Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61:  Chuẩn mực sử dụng từ (Tiết 1)

 I. Mục tiêu.

- Qua bài giảng giúp học sinh hiểu được các chuẩn mực về ngôn ngữ khi nói hoặc viết.

- Tích hợp với phần văn và tập là văn trong làm thơ lục bát và văn biểu cảm.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực khi nói và viết.

 II. Chuẩn bị.

 Thầy: Trao đổi trong nhóm, thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy

 Nghiên cứu soạn bài- hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

 Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy

 

doc 21 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 16
Tiết 61
Chuẩn mực sử dụng từ
 I. Mục tiêu.
- Qua bài giảng giúp học sinh hiểu được các chuẩn mực về ngôn ngữ khi nói hoặc viết.
- Tích hợp với phần văn và tập là văn trong làm thơ lục bát và văn biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực khi nói và viết.
 II. Chuẩn bị.
 Thầy: Trao đổi trong nhóm, thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy
 Nghiên cứu soạn bài- hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
 Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy
 III. Tiến trình lên lớp:
* Hoạt động 1 
 A. ổn định tổ chức: (1’)
 B. Kiểm tra bài cũ: (xen trong giờ)
* Hoạt động 2 (10')
 C. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv: Đưa bảng phụ ghi bài tập (sgk).
? Hãy chỉ ra các lỗi sai trong cách dùng từ ở mỗi câu a, b, c?
- Tập tẹ.
? Vì sao em lại cho là sai?
- Tập tẹ thường dùng để chỉ hoạt động của con người khi bắt đầu làm một việc gì đó mà hiệu quả còn ở mức thấp.
- Ví dụ: Em mới tập tẹ biết nói.
? Vậy em sửa lại như thế nào cho đúng?
- Khi diễn tả giọng nói của em bé ta lên dùng từ bập bẹ.
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự sai như vậy?
- Do sự lẫn lộn giữa cách phát âm hai từ này gần giống nhau. Người viết nhầm lẫn.
? Dùng sai như vậy có tác hại gì?
- Làm cho câu văn thiếu trong sáng.
? Hãy đọc lại câu b và nhận xét cách phát âm?
- Khoảng khắc: phát âm sai.
? Theo em dùng như thế nào cho đúng?
- Khoảnh khắc.
? Tương tự như vậy ở ví dụ c?
- Thăm quan là sai. Mà phải là Tham quan.
- Nguyên nhân là do người viết đã nhầm lẫn giữa các yếu tố Hán Việt tham với thăm. Thăm quan không có nghĩa chúng ta đã tìm hiểu ở lớp 6.
? Em thấy phải dùng từ ngữ như thế nào cho đúng?
Gv: Nếu phát âm sai người nghe khó hiểu và làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
 Hiện nay việc sử dụng từ của các em trong khi nói và viết bài kiểm tra chưa chuẩn mắc các em còn mắc lỗi chính tả.
 Để viết được đúng chính tả phải lắng nghe mọi người nói để viết cho đúng.
? Hãy sửa lại những nỗi sai trong các trường hợp sau?
 Gập gềnh gập ghềnh.
 Nghành học ngành học.
 Trân thành chân thành.
 Trùn bước chùn bước.
 Khúc khỉu khúc khuỷu.
? Khi gặp từ khó em làm như thế nào?
Phải hỏi bạn bè để viết cho đúng.
? Qua phân tích ví dụ em hãy rút ra kết luận sử dụng từ như thế nào cho đúng?
Gv: Ngoài ra còn do ảnh hưởng của tiếng địa phương nên nhiều khi người ta khó phân biệt được thanh hỏi với thanh ngã, ts – t, vì vậy khi nghê nói để viết các em phải đặc biệt chú ý đến chính tả.
Vd: Người miền Nam thường lẫn lộn thanh không với thanh hỏi (~),
ảnh ấy – anh ấy.
Cô ấy – cổ ấy.
Truy nã - truy nả. 
* Hoạt động3 (5')
Gv: Sử dụng từ đúng nghĩa sẽ làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu. Muốn sử đúng nghĩa ta phải làm thế nào?
? Trong các ví dụ các từ in đậm có nghĩa khác nhau như thế nào? Vì sao lại sai?
 a. Sáng sủa: dùng sai
 - Sáng sủa là sự vật đẹp mắt được nhận biết bằng thị giác.
Ví dụ : Nhà cửa sáng sủa.
 Khuôn mặt sáng sủa.
? Vậy em sẽ sửa lại như thế nào?
Thay từ sáng sủa bằng từ tươi đẹp.
b. Sai từ nào? ? Vì sao lại sai? Sai từ: cao cả.
Cao cả: có nghĩa là lớn lao, đẹp đẽ. Chỉ mọtt đức tính tốt được lưu truyền 
Ví dụ : Lý tưởng cao cả.
 Việc làm cao cả.
? Vậy em sửa lại như thế nào? Thay cao cả bằng sâu sắc.
? Vì sao biết trong câu c dùng là sai?
- Vì biết có nghĩa là nhận thức được, hiểu được vấn đề.
Ví dụ: biết chơi đàn ócgan.
? ý của câu G nghĩa là như thế nào?
Con người phải có lòng lương thiện.
? Như vậy thay từ biết bằng từ nào? Thay bằng từ Có
? Qua đây em rút ra chú ý gì khi sử dụng từ .
* Hoạt động 4 (10 ')
 Đưa bảng phụ cho HS quan sát và đọc ví dụ 
? Các từ hào quang, ăn mặc, thảm hại, khi đứng một mình chúng thuộc từ nào?
 a. Hào quang – DT.
 b. Ăn mặc - ĐT.
 c. Thảm hại – TT.
? Trong các câu a, b, c các từ dùng sai hay đúng? Vì sao?
Gv gợi ý: Muốn biết các từ đó dùng đúng hay sai chúng ta phải hiểu nội dung diễn đạt từng câu.
Đề cao giá trị của nước sơn làm tăng thêm vẻ đẹp hình thức bề ngoài của đồ vật- hào quang sai.
Ăn mặc là ĐT mà trong câu b làm CN là sai.
Thảm bại là TT không thể đứng sau lượng từ nhiều mà đứng sau lượng từ chỉ có thể là DT.
? Vậy em sửa lại như thế nào?
 Hào quang = hào nhoáng, bóng bẩy.
Đổi trật tự ngữ pháp trong câu ĐT xuống làm VN.
Thay thảm hại bằng thảm kịch.
Giả tạo phồn vinh là sai trật tự từ tiếng Việt- phồn vinh giả tạo.
? Vậy muốn dùng từ đúng ngữ pháp ta phải làm gì?
? Em hiểu lãnh đạo là gì?
Là người đứng đầu một cơ quan tổ chức hợp pháp.
? Gọi chú hổ thể hiện như thế nào?
Thể hiện tình cảm đáng yêu.
? Vậy hai từ này sử dụng trong hai trường hợp này có được không? Vì sao?
Đối với kẻ thù thì ta không thể tôn trọng.
Đối với con vật đang tấn công mình thì cũng không thể có thái độ đáng yêu như vậy được.
? Vậy em sửa lại như thế nào?
Lãnh đạo = Cầm đầu.
 Chú hổ = nó.
? Ta thấy khi sử dụng từ ta phải chú ý điều gì?
* Hoạt động 5 (5')
GV: Có người chào
Bạn đi răng rứa.
? Em có nhận xét gì nội dung của câu nói vừa rồi?
Khó hiểu.
? Tại sao lại khó hiểu như vậy?
Người nói đã sử dụng từ địa phương.
? Vậy nói và viết để bài văn được trong sáng ta nên sử dụng từ ngữ như thế nào?
Không được quá lạm dụng từ địa phương.
Gv: Tuy nhiên trong văn thơ ta có thể sử dụng từ địa phương nhằm một số mục đích nghệ thuật.
? Có hai ý kiến cho rằng (1) là người Việt Nam nên sử dụng tiếng mẹ đẻ tuyệt đối không sử dụng tiếng Hán Việt. (2) Nên kết hợp hài hòa giữa sử dụng tiếng Việt và Hán Việt.
? Em chọn ý kiến nào?
ý hai.
? Khi sử dụng từ địa phương chúng ta còn phải chú ý điều gì? - Dùng từ hợp văn cảnh
I. Sử dụng đúng âm đúng chính tả:
1. Sử dụng từ đúng âm.
a) Ví dụ 
- Phát âm chuẩn phân biệt từ gần âm. Phân biệt từ thuần Việt với từ Hán Việt.
b. Sử dụng từ đúng chính tả:
- Phân biệt rõ âm l-n; q-c; ch- tr; d- gi.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
- Phải nắm rõ nghĩa của từ.
- Phân biệt từ đồng nghĩa và từ gần nghĩa.
III. Sử dụng đúng tính chất ngữ pháp (10’).
a. Ví dụ 
b. Kết luận:
- Phải nắm chắc chức vụ ngữ pháp của từ và khả năng kết hợp của từ với khác.
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm: (5’)
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với thái độ người nói.
V. Không lạm dùng từ địa phương, từ Hán Việt (5’) 
 - Dùng từ hợp văn cảnh
 - Tìm từ toàn dân, từ đồng nghĩa hợp lí để thay thế 
* Hoạt động 6 (9')
III. Luyện tập (5’)
 Bài tập nhanh: Tổ chức trò chơi 
Cô có một bông hoa 5 cánh, mỗi cánh là một chuẩn mực sử dụng từ 
Gv Nêu 5 câu văn? Mỗi câu văn sau đây mắc lỗi sai ở từ nào?
? Trong các chuẩn mực sử dụng từ đã nêu thì người sử dụng câu văn đã mắc lỗi sai gì?
- Cho hs thảo luận nhóm, nhóm nào rung chuông trước có quyền trả lời. Mỗi câu trả lời là chọn một cánh hoa được gắn vào vị trí của 5 cánh hoa mỗi cánh hoa là một chuẩn mực sử dụng từ. Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhóm đó giành chiến thắng 
GV: Mỗi chuẩn mực giống như một cánh hoa. Bông hoa phải có đủ 5 cánh hoa mới là bông hoa đẹp. Vì vậy khi sử dụng từ chúng ta không thể để sai bất cứ một chuẩn mực nào, có như vậy mới có thể góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt 
 D. Củng cố (3’)
? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì khi sử dụng từ tiếng Việt?
? Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?
 E. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Nắm chắc yêu cầu sử dụng từ 
 - Đặt câu với mỗi từ sau: Cho, tặng, biếu
 - Tìm hiểu trước các câu hỏi hướng dẫn ôn tập văn biểu cảm sgk
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 62
 Ôn tập văn bản biểu cảm
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn lại những quan điểm quan trong nhất về lý thuyết văn biểu cảm.
- Phân biệt văn tự sự, văn miêu tả với văn biểu cảm. Thấy rõ vai trò của các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm. Nắm vững các bước làm một bài văn biểu cảm. Giải thích được tại sao văn biểu cảm lại gần với thơ.
- Rèn luyện cách lập ý, lập dàn ý, cách diễn đạt các ý trong một bài văn biểu cảm.
- Tích hợp các văn bản biểu cảm đã học. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước 
II. Chuẩn bị:
Thầy: Trao đổi trong nhóm, thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy
 Nghiên cứu, soạn bài
Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy
 III. Tiến trình lên lớp:
* Hoạt động 1 
 A. ổn định tổ chức: (1’)
 B. Kiểm tra bài cũ: (xen trong giờ)
* Hoạt động 2 (20')
 C. Bài mới 
Gv: Để ôn lại văn bản biểu cảm giờ học hôm nay chúng ta cùng tổng hợp khái quát lại những điều cần lưu ý về thể loại văn bản này 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Trước hết 1 em hãy nhắc lại cho thầy giáo ở các lớp 6, 7 em đã được tìm hiểu về những kiểu loại văn bản nào?
 -Văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm 
? Thế nào là văn tự sự?
- Văn tự sự nhằm tái hiện lại một câu chuyện có đầu, có cuối có nguyên nhân, có diễn biến, kết quả 
GV: Là văn bản gồm một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kêt thúc, nêu lên một ý nghĩa
? Thế nào là văn miêu tả?
- Văn miêu tả là nhằm tái hiện lại đối tượng (người và cảnh vật) làm sao cho người đọc, người nghe cảm nhân được nó.
? Còn văn biểu cảm là một văn bản như thế nào?
Văn biểu cảm là văn bản nhằm viết ra để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc
? Vận dụng kiến thức về ba loại văn bản trên em hãy lên bảng làm cho thầy giáo bài tập này?
Bài tập: Hãy điền dấu (X) vào cột chỉ phương thức biểu đạt chính của những văn bản sau.
TT 
Tên văn bản
Tự sự
 Miêu tả
 Biểu cảm
1
Sơn Tinh ThuỷTinh
(Truyền thuyết)
X
2
Về An Giang
(Mai Văn.Tạo)
x
3
Sông nớc Cà Mau
(Đoàn Giỏi)
x
4
Hoa học trò
(Xuân .Diệu)
5
Keo mầm
(Bằng Sơn)
x
? Hãy đọc lại yêu cầu của bài tập? 
 - Cho biết phương thức biểu đạt chính của các văn bản 
 - Học sinh lên bảng 
? Vì sao văn bản ST- TT em lại cho là văn bản tự sự?
? Vì sao văn bản Sông nước Ca Mau lại là văn bản miêu tả?
Gv: Bằng nghệ thuật miêu tả tác giả Đoàn Giỏi đã làm tái hiện lại trước mắt người đọc vẻ đẹp rộng lớn hoang dã và cuộc sống trù phú độc đáo ở vùng đất tận cùng của tổ Quốc.
? Vậy tại văn bản Hoa học trò em lại cho là văn bản biểu cảm?
- Vì văn bản này người viết tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu đó là cảm giác bâng khuâng buồn nhớ của người học trò khi phải xa trường.
- Văn bản này dùng hình ảnh nhân hóa đã lấy hình ảnh hoa phượng làm nên cho cảm xúc của mình.
Gv: Văn bản Hoa học trò đã biểu đạt tình cảm một cách sâu đậm của người học trò với trường lớp với bạn bè.
? Qua đây em thấy văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả khác nhau ở điểm nào?
Gợi ý
? Trong văn bản tự sự yếu tố nào đóng vai trò chính?
Yếu tố kể.
? Trong văn bản miêu tả yếu tố nào là yếu tố chính?
Yếu tố tả.
? Văn bản biểu cảm khác với hai loại văn bản trên ở điểm nào?
Yếu tố biểu cảm là chín ... n?
- Bố cục mạch lạc, trình bày theo cảm xúc của người viết trước những mặt khác nhau của thành phố Sài Gòn 
Gv: Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu văn bản theo bố cục này.
? Hãy đọc diễn cảm lại đoạn 1? Nêu nội dung của đoạn văn 
? Mở đầu văn bản tác giả giới thiệu như thế nào vè thành phố Sài Gòn? (Vẫn trẻ, ba trăm năm còn xuân chán; cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà 
? Ngay phần mở đầu tác giả đã ngợi ca Sài Gòn bằng cách nào?
Tác giả ca ngợi Sài Gòn bằng cách so sánh đối chiếu một cách khéo léo. Đối chiếu so sánh lịch sử của Sài Gòn với lịch sử đất nước.
? Khi so sánh như vật tác giả có nhận xét gì về thành phố Sài Gòn?
Tác giả đã nhận xét: Sài Gòn vẫn trẻ, cái đô thị này vân còn xuân chán Sài Gòn vẫn trẻ hoài.
? Tác giả ví Sài Gòn như cây tơ đương độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt có tác dụng gì?
Khẳng định sực trẻ, sức sống mãnh liệt của Sài Gòn
? Trong đoạn văn này từ ngữ nào được nhăc lại nhiều lần?
Điệp từ tôi yêu được đặt ở đầu các câu.
? Tác giả nhắc lại nhiều lần từ tôi yêu nhằm nhấn mạnh điều gì?
Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của tác giả về vùng đất Sài Gòn. Tác giả yêu Sài Gòn tha thiết như máu thịt của mình.
