1. Kiến thức:
- Qua tiết trả bài, giúp học sinh củng cố, nắm chắc hơn nữa về kiến thức VH dân gian về văn học trung đại.
- Học sinh nắm được các kiến thức về tiếng việt: Từ ghép, từ láy, từ đồng nghĩa, đại từ, quan hệ từ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết câu, phát hiện sữ lỗi chính xác
3. Giáo dục: Học sinh có được ý thức cũng như thói quen phát hiện được lỗi sai để làm bài.
Tuần 13 Ngày soạn: 3/11/2012 Ngày dạy: 5/11/2012 Tiết 52: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Qua tiết trả bài, giúp học sinh củng cố, nắm chắc hơn nữa về kiến thức VH dân gian về văn học trung đại. - Học sinh nắm được các kiến thức về tiếng việt: Từ ghép, từ láy, từ đồng nghĩa, đại từ, quan hệ từ... 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết câu, phát hiện sữ lỗi chính xác 3. Giáo dục: Học sinh có được ý thức cũng như thói quen phát hiện được lỗi sai để làm bài. II. Chuẩn bị. GV: Chấm bài và phát hiện lỗi sai ghi ra giấy để nhận xét cho học sinh. HS: Nhắc lại đề kiểm tra đã được kiểm tra. III. Tiến trình lên lớp: 1- Giáo viên đưa ra kết quả bài làm của học sinh: a- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh: + Một số hiểu và nắm chắc kiến thức, xác định đúng yêu cầu của đề + Song phần ít học sinh còn nhầm lẫn kiến thức, xác định đề chưa chính xác + Bài viết chưa chặt chẽ, chưa làm nêu được ý nghĩa tượng trưng của văn bản Bánh trôi nước, chữ xấu, sai lỗi chính tả... + Chưa nêu nội dung bài ca dao, lời của ai trong bài ca dao nói với ai. b- Cho một số học sinh chữa bài (Điều, Quyết, Kim...) 2- Giáo viên đưa đáp án của bài kiểm tra tiếng Việt: a- Nhận xét bài làm của học sinh: + Ưu: Phần lớn hiểu bài, nắm chắc bài, đặt câu đúng quan hệ từ. Nêu được khái niệm đại từ, từ trái nghĩa. + Hạn chế: Còn một số học sinh chưa biết đặt câu. Viết sai lỗi chính tả nhiều. 3. Giáo viên công bố điểm và trả bài lấy điểm: 4. Củng cố, hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị bài tiếp theo: Tiếng gà trưa IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 13 Ngày soạn: 3/11/2012 Ngày dạy: 5/11/2012 Tiết 49: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Cách làm dạng bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng. - Cảm thụ tác phẩm văn học đã - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 3. Giáo dục: có ý thức tập trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm đã học trong chương trình. II. Chuẩn bị. GV: Đọc và tham khảo sách giáo viên, sách giáo khoa HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tổ chức dạy bài mới: Hoạt động Nội dung Hoạt động 1 - Gọi 1-3 học sinh đọc bài văn Hướng dẫn đọc rõ ràng, cảm xúc, diễn cảm. H: Nội dung của bài ca dao? (Cảm nghĩ về một bài ca dao) H: Bài văn viết về bài ca dao nào? (Cao dao về tình cảm lứa đôi) H: Tác giả cảm nhận như thế nào về hai câu đầu? (Liên tưởng người quen của mình là nhân vật trữ tình trong bài ca dao) H: Hai câu tiếp làm tác giả hồi tưởng điều gì? Tưởng tượng điều gì? H: Yếu tố suy ngẫm, cảm nghĩ 2 câu tiêos theo”Đêm đêm tưởng dải...”? H: Từ hai câu ca dao cuối, tác giả cảm nghĩ về điều gì? H: Tại sao tác giả lại có những liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm đó? H: Vậy khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ta làm như thế nào? H: Dàn bài của bài văn trên có mấy phần? Hoạt động 3 Học sinh làm bài tập 1 HS làm theo nhóm (Cho HS thảo luận) H: Bài thơ được gợi ra từ lí do nào? H: Em có khâm phục hay yêu mến Bác không? I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về TPVH 1. Đọc bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao. 2. Tìm hiểu bài văn - Liên tưởng: “Một người đàn ông đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng..” là người quen của mình. - Hồi tưởng: “ Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng...-> tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng nấc, tiếng kêu của người ngóng trông. - Suy ngẫm cảm nghĩ: về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang-Chức Nữ. - Cảm nghĩ về con sống Tào Khê, chảy xiết, trong trẻo, thủy chung-> liên tưởng đến chính mình. -> Những liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm là do sự hồ tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. => Bằng những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm của mình về tác phẩm văn học đó (Cả nội dung lẫn hình thức) * Bố cục: Ba phần - Giới thiệu bài ca dao, hoàn cảnh tiếp xúc. - Những cảm xúc, suy nghĩ về bài ca dao. - Ấn tượng, khẳng định lại bài ca dao hay, dễ nhớ. II. Luyện tập Bài tập: Phát biểu cảm nghĩ về bài “cảnh khuya” - Bài thơ được hình thành từ lý do, không ngủ và bắt gặp cảnh TN đẹp. + Tiếng suối so sánh với tiếng hát: hay, trong trẻo ấm áp. + Cảnh vật ở rừng VB gắn bó, quấn quýt, sinh động + Cảnh đẹp khiến người không ngủ được: Giữa người và cảnh có sự giao cảm + Tâm hồn cao đẹp của Bác: Yêu nước không ngủ được - Khâm phục Bác: Con người yêu TN, yêu nước, ung dung lạc quan. - Cảm nghĩ về bài thư đó: vui sướng, hạnh phúc, thích thú, đồng cảm. 4. Củng cố: - Nắm được cách làm văn biểu cảm tác phẩm văn học 5. Hướng dẫn tự học. - Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học. - Làm bài tập 2 ( SGK - trang 148) - Ôn để làm bài 2 tiết. IV. Rút kinh nghiệmTuần 13 Ngày soạn: 3/11/2012 Ngày dạy:6/11/2012 Tiết 50 - 51: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Qua bài viết: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm cho học sinh - Học sinh biết sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm - Học sinh biết bộc lộ tình cảm chân thật về đối tượng, sự vật được biểu cảm 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết câu, dùng từ, dựng đoạn, liên kết trong văn bản biểu cảm 3. Giáo dục: học sinh có tình cảm trong sáng, lành mạnh, với những thân quen. II. Chuẩn bị. GV: Ra đề và đáp án. HS: chuẩn bị giấy bút và tâm thế để làm bài. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Tổ chức dạy bài mới: ( giáo viên ra đề - học sinh làm bài) Đề bài: Cảm nghĩ của em về người thân (ông bà, cha mẹ, anh (chị), bạn bè, thầy (cô)) GỢI Ý CHẤM BÀI VÀ BIỂU ĐIỂM * Yêu cầu: Bài viết phải rõ bố cục, diễn đạt trôi chảy; thể hiện tốt cách tả, kể lại được toàn bộ hình ảnh người thân mà em muốn phát biểu nghĩ . DÀN Ý BÀI VIẾT: 1. Mở bài : Giới thiệu người thân mà em muốn phát biểu cảm nghĩ. 2. Thân bài : + Hồi tưởng lại kỉ niệm, ấn tượng em đã có với người đó trong quá khứ + Nêu lên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong học tập, vui chơi. + Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó -> bày tỏ sự quan tâm. tình cảm, lòng mong muốn. 3. Kết bài : Tình cảm của em về người đó. * Yêu cầu và biểu điểm. Điểm 9 – 10: viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. Bài có bố cục rõ ràng, tập trung phát biểu cảm nghĩ về người thân. Bài sử dụng các kĩ năng đã học thành thạo, sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi nào. Điểm 7 – 8: đạt được các yêu cầu như trên, còn vài lỗi nhỏ chưa thật mạch lạc như trên, chưa thật sạch đẹp. Điểm 5- 6: bài làm đúng kiểu văn biểu cảm, có bố cục chưa thật rõ ràng, phát biểu cảm nghĩ chưa thật sâu sắc về hình ảnh người thân. Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, trình bày chưa thật sạch đẹp. Điểm 3- 4: Bài làm chưa có bố cục, xác định yêu cầu đề chưa chính xác, còn sa vào kể chuyện nhiều. Dùng từ ngữ còn rờm rà . Trình bày mới thành đoạn văn, bài quá sơ sài. Chữ viết còn cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều. dung từ khó đọc. Điểm 1- 2: Các lỗi còn lại nhìn chung là bài làm chưa được theo yêu cầu của đề ra. Chưa có ý thức học và làm bài. 4. Củng cố, hướng dẫn tự học. - Cho học sinh nêu lại các bước làm bài. - Có thời gian cho học sinh viết một đoạn văn. - Xem lại đề bài kiểm tra Văn và tiếng Việt IV. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: