong tâm hồn người chiến sỹ
đ Hai nét tâm trạng, 2 con người ấy thống nhất hào hợp trong con người Bác
2, Văn bản: “ Rằm tháng giêng”
đTheo sát mô hình cấu trúc thơ tứ tuyệt kể cả cách ngắt nhịp.
a, Cảnh đêm trăng rằm:
- Nguyệt chính viên
- Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân viên
đkhông gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của màu xuân.
GV: Dường như trời, nước không còn giới hạn, dường như vẻ đẹp và sức xuân đang tràn ngập cả đất trời ( 3 từ xuân được lặp lại)
- Cách miêu tả không gian giống trong thơ cổ chúng ta cần chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp TN của các bộ phận trong cái toàn thể 
b, Phong thái của Hồ Chí Minh:
- Bàn việc quân ở nơi sâu thẳm, mịt mù khói sóng
đ Việc quân, việc nước rất bí mật khẩn trương để quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc
đ Tình yêu đất nước, cách mạng, trách nhiệm lớn lao của Bác đối với kháng chiến với dân tộc
- Trăng đầy thuyền đ con thuyền trở đầy ánh trăng 
đ Phong thái ung dung, lạc quan
đ Con người gắn bó, hoà hợp với TN ngay cra trong những lúc can go, bận rộn nhất
III- Tổng kết – ghi nhớ
1, Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời ít, ý nhiều, ngôn từ hình ảnh giầu sức gợi cảm, kết hợp miêu tả với biểu cảm 
2, ND
- Thiên nhiên tươi đẹp, tràn ngập ánh trăng
- Tâm hồn nhạy cảm, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ
- Phong cách sống lạc quan, ung dung
* Ghi nhớ ( SGK – 142 )
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Bài “ Nguyên tiêu” gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ nào. hình ảnh nào trong thơ cổ TQ? ( NVăn 7)
	- Câu thơ trong bài. “Phong kiều dạ bạc” 
 ( Trương Kế)
( Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền)
đ Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách)
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
Đọc lại 2 bài thơ
2- HDVN
Học thuộc lòng 2 bài thơ. Nắm ND+NT 
Chuẩn bị ôn tập giờ sau kiểm tra 1 tiết T.Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docT45.doc