Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 – Tiết 49 : Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 – Tiết 49 : Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt (tiết 1)

Giúp học sinh :

- Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản và Tiếng Việt từ đầu học kì đến nay.

- Rèn luyện kĩ năng phát hiện lỗi , sửa lỗi của mình.

B.CHUẨN BỊ

- GV : Chấm bài ; vào sổ điểm.

- HS : Xem lại bài kiểm tra.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 – Tiết 49 : Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng Việt (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B:
 Tuần 13 – Tiết 49 :
Trả bài kiểm tra văn,bài kiểm tra tiếng việt
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản và Tiếng Việt từ đầu học kì đến nay.
- Rèn luyện kĩ năng phát hiện lỗi , sửa lỗi của mình.
B.Chuẩn bị 
- GV : Chấm bài ; vào sổ điểm.
- HS : Xem lại bài kiểm tra.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới: 
I. Bài kiểm tra văn
* GV trả bài. 
* GV nêu đáp án và biểu điểm của từng câu :
I. Phần trắc nghiệm (2,25đ) 
1.D 2.B 3.A 4.A 5.C 6.B 
7.a) Bà chúa thơ Nôm.
 b, Thất ngôn bát cú.
 8.S
 II. Phần tự luận (7,75đ)	
? Đọc hai câu thực của bài thơ?
? Nội dung chính của 2 câu thơ?
? Nghệ thuật?
? Người phụ nữ trong bài thơ mang những vẻ đẹp nào?
? Số phận của họ ra sao?
? Thái độ tình cảm của nhà thơ với người phụ nữ?
1. – Hai câu thực:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
- Cảnh đèo Ngang được quan sát từ đỉnh đèo
+ Đối-> Bức tranh hùng vĩ
+ Từ láy-> dáng vẻ bé nhỏ tội nghiệp của con người
+ Từ chỉ lượng-> Sự thưa thớt vắng vẻ
=> Cảnh đèo Ngang đẹp hùng vĩ nhưng hắt hiu buồn bởi sự sống mờ nhạt tiêu điều
2. 
Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ: duyên dáng, chung thủy sắt son
Cảm thông với nỗi bất hạnh mà họ phải chịu đựng
* Tình cảm của nhà thơ: Ngợi ca
Thương xót
Lên án sự bất công của xã hội với người phụ nữ
* GV nhận xét bài làm của HS. 
- Phần trắc nghiệm đa số các em làm chắc bài, Một số em còn nhầm lẫn khi cảm thụ bức tranh thiên nhiên trong bài ca Côn Sơn. 
- Phần tự luận : nhiều bài làm khá tốt nên các em đạt điểm rất cao, câu 1 làm tốt, câu 2 nhiều em chưa hiểu yêu cầu và phân tích chưa rõ.
Một số em xác định chưa đúng 2 câu thực trong bài thơ dẫn tới chép sai. Một số em còn trình bày theo ý chứ chưa viết thành đoạn văn. 
* Kết quả :
 Điểm
Lớp
Giỏi
(8,0 – 10)
Khá
(6,5 – 7,9)
Trung bình
(5,0 – 6,0)
Yếu
(3,5 – 4,9)
Kém
(0 – 3,5)
7A
3
11
11
4
2
7B
1
8
12
4
5
II. Bài kiểm tra Tiếng Việt
* GV trả bài. 
* GV nêu đáp án và biểu điểm của từng câu :
 Câu 1: 5đ. Mỗi ý đúng 1 đ
a, chúng tôi, tôi, nó,em
b, của, cho, và, nhưng, từ
c, thỉnh thoảng, khe khẽ, tru tréo
d,đồ chơi, chúng tôi, bàn cá ngựa, quan tâm, ráo hoảnh, khoảng không, con búp bê, giận dữ, con ốc biển, bộ chỉ màu, bộ tú lơ khơ.
e, Thủy, quan tâm
Câu 2: - Thể loại: Biểu cảm
Nội dung: Tự chọn
Hình thức: Trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh
* Nhận xét: Nhìn chung các em nắm chắc những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt.Xác định được yêu cầu của đề. Một số em diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, sử dụng hiệu quả từ trái nghĩa
 Điểm
Lớp
Giỏi
(8,0 – 10)
Khá
(6,5 – 7,9)
Trung bình
(5,0 – 6,5)
Yếu
(3,5 – 4,9)
Kém
(0 – 3,5)
7A
7B
- GV biểu dương 1 số bài làm tốt : Hạ, Đức, Nhàn (7A); Quỳnh, Oanh (7B)
- Phê bình và rút kinh nghiệm 1 số bài làm chưa đạt yêu cầu : Hai, Chiến(7A); 
Khiêm, Cường (7B).
4. Củng cố kiến thức : 
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
	- Soạn bài tiếp theo :
 + Đọc kĩ ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK.
Ngày dạy : 7A: 7B:
 Tuần 13 – Tiết 50 :
Cách làm bài văn biểu cảmvề tác phẩm văn học.
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc thuộc văn bản ; trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ :? Nêu các bước làm 1 bài văn biểu cảm ?
3. Bài mới:	 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS quan sát văn bản SGK.
? Văn bản viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
? Tác giả đã phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn? 
? Đọc bài văn và xác định bố cục của bài văn biểu cảm này?
? Nêu nội dung của từng phần trong bố cục?
? Qua mục tìm hiểu bài ở trên, em hãy rút ra kết luận thế nào là bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? 
? Bố cục của 1 bài văn phát biểu về tác phẩm văn học như thế nào?.
? Phân biệt phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học với phân tích tác phẩm văn học.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 1 : 15’
