Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn và tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn và tiếng Việt

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp hs:

 - Củng cố kiến thức Văn, Tiếng Việt đã được học và kiểm tra.

 - Nhận biết ưu điểm, khuyết điểm của các bài kiểm tra và có hướng phấn đấu, khắc phục.

II-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Thế nào là thành ngữ? Cho vd minh họa.

- Thành ngữ có thể đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu? Việc sử dụng thành ngữ có tác dụng gì?

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn và tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	TIẾT 49 	NS: 6/11/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp hs:
	- Củng cố kiến thức Văn, Tiếng Việt đã được học và kiểm tra.
	- Nhận biết ưu điểm, khuyết điểm của các bài kiểm tra và có hướng phấn đấu, khắc phục.	
II-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Thế nào là thành ngữ? Cho vd minh họa.
- Thành ngữ có thể đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu? Việc sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: 17’
A. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN:
- Gv nêu nhận xét chung bài làm của hs:
	+ Ưu điểm: đa số hiểu bài và làm được bài. Phần trắc nghiệm và câu 13, 14: nhiều em làm đúng.
	+ Khuyết điểm: một số ít em còn sai nhiều. Đa số phát biểu cảm nghĩ (câu 15 làm chưa tốt.
- Gv đưa ra đáp án, phát bài cho hs và yêu cầu hs xem kỹ, rút kinh nghiệm.
- Hs lắng nghe đáp án, nhận bài kiểm và xem, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: 20’
A. TRẢ BÀI TIẾNG VIỆT:
- Gv nêu nhận xét chung bài làm của hs:
	+ Ưu điểm: đa số hiểu bài và làm bài khá. Phần trắc nghiệm và phần tự luận: hơn ½ lớp làm đúng.
	+ Khuyết điểm: không ít em còn sai nhiều. Đa số làm câu 13 (tự luận) chưa tốt. Một số em không đọc kỹ yêu cầu trước khi làm bài.
- Gv đưa ra đáp án, phát bài cho hs và yêu cầu hs xem kỹ, rút kinh nghiệm.
- Hs lắng nghe đáp án, nhận bài kiểm và xem, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
- Biết rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau. Chú ý thêm: dùng từ, đặt câu, chính tả ...
- Chuẩn bị “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”: Đọc bài văn “Cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch)” và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học; xem trước BT.
TUẦN 13	TIẾT 50	NS: 6/11/2011
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình. 
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
	- Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
 2. Kĩ năng:
	- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học
	- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
	- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
* Gv kiểm tra bài soạn của học sinh.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 17’
A. Tìm hiểu chung:
? Đọc văn bản “Cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch) và thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định bố cục.
- Chỉ ra những cảm xúc, suy ngẫm... về bài thơ trong văn bản.
Gv nhận xét
Hs đọc văn bản và thảo luận nhóm (5 phút)
Hs trình bày:
- Bố cục: 3 phần
- Cảm xúc: Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng và thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. 
- Suy ngẫm: Lí Bạch thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. 
* Tĩnh dạ tứ
- Bố cục: 3 phần
- Cảm xúc: Đoạn 4
- Suy ngẫm: đoạn 7
? Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
* Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
* Phát biểu cảm nghĩ ...
? Trình bày về bố cục của một bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
* 3 phần:
- Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh với tác phẩm.
-Những chính xác, suy nghĩ do tác phẩm gợi ra.
- Ấn tượng chung .
Bố cục 3 phần: 
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
Gv gọi hs đọc “Ghi nhớ”
Hs đọc “Ghi nhớ”
*Ghi nhớ (sgk)
Ho¹t ®éng 2: 15’
Bt 1: Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ..., Ngẫu nhiên ..., Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. 
Gợi ý:
- Mở bài: Trong chương trình văn học lớp 7, em thích nhất là bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chủ Tịch. Bài thơ miêu tả cảnh đêm trăng đẹp ở Việt Bắc và nói lên cái tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà thơ.
- Thân bài: + Âm thanh tiếng suối trong rừng đêm VD: Nghe như tiếng hát từ xa vọng lại làm ấm lòng người. 
