Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 60: Làm thơ lục bát

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 60: Làm thơ lục bát

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- HS phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8 câu lục bát với dòng thơ.

- Vẻ đẹp của thơ truyền thống VN với những mẫu mực như ca dao và đỉnh cao như Truyện Kiều. Từ đó hứng thú tập làm thơ lục bát.

- Phân tích luật thơ lục bát. Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Tư liệu thơ ca thuộc thể lục bát + Truyện Kiều.

* Trò: Nghiên cứu bài trước, tập làm bài thơ lục bát.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1351Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 60: Làm thơ lục bát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :15 Ngày soạn:13/11/2009
Tiết : 60. Ngày dạy:16-21/11/2009
LÀM THƠ LỤC BÁT
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
HS phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8 câu lục bát với dòng thơ.
Vẻ đẹp của thơ truyền thống VN với những mẫu mực như ca dao và đỉnh cao như Truyện Kiều. Từ đó hứng thú tập làm thơ lục bát.
Phân tích luật thơ lục bát. Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Tư liệu thơ ca thuộc thể lục bát + Truyện Kiều.
* Trò: Nghiên cứu bài trước, tập làm bài thơ lục bát.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?)Thế nào là chơi chữ?
(?) Hãy trình bày về sự hiểu biết của mình về các lối chơi chữ ? Mỗi loại chi 1 VD để minh hoạ.
* Giới thiệu bài: 
 Lục bát là thể thơ độc đáo của dân tộc VN. Đó cũng là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống, Song trong thực tế nhiều em không nắm được thể thơ này. Khi cần làm thì làm sai hoặc người khác làm sai cũng không nhận ra. Vì vậy, tập làm thơ lục bát là 1 yêu cầu chính đáng. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu và làm thành thạo thể thơ này
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu luật thơ luc bát
Treo bảng phụ bài ca dao và sơ đồ, cho HS đọc.
(?) Cặp câu lục bát mỗi dòng có mấy tiếng, Vì sao gọi là lục bát?
(?) Điền các kí hiệu bằng (B) , trắc (T) , vần (V) ứng với mỗi từ của bài ca dao trên vào các ô ?
(?) Em có nhận xét gì về sự tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8 ?
(?) Nêu nhận xét về luật thơ lục bát ( về số câu, số tiếng, số vần, vị trí vần, sự thay đổi các tiếng bằng trắc, trầm, bổng và cách nhắt nhịp trong câu).
+ Nhóm bổng: Âm vực cao : sắc, hỏi, không.
+ Nhóm trầm: Âm vực thấp: huyền, ngã, nặng.
- Nhịp:
+ Câu 6: 2/2/2, 2/4, 3/3, 1/5.
+ Câu 8: 2,2,2,2; 4/4, 2/4/2; 3/1/2/2
 (phổ biến: 2/2/2_ 4/4)
HĐ2:Luyện tập:
-Treo bảng phụ bài tập, nêu yêu cầu, Cho HS điền.
(?) Cho biết vì sao em điền từ đó? ( về ý và về vần).
-Sửa chữa, đánh giá.
Treo bảng phụ, cho HS đọc.
(?) Các câu lục bát sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật ?
-Đánh giá, khẳng định.
-Ra câu 6 cho HS đặt câu 8 tiếp theo.
-Đánh giá, cho điểm.
* Chia lớp làm 2 đội: Một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát Đội thắng được quyền xướng câu lục. GV làm trọng tài.
- Tuyên dương những câu xướng hay, đúng luật.
-Quan sát, đọc.
Cặp câu lục bát gồm 1câu 6 (lục) tiếng và 1 câu 8 (bát) tiếng. Vì thế gọi là thơ lục bát.
 111111 11111111
 111111 11111111 
Nếu tiếng này có hanh huyền thì tiếng kia thanh ngang (không dấu) và ngược lại.
Đọc to ghi nhớ và ghi bài
Đưa đáp án và giải thích.
-Đọc, cá nhân.
-Nhận xét.
-Thi đua giữa các tổ ( Mỗi tổ đưa 1 câu 8)
-Nhận xét.
-2 đội thi nhau lần lượt từng vòng 1
1/Luật thơ lục bát:
- Số câu: Không hạn định.
 - Số tiếng: Câu đầu 6, câu sau 8.
 - Vần: Chữ 6 câu lục vần chữ 6 câu bát và chữ 8 câu bát vần chữ 6 câu lục sau cứ thế tiếp tục ( vần bằng).
 - Luật bằng trắc: Các tiếng lẻ không bắt buộc. Các tiếng chẳn ( tiếng 2 thường B, 4 T, có khi ngoại lệ ngược lại)
 - Trong câu 8 , nếu tiếng thứ 6 thanh ngang (bổng) thì tiếng 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.
2/Luyện tập:
*BT1 : Làm thơ theo mô hình ca dao. Điền trống tthàn 1 bài lục bát đúng luật:
+ “Em ơi đi học trường xa.
 Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong” 
 ( như là) 
+“Anh ơi phấn đấu cho bền 
Mỗi năm1 lớp làm nền mai sau” (cố lên thành người)
(phải nên kiên trì)
+ “ Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Trong nhà ríu rít tiếng em học bài “
*BT 2:Sửa các câu lục bát cho đúng luật
 + “ Vườn em cây quý đủ loài
 Có cam, có quýt, có xoài, có na”
 + “ Thiếu nhi là tuổi học hành
 Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan ( tiến nhanh từng ngày)”
*BT 3: Đặt tiếp câu 8:
+ Ai ơi biết thương thân mình
 ..
+ Mùa xuân em hái lộc non
 ..
+ Quê em lúa chín vàng tươi.
 ..
*BT 4 Chủ đề : Tự do ( trường, bạn, người thân, quê hương, mùa hè, chia tay, mờ đầu bằng cụm từ: “Thân em”).
*Củng cố:
Nhắc lại luật của thơ lục bát ?
*Dặn dò:
Học bài theo bài ghi (ghi nhớ)
-Mỗi em tự sáng tác 1 bài lục bát ( tự do chọn đề tài)
Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng tư ø ( Theo câu hỏi trong bài).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 60.doc