 GV gợi ý:
? Em gặp bài thơ trong hoàn cảnh nào?
? Cảm xúc, ấn tượng chung nhất của em về bài thơ là gì ?
? Trong bài thơ có những nội dung chính nào?
? Em có cảm xúc suy nghĩ gì về cảnh thiên nhiên và hình ảnh con người trong bài thơ?
- Âm thanh tiếng suối được gợi ra có gì mới mẻ hấp dẫn?
- Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động tạo cho em cảm giác như thế nào?
- Hình ảnh con người xuất hiện trong bài thơ gợi cho em những cảm xúc ấn tượng gì? 
à Qua đó em hiểu tâm hồn của Bác như thế nào ? Em có cảm xúc gì trớc tâm hồn cao cả của Hồ Chí Minh?Toàn bài thơ đã tạo cho em suy nghĩ như thế nào ?
(HS trả lời các câu hỏi để tìm ý, tự lập dàn ý, chuẩn bị cho giờ luyện nói.)
I.Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1. Đọc bài văn : Cảm nghĩ về một bài ca dao.
2. Nhận xét:
* Đoạn 1: Tưởng tượng bóng một người đội khăn xếp ... nghĩ đây là người quen thật của tôi...
* Đoạn 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu tiếng nấc của người trông ngóng
* Đoạn 3: Liên tưởng đến con sông Ngân Hà, Ngưu Lang, Chức Nữ...
* Đoạn 4: Hồi tưởng về con sông Tào Khê... suy ngẫm về lòng chung thuỷ
à Phát biểu cảm về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về nôị dung, hình thức của bài ca dao ấy.
* Bố cục: 3 phần:
- MB: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- TB: Trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của mình về nôị dung, hình thức của tác phẩm.
- KB: ấn tượng chung về tác phẩm.
3. Kết luận :
- Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
- Nghệ thuật : 
+ Điệp từ “lồng”
+ Điệp ngữ “chưa ngủ”
+ So sánh : tiếng suối – tiếng hát xa.
 cảnh khuya – vẽ người chưa ngủ
- Nội dung :
+ Cảnh tượng thiên nhiên : trong trẻo, tươi sáng, yên tĩnh, có hồn, cảnh vật vận động đầy sức sống. 
+ Hình ảnh con người: Yêu thiên nhiên, lo cho dân, cho nước.
à Sự gắn bó, gần gũi giữa con người và cảnh vật.
4. Củng cố kiến thức : 
 GV kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của HS qua bài học :
? Nêu cách làm của 1 bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học hiểu ND bài học- học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị giờ sau luyện nói về tác phẩm văn học
- Chuẩn bị bài : Tiếng gà trưa, bài viết số 3.
 Ngày dạy : 
 Tuần 13 – Tiết 51 + 52 :
 Tập làm văn :
viết bài tập làm văn số 3 tại lớp 
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh : 
- Trên cơ sở những thao tác, kĩ năng đã được hướng dẫn, viết được bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học, thể hiện tình cảm yêu thích của mình về tác phẩm văn học đó.
- Rèn kĩ năng viết văn biểu cảm. 
- Luyện phương pháp trình bày một bài văn có bố cục khoa học.
 B. Chuẩn bị 
 * HS : Giấy kiểm tra, kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 * GV : - Đề bài văn, đáp án, biểu điểm.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới : * Giáo viên đọc, chép đề lên bảng.
 * Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi.
Đề bài 
Cảm nghĩ về người thân(ông, bà,cha, mẹ, thầy, cô giáo)
đáp án - biểu điểm
I. Yêu cầu
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm về người (kết hợp với miêu tả và tự sự).
- Đối tượng biểu cảm : người thân
- Tình cảm : yêu mến, trân trọng, biết ơn
- Diễn đạt lưu loát, câu viết đúng ngữ pháp, không sai chính tả, cảm xúc chân thành
II. Dàn bài
1. Mở bài
- Giới thiệu về người thân
- Cảm nghĩ chung về người thân
2. Thân bài
Lần lượt trình bày các tình cảm của mình với người thân
- Tình cảm 1:..
- Tình cảm 2:
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em với người thân
III. Biểu điểm
+ Điểm 9, 10: - Đạt yêu cầu xuất sắc nội dung trên.
	 - Bài sánh tạo, giàu hình ảnh
+ Điểm 7, 8: - Đảm bảo yêu cầu trên ở mức khá
+ Điểm 5, 6:	- Thực hiện được yêu cầu của đề.
	- Bố cục gọn nhưng diễn đạt chưa lưu loát.
	- Còn mắc một vài lỗi câu, lỗi dùng từ.
	- Chữ viết chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả.
+ Điểm 3, 4:	- Biết làm bài đúng thể loại nhưng ý còn sơ sài.
	- Liên kết chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc.
	- Chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
	- Mắc nhiều lỗi câu, lỗi dùng từ.
+ Điểm 1, 2:	- xa đề.
	- Bài lủng củng, thiếu ý, thiếu liên kết.
	- Trình bày xấu.
- GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS.
 5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Tiếp tục làm 1 số đề văn biểu cảm. 
- Đọc tham khảo 1 số bài văn mẫu.
- Soạn “ Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
Ngày 30 tháng 11 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc