Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 56: Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 56: Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 -Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

 -Luyện kĩ năng nói phát biểu trước tập thể lớp, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Soạn giáo án , tham khảo tài liệu có liên quan .

Dự kiến tích hợp 2 văn bản :”Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng”

* Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu của bài .

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1427Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 56: Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Ngày soạn:05/11/2009
Tiết : 56. Ngày dạy:09-14/11/2009
LUYỆN NÓI :PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ 
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
	-Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	-Luyện kĩ năng nói phát biểu trước tập thể lớp, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Soạn giáo án , tham khảo tài liệu có liên quan .
Dự kiến tích hợp 2 văn bản :”Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng”
* Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu của bài .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Bài phát biểu cảm nghĩ có bố cục như thế nào? Nội dung của mỗi phần ?
-Gv nhận xét cho điểm .
 Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS về 2 tác phẩm Cảnh khuya + Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
* Giới thiệu bài: Việc tập cho các em bạo dạn, tự tin trước thầy cô và các bạn trong không khí thân mật là vô cùng cần thiết.Việc tận dụng những lợi thế của lời nói trực tiếp trong phát biểu cảm nghĩ cũng là một kĩ năng vô cùng quan trọng mà ta can phải tập luyện. 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hđ 1: Ghi đề và tìm hiểu đề
Gv ghi đề bài SGK/154 lên bảng.
Gọi HS đọc lại bài thơ
* GV hướng dẫn HS : em hãy hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của Hồ Chí Minh như thế nào?
* Cần vận dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh
Hđ 2:Chia nhóm theo tổ thảo luận:
Cho các em thảo luận theo nhóm, tổ, phát biểu trong nhóm để các bạn bổ sung từ 15 -20’
Hđ 3: Phát biểu trước lớp
- GV treo bảng phụ Dàn bài chung lên bảng cho HS đối chiếu với phần trình bày của các bạn.
-GV điều động tứng nhóm lên phát biểu trước lớp.
-Cho các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Gv nhận xét, biểu dương các nhóm tốt, động viên các em nhắc nhở về cách nói.
HS đọc đề.
- HS phát biểu và thảo luận trong nhóm.
- Bổ sung cho bài phat biểu trong nhóm
-Đại diện nhóm lên phát biểu trước lớp. Các nhóm khác chú ý nghe và nhận xét. Lần lượt các nhóm .
-Đối chiếu phần nói với dàn ý ở bảng phụ xem có khớp với nhau không
1) Đề bài ;
Phát biểu cảm nghĩ về 1 trong 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của HCM.
2) Dàn bài chung :
a/Mở bài: Giới thiệubài thơ “Cảnh Khuya” bài thơ được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là một bài thơ hay của Bác đã được tìm hiểu trong một tiết học văn.
b/Thân bài:
-Những càm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi ra.
+Cảnh đêm trăng được diễn tả thật sinh động qua phép so sánh, tự gợi tả Úsự yêu thích thiên nhiên.
+Yêu quí trân trọng biết ơn trước sự hi sinh cao cả của Bác. Hiểu được tấm lòng của Bác luôn lo nghĩ cho đất nước cho nhân dân.
c/Kết bài:
-Tình cảm của em đối với bài thơ. Bài thơ cho ta thấy Bác là một nhà cách mạng, một nhà thơ, một chiến sĩ, một thi sĩ đáng kính. Học được ở Bác tinh thần lạc quan yêu đời luôn cống hiến
*Củng cố:
*Nhắc lại dàn bài chung của một bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
*Đánh giá chung về quá trình thảo luận, trình bày, bổ sung của HS.
*Dặn dò:
*Về tập viết thành một bài hoàn chỉnh.
-Soạn bài : Một thứ quà của lúa non : Cốm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 56.doc