Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (tiết 8)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (tiết 8)

Mục tiêu: - Học sinh cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

 - Thấy và chỉ ra được sự tinh tế ,nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.

*Chuẩn bị: - GV nghiên cứu soạn bài

 - HS học bài cũ , trả lời các câu hỏi trong SGK

*Nội dung:

A.Kiểm tra(5p): Đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng gà trưa ; Nêu giá trị của bài

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm
1/12/07 ( Thạch lam)
*Mục tiêu: - Học sinh cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
 - Thấy và chỉ ra được sự tinh tế ,nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
*Chuẩn bị: - GV nghiên cứu soạn bài 
 - HS học bài cũ , trả lời các câu hỏi trong SGK
*Nội dung: 
A.Kiểm tra(5p): Đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng gà trưa ; Nêu giá trị của bài
B.Bài mới(38p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 HS đọc chú thích 
? Nêu những chi tiết chính trong cuộc đời tác giả?
 HS đọc từ đầu đến của trời
? Tác giả cho ta biết gì về cội nguồn củacốm?
? Từ đó em hiểu được g/trị nào của cốm?
? Câu văn nào cho em hiểu được điều đó?
? Để m/tả cội nguồn của cốm ,t/giả đã dùng những giác quan nào?
? Tác dụng của cách m/tả này?
? Tại sao cốm gắn với tên làng Vòng?
? Chi tiết: Đến mùa cốm cô hàng cốm có ý nghĩa gì?
? Thái độ của t/giả đối với cốm Vòng ?
 Đọc tiếp :
? Ngoài việc là 1 thứ quà quê , cốm còn có giá trị nào ?
? Em hiểu sêu tết là thế nào ?
? Sự hòa hợp tương xứng hồng – cốm được nói đến là ở phương diện nào ?
? Nói đến sêu tết là nói đến g/trị nào của cốm.
? Như vậy cốm còn mang g/trị về p/diện nào ?
? Nói tới giá trị này , tác giả muốn truyền tới mọi người t/cảm t/độ nào đối với Cốm?
 Đọc phần 3
? Tác giả đã bàn về cách ăn cốm ra sao? 
? Vì sao phải ăn như vậy?
? Tác giả đã ngẫm nghĩ được những gì khi thưởng thức cốm?
? T/giả đã cảm thụ cốm bằng giác quan nào?
? Từ cách cảm thụ đó cho ta thấy t/giả là người như thế nào ?
? T/giả đã bàn về cách mua cốm ra sao?
? T/giả đã thuyết phục người mua cốm n/t/n?
? Từ đó em hiểu được t/độ nào của t/giả dành cho quà của lúa non?
? Qua văn bản em cảm nhận được những gì về cốm?
I.Tìm hiểu khái quát : 
 1.Tác giả:
 -Có sở trường viết truyện ngắn ,
 - Là cây bút tinh tế nhạy cảm 
2.Tác phẩm : 
 Là bài tùy bút rút từ tập : Hà Nội –băm sáu phố phường.
II.Tìm hiểu văn bản :
- Cội nguồn : Lúa đồng quê.
- Cốm : Một thứ quà quê .
( các bạn có ngửi của trời )
( bằng khứu giác , = sự tưởng tượng  )
Vừa gợi hình , vừa gợi cảm ; khêu gợi cảm xúc cho người đọc ; thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ cốm của t/giả .
( làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm . Cốm làng Vòng dẻo thơm , ngon nhất  )
( cốm thành nhu cầu thưởng thức ; cốm đã gia nhập vào văn hóa ẩm thực của thủ đô HN )
 Say mê , yêu quí , trân trọng .
- Cốm : Quà sêu tết .
( hòa hợp về màu sắc : xanh - đỏ ; hòa hợp về hương vị )
Góp phần cho nhân duyên tốt đẹp của con người .
( giá trị tinh thần , văn hoá )
 Trân trọng và giữ gìn .
- Ăn cốm : thong thả 
( đặc sắc của cốm là ở hương vị . Ăn như thế mới cảm hết được cái hương vị )
( thấy thu lại  mùa hạ trên hồ )
( khứu giác , xúc giác , thị giác ) 
 Tinh tế sâu sắc ( sành cốm )
- Cách mua : Nhẹ nhàng nâng đỡ 
 Trân trọng giữ gìn .
III.ý nghĩa :
- Nội dung : Cốm là 1 thứ quà đặc sắc , thứ sản vật quí cần được nâng niu giữ gìn .
- Nghệ thuật : Văn tùy bút ; kết hợp nhiều phương thức biểu đạt 
C.Củng cố(1p) : Đọc một vài câu thơ , ca dao nói về cốm.
D.Hướng dẫn(1p): Chọn học thuộc một đoạn văn trong bài .
 - Đọc soạn : Sài Gòn tôi yêu.-tìm hiểu nội dung ,nghệ thuật văn bản
 ****************************************************
Tiết 58: Chơi chữ 
6/12/07
*.Mục tiêu : - Hiểu được thế nào là chơi chữ .
 - Hiểu được 1 số lỗi chơi chữ thường dùng .
 - Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
*.Chuẩn bị: - GV: nghiên cứu soạn bài ; bảng phụ ghi VD tr 163
 -HS : Học bài cũ ;Đọc SGK
*.Nội dung : 
A.Kiểm tra(5p) : - Thế nào là điệp ngữ? Có mấy kiểu điệp ngữ?
 - Kiểu điệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn sau:
 Hoa dãi nguyệt ,nguyệt in một tấm
 Nguyệt lồng hoa , hoa thắm từng bông
 Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng 
 Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. 
B.Bài mới (38p): 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 VD 1: GV đưa bảng phụ 
? Giải thích nghĩa của các từ “ lợi” trong bài ca dao?
? Việc sử dụng từ “ lợi” ở câu cuối là dựa vào hiện tượng nào?
? Sử dụng từ lợi trong bài có tác dụng gì?
 VD 2
 Còn trời, còn nước, còn non,
 Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
? “ say sưa” được hiểu như thế nào?
 GV say sưa là từ nhiều nghĩa 
? Trong câu trên đã dùng cách nói nào?
 GV: trong TV..là chơi chữ
? Chơi chữ là gì?
? Qua VD 1 ,hãy cho biết chơi chữ có thể dùng h/ tượng nào?
 VD3(1-tr164)
? Chỉ ra lối chơi chữ trong các ví dụ?
? “ Ranh tướng” có cách nói khác là gì?
? Cách nói này có gì đặc sắc?
? Tác dụng của cách dùng từ này?
 VD4 (2-164)
? Cách nói có gì độc đáo?
? Cách nói trong VD 3?
? Chỉ ra lối chơi chữ trong VD 4 ?
? “ Sầu riêng” trong VD có nghĩa ntn ? 
GV : Trong VD này 
? Nghĩa của “ sầu riêng” với “ vui chung” ?
? Ngoài cách dùng từ đồng âm , lối chơi chữ còn dùng những cách nào ?
? Lối chơi chữ thường được trong trường hợp nào ?
HS lên bảng làm 
GV : chữa ( dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau : chỉ các loài rắn )
 Hoạt động nhóm 
? Tìm những từ có nghĩa gần gũi 
I.Bài học :
1.Khái niệm :
- Lợi 1 : Thuận lợi , lợi lộc 
- Lợi 2 , 3 : - Thận lợi , lợi lộc 
 - Một bộ phận 
 Đồng âm ( đánh tráo ngữ nghĩa )
Tạo ý hài hước , gây cảm giác bất ngờ thú vị .
- Say sưa : - Yêu thích cái đẹp , cảnh đẹp T/ N
 - Say mê sắc đẹp  cô hàng rượu 
 Dùng từ nhiều nghĩa , lối nói nước đôi lấp lửng .
- Khái niệm : SGK ( tr164 )
2.Các lối chơi chữ :
a.Dùng từ đồng âm 
Ranh tướng 
Danh tướng 
 Nói gần âm , trại âm 
Giễu cợt , châm biếng , đả kích Na - Va .
 Điệp phụ âm đầu 
 Nói lái 
- Sầu riêng : - Một lọai quả ở Nam Bộ 
 - Trạng thái t/lí tiêu cực cá nhân 
 Dùng từ nhiều nghĩa 
 Từ trái nghĩa 
b.Dùng lối nói gần âm 
c.Dùng cách điệp âm 
d. Dùng lối nói lái 
e.Dùng từ trái nghĩa , gần nghĩa 
( khi viết câu đối , thơ văn trào phúng )
II.Luyện tập :
1.Bài tập 1 :
- Liu điu , rắn , hổ lửa , mai gầm , ráo , lằn , trâu lỗ , hổ mang .
2.Bài tập 2:
- Thịt , mỡ , dò , nem , chả 
- Nứa , tre , trúc , hóp 
C.Củng cố ( 1p ) : Nhắc lại ghi nhớ 
D.Hướng dẫn ( 1p ) : - học thuộc phần ghi nhớ ; làm bài tập 4 ; 
 	- Sưu tầm đoạn thơ lục bát .
	**********************************************
tiết 59 : làm thơ lục bát 
9/12/07
*.Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được luật thơ lục bát .
 - Có cơ hội tập làm thơ lục bát.
*.Chuẩn bị : - GV: nghiên cứu soạn bài ;Bảng phụ chép VD tr 155
 - HS : sưu tầm 1 số câu thơ ,đoạn thơ theo thể lục bát
*.Nội dung :
A.Kiểm tra: (10p) Đọc thuộc lòng bài thơ : Tiếng gà trưa ,nêu giá ttrị của bài 
B.Bài mới: (35p) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Bảng phụ 
 HS đọc VD
? Nhận xét số tiếng trong mỗi dòng thơ?
 GV: Cứ có 1 câu lục. Thơ lục bát.
 GV : Giới thiệu các ký hiệu 
- Tiếng bằng( ký hiệu là B ) :gồm các tiếng có thanh huyền và thanh ngang 
- Tiếng trắc ( ký hiệu là T ): gồm các tiếng có thanh sắc,hỏi , ngã , nặng.
- Vần ký hiệu là V
? Kẻ lại sơ đồ vào vở và điền các ký hiệu B,T,V ứng với mỗi tiếng?
 GV hướng dẫn cách kẻ
? HS đọc từng câu và điền các ký hiệu ?
? Nhận xét thanh điệu của tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu bát?
? Nhận xét về sự thay đổi B,T trong các tiếng 1-3-5-7 và các tiếng 2-4
? Hãy cho biết luật thơ lục bát? 
 HS đọc ghi nhớ
 Tiết 60: 
*.Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được luật thơ lục bát .
 - Có cơ hội tập làm thơ lục bát.
*ổn định : (1p)
 Nhắc lại luật thơ lục bát 
*Bài mới :( 40p)
 Gọi HS lên bảng làm 
 GV chữa bài 
 Gọi HS lên bảng làm 
 GV chữa 
 Bảng phụ chép VD tr 334
 GV hướng dẫn cách làm 
 Gợi ý HS làm theo nhóm 
 Đại diện nhóm trình bày bài làm 
 HS khác nghe sau đó nhận xét 
 Gv nhận xét ,chữa bài của từng nhóm 
I.Luật thơ lục bát:
 -- Một câu 6 tiếng -------- câu lục
 -- Một câu 8 tiếng -------- câu bát
-- Luật bằng trắc:
 B B B T B B v
 T B B T T B v B B v
 T B T T B B v
 T B T T B B v B Bv
-- Vần : Tiếng thứ 6của câu lục gieo vần xuống tiéng thứ 6 của câu bát.
 Tiếng thứ 8 của câu bát gieo vần xuống tiếng thứ 6 của câu lục 
 Và cứ thế nối tiếp 
-- Đều là thanh bằng : Tiếng thứ 6 là thanh huyền ( trầm) ; Tiếng thứ 8 phải là thanh ngang (bổng) và ngược lại 
 Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
 Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng ; tiếng thứ 4 thường là thanh trắc.
 Ghi nhớ SGK tr 156
II.Luyện tập : 
1.Bài tập 1: 
a. ở nhà ( kẻo mà )
b. Mới nên con người
c.
2.Bài tập 2:
a. có xoài
b. tiến nhanh ( trở thành)
3.Bài tập 3:
Bài 1,2,3 là văn vần lục bát . Chúng có cấu tạo giống như thơ lục bát nhưng không có giá trị biểu cảm 
Bài 4,5,6 là thơ lục bát 
4.Bài tập 4:
C. Củng cố: (3p) Nhắc lại luật thơ lục bát 
D.Hướng dẫn:(1p) Học thuộc ghi nhớ 
 Tập viết 1 đoạn thơ lục bát với chủ đề : phong trào học tập của lớp 
 ****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc