Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiết 4)

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

-Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

-Trên cơ sở nhận thức được các yếu tố đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ ( các VD SGK và VD bổ sung).

* Trò: Nghiên cứu bài trước.

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 16 	Ngày soạn:	Ngày dạy:
 Tiết : 61 
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
-Trên cơ sở nhận thức được các yếu tố đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ ( các VD SGK và VD bổ sung).
* Trò: Nghiên cứu bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Khởi động :
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : (?) Lục bát là thể thơ thế nào? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về luật thơ lục bát?
(?) Đọc bài thơ lục bát mà em sáng tác rồi phân tích cách gieo vần, luật bằng trắc?
* Giới thiệu bài:
* Trong khi nói và viết, do cách phát âm không chính xác, cách sử dụng từ ngữ chưa đúng nghĩa, chưa đúng sắc thái biểu cảm, hoặc chưa đúng ngữ pháp hoặc lạm dụng từ địa phương, từ HV mà ta dễ gây ra tình trạng khó hiểu hoặc hiểu lầm. Vậy để giúp các em nói và viết đúng trong khi giao tiếp, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài: Chuẩn mực sử dụng từ.
* Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh trả bài.
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ 2 Hình thành kiến thức 
1)Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
-Treo bảng phụ các VD, cho HD đọc.
(?) Các từ in đậm: dùi đầu, tập tẹ, khoảng khắc sai âm, sai chính tả ntn ? Các em sửa lại cho đúng ?
-Quan sát, Đọc.
* Thảo luận , trả lời:
+ dùi đầu ® vùi đầu.
+ tập tẹ ® bập bẹ.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
2/Sử dụng từ đúng nghĩa
3/Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
(?) Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sai âm, sai chính tả?
** Đưa ra những VD những từ HS thường mắc phải:
+ “ Làm trai lên ( nên) trai
 Phú Xuân cũng trải (trãi)”
+ Nên (lên) non mới biết
+ Cây che (tre), dữ (giữ) gìn.
+ Trơ (chơ) vơ, chôn nhau (rau).
-Treo bảng phụ 2, HS đọc.
(?) Các từ: sáng sủa, cao cả, biết dùng sai nghĩa ntn ? Giải thích? Em hãy dùng từ khác để sửa lại cho đúng nghĩa câu diễn đạt ?
(?) Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai nghĩa?
(?) Do đó, muốn dùng từ đúng nghĩa ta cần phải căn cứ vào yếu tố nào?
** Đưa thêm VD yêu cầu HS thay từ cho chính xác:
+ Aên uống phải chừng mực .
+ Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Cái chết của ông thật oanh liệt.
+ Quốc Toản đem cam về cho mẫu thân.
-Treo bảng phụ 3, cho HD đọc.
(?) Các từ in đậm: hào quang, ăn mặc, thảm hại, giả tạo phồn vinh dùng sai ngữ pháp ntn? Em hãy tìm cách nói phù hợp để chữa lại. Giải thích ?
+khoảng khắc ® khoảnh khắc
Þ Phát âm sai, nhiều nguyên nhân khác : do ảnh hưởng tiếng địa phương không phân biệt: n / l, x /s hoặc hỏi- ngã.
-Nghe.
-Quan sát, đọc.
-Thảo luận, trả lời:
+ sáng sủa ® tươi đẹp.
+ cao cả ® sâu sắc.
+ biết ® có.
( vì sáng sủa nói về khuôn mặt, màu sắc.
 Cao cả: Việc làm, hành động tốt, mọi người tôn trọng)
Þ Không nắm vững khái niệm của từ ; Không phân biệt các từ đồng nghĩa và gần nghĩa.
Þ Căn cứ vào câu cụ thể , vào ngữ cảnh để nhận xét lỗi và tìm từ ngữ thích đáng để sửa.
-Nghe và thay từ:
® điều độ.
® thảm khốc
® biếu.
-Quan sát, đọc, thảo luận trả lời:
+ hào quang ® hào nhoáng ( Danh từ không thể dùng như tính từ ).
+ ăn mặc ® sự ăn mặc hoặc đổi kết cấu câu: 
 Chị ăn mặc thật giản dị.
( Vì ăn mặc là động từ không thể
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
4/Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
5/Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
* Treo bảng phụ 4, cho HS đọc.
(?) Các từ in đậm: lãnh đạo, chú hổ sai về sắc thái biểu cảm và không phù hợp với tình huống giao tiếp ntn ? Em hãy giải thích và tìm các từ thích hợp để thay thế các từ đó? 
** Đưa VD cho HS sửa:
+ Sau khi Liễu Thăng hi sinh viện binh của giặc như rắn cụt đầu.
-Nêu yêu cầu:
(?) Trong trường hợp nào ta không nên dùng từ địa phương ? Vì sao? Cho VD.
** Tuy vậy, trong tác phẩm văn học cũng có lúc dùng 1 số từ địa phương vì mục đích nghệ thuật.
VD: Mô, tê răng, rứa, bây chừ dùng đúng chỗ đậm đà ý vị. Qúa lạm dụng sẽ thô kệch, vụng về.
(?) Tại sao không nên lạm dụng từ HV? Cho VD và giải thích?
(?) So sánh 2 cặp câu sau ( chú ý từ in đậm) ta nên sử dụng từ naò? Vì sao?
Ngoài sân, trẻ em đang nô đùa.
b. Ngoài sân, nhi đồng đang nô đùa.
(?) Vậy, muốn sử dụng từ 1 cách chuẩn mực, ta phải lưu ý mấy điều?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
dùng như danh từ).
+ Thảm hại ® rất thảm hại ( bỏ với nhiều vì thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ)
+ Giả tạo phồn vinh ® phồn vinh giả tạo (vì giả tạo là tính từ, phồn vinh là danh từ mà tính từ làm định ngữ phải đứng sau)
-Quan sát, đọc, thảo luận, trình bày:
+ lãnh đạo ® cầm đầu. (vì lãnh đạo có sắc thái trang trọng dùng trong câu trên là sai nghĩa không phù hợp với quân giặc đi xâm lược)
+ chú hổ ® con hổ.( vì chú hổ mang sắc thái đáng yêu không ổn đối với ngữ cảnh này).
-Nghe và sửa:
® bị chém chết.
-Thảo luận, trả lời:
 Nói chuyện (giao tiếp) với những người ở vùng khác vì sẽ gây khó hiểu thậm chí không thể hiểu được. Ta phải thay bằng từ toàn dân.
 VD: Người miền Trung (Quãng Bình- Quãng Ngãi) đến miền Nam hay vùng khác sử dụng câu: “Bầy choa có chộ mô mồ” ( Bọn tao có thấy đâu nào).
-Cá nhân: Gây khó hiểu , thiếu tự nhiên, không hợp hoàn cảnh giao tiếp.
-Cá nhân: 
 Chọn từ Thuần Việt ( trẻ em) vì từ HV thiếu tự nhiên không hợp hoàn cảnh giao tiếp.
-Đọc to ghi nhớ.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 4 : Củng cố- dặn dò 
-Học bài ghi, tự kiểm tra các văn bản của mình để tự sửa các lỗi dùng từ sao cho chuẩn mực.
-Chuẩn bị kĩ bài :Ôn tập văn biểu cảm
+ Đọc lại các văn bản: Hoa Hải Đường, về An Giang, Hoa học trò, cây sấu Hà Nội, Kẹo Mầm
+ Trả lời các câu hỏi trong bài: Chú ý làm hoàn chỉnh câu 4.
-Nghe và tự ghi nhận.
Tuần :16	Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết : 62.
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lí thuyết làm văn bản biểu cảm:
 + Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 + Cách lập ý và lập dàn bài cho 1 đề văn biểu cảm.
 + Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Các văn bản đã dặn dò. Bảng phụ (dàn ý tham khảo- Câu 4)
* Trò: - Đọc các văn bản được nêu trong câu hỏi ôn tập.
 -Trả lời các câu hỏi trước và soạn kĩ câu 4.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Khởi động :
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
* Giới thiệu bài: 