+ Hình ảnh lung linh của núi rừngVD:Dưới ánh trăng (t/ tượng và m/ tả bằng lời của mình)
 + Cảm nhận được rung động tinh tế trong tâm hồn thi sỹ ® Tâm hồn yêu thiên nhiên, saymê, thường ngoan ánh trăng mà vì còn lo việc nước.
- Kết bài: “Cảnh khuya” là 1 bài thơ hay giàu sức biểu cảm. 
B. Luyện tập  :
Bài tập 1
Bt 2: Lập dàn ý ... về bài “Ngẫu nhiên ...”.
Hs về nhà làm.
Bài tập 2
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học.
4. Củng cố: 2’
- ? Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, xem lại bt 1, làm bt 2.
- Chuẩn bị “Viết bài Tập làm văn số 3”: Xem lại lý thuyết về văn biểu cảm đã học, đọc trước đề sgk, kẻ giấy ...
TƯ LIỆU VĂN HỌC:
CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ “TĨNH DẠ TỨ” (Lý Bạch)
Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh).
 Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như một người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là một bài như thế.
 Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong một đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo và chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:	
	Đầu giường ánh trăng rọi 
Ngỡ mặt đất phư sương.
 Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc một cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa một nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên.
 Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
 Cúi đầu nhớ cố hương.
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là một bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm của một đời người.
 Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bạch thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho Lí Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
 Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện một tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là một bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
------------------------------------
TUẦN 13	TIẾT 51, 52	NS: 6/11/2011
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp hs:
- Củng cố lại kiến thức đã học về văn biểu cảm. 
- Qua bài viết trên lớp, hs viết được một bài văn biểu cảm về một người thân và bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thành và sâu sắc.
- Rèn kỹ năng viết bài văn biểu cảm trong thời gian quy định (=90’).
- Nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài.
- Thể hiện cảm xúc của mình về người thân của các em .
II-CHUẨN BỊ :
 - GV: Ra đề, chuẩn bị đáp án, biểu điểm chấm bài, nhắc hs chuẩn bị. -HS: Ôn lại lý thuyết đã học về văn biểu cảm, kẻ giấy.
III-CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1.Ổn định. 1’
2. Ghi đề : 2’
Cảm nghĩ về người thân của em.
3-Viết bài: Nhắc nhở h/s làm bài, thực hiện đúng quy chế kiểm tra. 82’
4-Thu bài: Rút kinh nghiệm giờ làm bài 3’
5- Dặn dò : 2’
 - Tự đánh giá bài làm của mình.
 - Soạn bài “Tiếng gà trưa”: đọc chú thích và tìm hiểu về tác giả, tiếng gà trưa và kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh người bà.
------------------
ĐÁP ÁN 
A. Yêu cầu chung: 
- Hs viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với người thân của mình.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, lời văn trôi chảy, câu, chữ đúng chính tả.
- Biết vận dụng lý thuyết đã học vào bài làm, thể hiện rõ yếu tố miêu tả, tự sự có tính hình tượng, cảm xúc chân thực sâu sắc .
B.Yêu cầu cụ thể:
*MB:
 - Dẫn dắt về đối tượng biểu cảm một cách hợp lí. 
- Nói rõ mối quan hệ với người thân và tình cảm bao trùm.
*TB :
- Hoàn cảnh sống của người thân:
- Người thân sống ở đâu ? Sống như thế nào ? (Vận dụng các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất. Có thể bằng hồi tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân).
- Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đói với em như thế nào?
*KB: Ý nghĩa của tình cảm mà người thân đã dành cho mình. Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích cho người thân.
* Biểu điểm:
Bài làm đảm bảo về nội dung và hình thức theo yêu cầu trên : 9-10 đ.
Bài làm đảm bảo yêu cầu trên nhưng có chỗ chưa mạch lạc, sai một hoặc hai lỗi chính tả: 7- 8 đ.
Bài làm đảm bảo cơ bản những yêu cầu trên nhưng có chỗ chưa mạch lạc, sai một hoặc hai lỗi chính tả cảm xúc còn đứt đoạn, có chỗ chưa chân thật: 5- 6 đ.
Bài làm chỉ đạt được dưới 50 % yêu cầu trên cảm xúc còn sơ sài: 3- 4 đ.
Các bài không thực hiện được yêu cầu trên, bị lạc đề, diễn đạt quá vụng, sai chính tả nhiều: 0-1-2 đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc