Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Tiếng gà trưa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Tiếng gà trưa

A- Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ

B- Chuẩn bị

- GV: Giáo án

- HS: Soạn bài

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

*HĐ1- Khởi động

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/11/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 14 - Tiết: 53
Tiếng gà trưa ( T1 )
	( Xuân Quỳnh )
A- Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ 
B- Chuẩn bị
- GV: Giáo án
- HS: Soạn bài
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ cảnh khuya? Cho biết câu thơ "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" thể hiện nội dung gì?
Gợi ý: 
Tiếng suối gần gũi với con người, có sức sống trẻ trung.; Gợi sự tĩnh lặng, huyền diệu trong đêm rừng Việt Bắc.; Gợi lên phong cách riêng của Bác khác với các nhà thơ khác khi cùng viết về một đối tượng.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): “ Tiếng gà trưa” được viết trong những năm đầu của cuộc k/c chống đế quốc Mỹ trên cả nước, như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh cũng bước vào chủ đề bao trùm của nền văn hoá lúc ấy là lòng yêu nước và sự cổ vũ tinh thần chiến đấu của ND ta...ở bài thơ này Xuân Quỳnh đã khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỉ niệm của chính mình để từ đó đóng góp vào những t/cảm chung của thời đại...
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*GV đọc mẫu
Nêu y/c đọc
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi từ sự vật gì?
Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến ntn?
( Mạch cảm xúc và bố cục tự nhiên, hợp lý )
- Dựa vào chú thích * ( SGK ) hay nêu những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm?
Đọc phần chú thích các từ ngữ khó
“ Tiếng gà trưa” được lặp lại? lần? T/dụng
- Dựa vào sự lặp lại đó hãy tìm bố cục của bài?
- Đọc quan sát bài thơ và nêu cảm xúc về số tiếng trong câu thơ + cách gieo vần?
- Em đã học bài thơ nào ở lớp 6 giống với thể thơ của bài thơ “ Tỉếng gà trưa” 
( Đêm nay Bác không ngủ )
- Đọc khổ thơ đầu
Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí t/g trong thời điểm thời gian, không gian cụ thể nào?
- Cụm từ “ tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần? Tác dụng?
Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê tâm trí con người lại chỉ ám ảnh bởi tiếng gà trưa?
Nghe tiếng gà trưa đã gợi lại điều gì trong tâm hồn t/g
Tại sao âm thanh “ tiếng gà trưa” lại gợi những cảm xúc đó?
Qua khổ thơ này, em cảm nhận được gì về tình cảm của người chiến sỹ đối với làng, xóm quê hương
I- Tiếp xúc văn bản
1, Đọc
Nhịp 2/3, 3/2, nhấn mạnh điệp câu điệp ngữ “ Tiếng gà trưa” ở các câu 2,3,4,7
- Giọng vui hồi hộp
- Thể thơ tự do ( thơ 5 chữ )
2, Chú thích
Xuân Quỳnh (1942- 1988) quê La Khê – Hà Đông – Hà Tây.
- Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ VN hiện đại
- Thơ Xuân Quỳnh viết về những t/c gần gũi, bình dị trong c/sống hàng ngày
-“ Tiếng gà trưa” viết trong thời kỳ đầu cuộc k/c chống Mỹ
- Từ ngữ khó
+ Gà mái mơ: gà mái có lông màu hoa( vàng nhạt xen trắng lốm đốm )
+ Chắt chiu; dành dụm từng chút, tiết kiệm, kiên trì. 
3, Bố cục ( 3 phần)
Đ1: ( đầu – tuổi thơ ) tiếng gà trưa thức dậy t/c làng quê
Đ2 ( tiếp – sột soạt ) những kỉ niệm tuổi thơ được khơi dậy từ tiếng gà trưa
Đ3 ( còn lại ) những suy ngẫm về tiếng gà trưa
đ Câu thơ 5 tiếng, xen kẽ câu 3 tiếng gieo vần ở cuối câu , nhưng không cố định tương đối ít vần
GV chốt : thơ 5 chữ có 2 loại
+ Loại có nguồn gốc từ TQ ( 4 câu 5 chữ)
+ Loại có nguồn gốc từ VN ( hát ví dặm ở Nghệ An có 5 chữ, nhiều khổ )
4, Đại ý: KN đẹp về tình bà cháu đ tình cảm gia đình, quê hương, đất nước
II- Phân tích văn bản
1, Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê
- Buổi trưa nắng
- Trong xóm nhỏ trên đường h/ quân
đ Nghe tiếng gà trưa
- Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần tạo sự liên kết về mạch cấu trúc bài thơ
+Là âm thanh của làng quê 
+Là tiềng nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo niềm vui cho người lao động chắt chiu cần cù
+ Là âm thanh dự báo những điều tốt lành
đ âm thanh tiếng gà rễ tạo thành những kỉ niệm khó quên của con người 
Nghe xao động nắng trưa đĐiệp từ “nghe”
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
 Nghe gọi về tuổi thơ 
 đ T/g không chỉ nghe bằng tai mà nghe bằng cả tâm hồn ( cảm giác, tâm tưởng, hồi ức) 
đ Buổi trưa ở làng quê là thơi điểm rất yên tĩnh đ tiềng gà có thể khua động cả không gian. Tiếng gà đem lại niềm vui cho con người, có thể giúp con người vơi đi nỗi vất vả. Tiếng gà gợi những kỉ niệm tốt đẹp thời thơ ấu, những quả trứng hồng, những bộ quần áo mới và tình cảm bà cháu thân thương 
đ Tình cảm làng quê thắm thiết sâu nặng
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
	Đọc lại bài thơ
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
1,1 Bài thơ "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) sáng tác trong:
	A. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp	C. Thời kỳ cuối kháng chiến chống Mỹ
	B. Thời kỳđầu kháng chiến chống Mỹ	D. Khi đất nước được độc lập, thống nhất.
1,2 Nhận xét sau ứng với tác giả nào? "... Thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim chân thành tha thiết và đằm thắm."
	A. Hồ Xuân Hương	C. Bà Huyện Thanh Quan
	B. Xuân Quỳnh	D. Nguyễn Khuyến
1,3: Câu thơ "Tiếng gà trưa" lặp lại nhiều lần trong bài thơ "Tiếng gà trưa" nằm ở vị trí:
	A. Đầu các khổ thơ	C. Cuối các khổ thơ	
	B. Giữa các khổ thơ	D. Xuất hiện ở cả đầu, giữa, cuối các khổ thơ.
1,4 Những tình cảm nào được thể hiện trong bài thơ “"Tiếng gà trưa”:
	A. Hoài niệm tuổi thơ	C. Tình quê hương đất nước
	B. Tình bà cháu	D. Cả A,b,C.
2- HDVN
 Học thuộc lòng bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docT53.doc