? Qua ngòi bút của tác giả em cảm nhận như thế nào về Sài Gòn?
Gv: Và những cụm từ Còn xuân chán, cứ trẻ hoài, đương độ nõn nà, đang thay da đổi thịt biểu hiện rõ ràng sức sống đang lên của Sài Gòn.
? Qua đây em hiểu gì về tình cảm, thái độ của tác giả với thành phố Gòn?
Gv: Và chúng ta thấy tình yêu Sài Gòn của tác giả còn bộc lộ rõ hơn ở đoạn hai. Tình cảm ấy thể hiện rất phong phú và nồng nàn. Mở đầu đoạn 2 tác giả đã viết Tôi yêu Sài Gòn tha thiết như người đàn ông.
? Vậy nhà văn yêu Sài Gòn ở phương diện nào?
Tác giả yêu cả con người và thiên nhiên Sài Gòn.
? Khi nói đến thiên nhiên Sài Gòn tác giả đã nhắc đến khía cạnh nào?
Khí hậu thời tiết, môi trường ở Sài Gòn.
? Khi nhắc đến khí hậu thời tiết tác giả đã sử dụng những từ ngữ hình ảnh nào?
Nào là thời tiết trái gió, trở trời, đang ui ui buồn bỗng trong vắt lại như thủy tinh.
Gv: Đây là kiểu thời tiết đặc trưng của kiểu khí hậu thời tết Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng. Đây là kiểu thời tiết ít nơi trên đất nước ta có được.
? Trong bối cảnh thời tiết đó em thấy phố phường Sài Gòn hiện lên qua ngòi bút của tác giả như thế nào?
Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
Phố phường náo động, dập dùi xe cộ vào những giờ cao điểm.
Buổi sáng tinh sương: tĩnh lặng, không khí mát dụi.
? Tác giả nhắc đến những đặc điểm thiên nhiên Sài Gòn với một thái độ như thế nào?
Tác giả rất yêu mến thiên nhiên nơi đây.
? Từ ngữ nào đã thể hiện rõ điều này?
Từ yêu được đặt ở đầu câu văn (được nhắc lại đến 5 lần liên tiếp) điều này cho ta thấy lúc nào trong lòng tác giả đang ngập tràn cảm xúc về Sài Gòn.
? Em cảm nhận như thế nào về vùng đất Sài Gòn dưới sự miêu tả và cảm nhận của Minh Hương?
Gv: Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn trong mảnh đất này là tình cảm yêu mên tha thiết, tác giả yêu Sài Gòn như máu thịt của mình. Chính vì tình cảm gắn bó này mà tác giả đã cảm nhận được những nét đẹp riêng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. Tất cả những thứ này đều trở lên gần gũi với tác giả. Vì vậy tác giả đã đưa một quy luật về quy luật tâm lý con người.
 yêu nhau yêu cả đường đi
 Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng
Và do vậy, bằng tình cảm chân thành, có ít nhiều thiên lệch, nhà văn đã thể hiện một cách tha tha thiết tình cảm yêu mến, tự hào về mảnh đất, nhịp sống của Sài Gòn 
Gv: Yêu cầu học sinh chú ý vào đoạn Miền Nam là đất lành mình đang sống
? Trong đoạn văn này xuất hiện hai chữ của thành ngữ đã được in nghiêng. Vậy em hãy đọc đầy đủ cầu thành ngữ trên?
Đất lành chim đậu.
? Gv: Người ta thường nói đất lành chim đậu nhưng theo lời nhận xét của tác giả em thấy môi trường ở Sài Gòn đang đứng trước tình trạng nào?
Sài Gòn ngày nay rất ít chim.
? Thật trái với lời nhận xét của người xưa. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng trên?
Do những kẻ vô trách nhiệm.
? Qua đây em thấy tác giả muốn phê phán điều gì?
Gv: Bên cạnh những nét đặc sắc về thiên nhiên môi trường Sài Gòn thì con người Sài Gòn dưới ngòi bút của mình hiện lên như thế nào?
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thầm từ chỗ ở trên đất này. hàng triệu người khác
? ở đoạn này tác giả đã cảm nhận về con người ở điểm nào?
Đặc điểm cư dân: Không có người Bắc, Trung, Nam, Hoa, Khơ me mà chỉ toàn người Sài Gòn
? Vì sao ở đây lại chỉ toàn có người Sài Gòn?
- Vì người Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón những người từ trăm nẻo đất nước kéo đến 
- Sống lâu, sống quen rồi c/s ngỡ mình sinh ra ở đây, thừa nhận đây là quê hương của mình 
? Em hiểu gì về đặc điểm cư dân Sài Gòn?
Gv: Tác giả đã tưởng như Sài Gòn là quê hương của tất cả mọi người. Nếu như ai đã và đang sống ở Sài Gòn thì đều cảm nhận được một điều Sài Gòn là quê hương của mình, là nơi sinh ra và nuôi dưỡng mình lớn lên. Sài Gòn sẵn sàng đón tất cả mọi người nếu như những người đó có tình yêu đối với Sài Gòn.
Gv: Hãy đọc thầm từ chỗ Cách mạng ngày nay 1975
? Hãy giải nghĩa từ bản địa 
? Trong đoạn này tác giả cho ta biết điều gì?
Tác giả cho ta biết về phong cách của người Sài Gòn.
? Phong cách chung của con người Sài Gòn được tác giả cảm nhận như thế nào?
Họ ăn nói tự nhiên và có những lúc hề hà, dễ dãi ít dàn dựng, tính toán, chơn thành, bộc trực.
? Em hiểu trơn thành như thế nào?
Đây là từ địa phương chơn thành – chân thành – thẳng thắn.
Gv: Đó là phong cách của những con người vốn là con cháu của những người đi mở đất sống ở rừng sâu U Minh, rừng đước, rừng chàm, kênh rạch chi chít và nắng gió hoặc của những con người từ bao phương xa lạ vì mưu sinh mà phiêu dạt, bám trụ lại vùng đất địa linh mến khách này 
*Và sau lời giới thiệu về phong cách người Sài Gòn tác giả đã miêu tả với chúng ta phong cách tự nhiên của các cô gái Sài Gòn.
? Vậy phong cách của các cố gái Sài Gòn được tác giả miêu tả như thế nào?
Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn, yểu điệu thướt tha.
Phong cách e thẹn, ngượng ngịu như vầng trăng mới ló.
Nụ cười tươi tắn thơ ngây.
? Trong khi miêu tả tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào?
Sử dụng từ láy và phép tu từ so sánh.
? Những phong cách này trước năm 1945 như thế nào?
Khi chào người lớn thì cúi đầu, chắp tay.
Gặp bạn bè cùng trang lứa thì hơi cúi đầu cười.
Tiếp cận người quen hay khách lạ hơi cổ xưa nhưng lại dân chủ không mặc cảm tự ti
? Nhưng phong cách này đến 1975 phong cách này được thay đổi như thế nào?
Bất khuất dấn thân vào nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng.
? Qua đây em rút ra nhận xét gì về phong cách người Sài Gòn?
GV: Trong thực tế họ vừa là những con người vừa đáng mến vừa đáng cảm phục. Hình ảnh những cô gái Sài Gòn đi tải đạn, những cô du kích Củ Chi trong địa đạo chống càn vãn còn là những trang sử vể vang một thời không thể nào phai của lich sử dân tộc 
? Viết về hình ảnh những con người Sài Gòn em thấy thái độ của nhà văn như thế nào?
- Vô cùng cảm phục và yêu mến 
GV: Chính vì vây mà đoạn cuối của văn bản tác giả đã khẳng định lại tình cảm của mình như thế nào?
- Gọi hs đọc đoạn kết 
? Để khảng định lại tình cảm của mình, cách diễn dạt của tác giả có gì đặc sắc?
- Tôi yêu Sài Gòn và yêu cả những con người ở đây -một mối tình dai dẳng và bền chặt
? Điệp từ tôi yêu đến đây lại tiếp tục được điệp lại. Việc lặp lại câu nói như thế có tác dụng gì?
- Tác giả muốn khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn là một tình yêu say đắm, hiếm ai có được, đó là một tình yêu tha thiết cháy bỏng.
? Cùng với lời khảng định, tác giả còn nhắn gửi bạn đọc điều gì? - Hãy yêu Sài Gòn da diết như tôi 
? Em có nhận xét gì về âm điệu của đoạn văn ?
- Nhẹ nhàng truyền cảm, dùng từ biểu cảm dồn dập thể hiện cảm xúc mạnh mẽ đằm thắm 
? Qua đoạn văn, em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà văn đối với Sài Gòn?
 ? Qua bài viết này tác giả muốn gửi gắm điều gì?
BT: Câu nào dưới đây thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả
 A. Sài Gòn còn trẻ.
 B. Sài Gòn còn trẻ hoài như một cây tơ đương nõn nà. 
 C. Ba trăm năm so với ngàn năn tuổi của đất nước...
 D. Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: Minh Hương 
2. Tác phẩm.
Viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm.
- Thể loại: Tuỳ bút 
II. Đọc và tìm hiểu bố cục văn bản.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Cảm nhận chung về Sài Gòn (5’).
* Sài Gòn là 1 thành phố trẻ có sức sống mãnh liệt.
Tác giả yêu và tự hào về thành phố của mình đang sống.
2. Cảm nhận về thiên nhiên và con người Sài Gòn (13’).
a) Thiên nhiên Sài Gòn.
Sài Gòn là một thành phố rất sôi động có những nét đẹp độc đáo về thời tiết.
b) Môi Trường.
Môi trường sống tự nhiên của Sài Gòn đang bị hủy diệt dần.
Tác giả phê phán lên án những kẻ vô trách nhiệm với môi trường.
c) Đặc điểm cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
- Người Sài Gòn cởi mở, mến khách, dễ hoà hợp với mọi người 
Người Sài Gòn tự nhiên, cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa, giàu lòng yêu nước, bất khuất dám xả thân vì chính nghĩa.
3. Tác giả khẳng định lại cảm xúc của mình (5’)
- Tình yêu Sài Gòn của tác giả là một tình yêu say đắm thiết tha, cháy bỏng.
- Nhà văn khẳng định một tình cảm yêu mến bền chặt, đằm thắm không thể nào tả xiết được đối với thành phố Sài Gòn 
 IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
 - Qua Văn bản tuỳ bút này em học tập được gì về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật của tác giả? - Đây là một tùy bút thể hiện một phong cách rất riêng của Minh Hương
 - Giọng văn hóm hỉnh, chân thành thể hiện một cách viết độc đáo, sắc sảo, tài hoa
 - Câu chữ mượt mà, lời văn nhẹ nhàng, truyền cảm, giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng, đậm đà. - Sử dụng nhiều điệp từ, điệp cấu trúc câu, từ láy, phép so sánh kết hợp phép nhân hoá 
2. Nội Dung. 
 ? Qua văn bản, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn? Cũng qua văn bản này, tác giả muốn nhắn gửi tới bạn đọc chúng ta điều gì?
 - Sài Gòn tôi yêu là một bài kí duyên dáng, mang đậm tính nhân văn 
 - Qua bài văn, tác giả không chỉ ngợi ca vẻ trẻ trung, sôi động, hấp dẫn của thiên nhiên, khí hậu, cuộc sống, con người ở Sài Gòn, mà còn thể hện sự cảm nhận tinh tế, am hiểu tường tận, tình cảm yêu mến sâu đậm với thành phố Sài Gòn. Từ đó, tác giả nhắn gửi, khơi gợi trong lòng mọi người tình cảm yêu mến Sài Gòn, ý thức giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên duyên dáng của Sài Gòn
 D. Củng cố : ? Nêu cảm nhận sâu sắc nhất của em về văn bản Sài Gòn tôi yêu
 ? Trong văn bản, em thích nhất đocạn văn nào? Hãy đọc diễn cảm và nêu rõ vì sao em thích đoạn văn đó?
 E. Hướng dẫn về nhà: - Học nắm vững nội dung văn bản 
 - Trình bày cảm nhận của em về một đoạn văn em thích 
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 16.doc