* Vừa qua, các em đã được thực hành 2 bài TLV viết về văn biểu cảm. Với tiết thực hành này, các em đã nắm vững sự khác nhau cũng như mối quan hệ giữa văn biểu cảm- tự sự- miêu tả. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống hoá lại những kiến thức đã học trên. Đặc biệt là văn biểu cảm.
-Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh đem tập bài soạn cho giáo viên kiểm tra. 
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HĐ 2 : Hình thành kiến thức:
(* Ôn lại khái niệm văn biểu cảm: ) 
1/ Văn biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
(?) Nhắc lại ngắn gọn thế nào là văn biểu cảm ?
(?) Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình, trước hết cần có các yếu tố gì? Tại sao ?
-Cá nhân.
 - Tự sự, miêu tả Þ Hình thành và thể hiện cảm xúc , thái độ, tình cảm của người viết.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
(* Phân biệt biểu cảm với tự sự, miêu tả: ) 
Tự sự, miêu tả đóng vai trò giá đỡ làm cho tình cảm, cảm xúc được bộc lộ.
* Chốt: Cảm xúc là yếu tố đầu tiên hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
-Nêu câu hỏi 1:
(?) Đọc lại đoạn văn: Hoa Hải đường (trang 73) , Hoa học trò (trang 87).
-Nhắc lại khái niệm văn miêu tả:
+ Văn miêu tả: Tái hiện đối tượng nhằm dựng lại 1 chân dung đầy đủ, chi tiết về đối tượng cho người ta cảm nhận được nó.
(?) Vậy, em hãy cho biết văn miêu tả và biểu cảm khác nhau ntn ?
-Nêu câu hỏi 2:
(?) Đọc lại bài: Kẹo mầm (trang 188)
-Nhắc lại khái niệm văn tự sự:
+ Tự sự: Kể lại 1 câu chuyện có đầu, có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
(?) Hãy cho biết biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?
(?) Tự sự, miêu tả trong biểu cảm đóng vai trò gì ? Chúng phục tùng nhiệm vụ biểu cảm ntn? 
* Nghe.
-Đọc.
-Nghe.
-Cá nhân:
+ Văn biểu cảm: Mượn những đặc điểm, phẩm chất của miêu tả mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
-Đọc.
-Nghe.
-Cá nhân:
+ Trong biểu cảm: Tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó trong biểu cảm tự sự thường nhớ lại những việc trong quá khứ, những việc gây ấn tượng sâu đậm chứ không đi vào nguyên nhân, kết quả.
Þ Tự sự, miêu tả đóng vai trò giá đỡ làm cho tình cảm, cảm xúc được bộc lộ. Thiếu nó tình cảm mơ hồ, không cụ thể bởi tình cảm 
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
(*Đặc trưng của văn
biểu cảm:) 
2) Các biện pháp tu từ thường gặp trong biểu cảm:
 - So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ.
 - Ngôn ngữ trong văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ.
(?) Bài văn biểu cảm thường sư ... c chú thích.
(?) Tìm hiểu tác giả, thể loại, đại ý và bố cục của bài:
(?) Qua bài văn, tác giả cảm nhận Sài Gòn qua những phương diện nào?
-Cho HS đọc đoạn 1.
(?) Tóm tắt ý chính của đoạn.
(?) Trong đoạn mở đầu, tác giả đã bày tỏ những tình cảm gì với Sài Gòn và có những cảm nhận ntn về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy ?
** Bình, chốt: Chính tình yêu thành phố mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng 
* Nghe.
* Đọc tiếp văn bản, tìm hiểu chú thích.
* Cá nhân: Bài văn thể hiện những tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
 Bố cục: 3 đoạn.
1/“ họ hàng” : Những ấn tượng chung về Sài gòn và tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
2/“ 5 triệu” : Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
3/“ Đoạn cuối”: Khẳng định tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
-Đọc.
-Tóm tắt.
-Cánhân:
- Nhà văn yêu Sài Gòn như đối với người yêu: nồng nhiệt, tha thiết.
- Cảm nhận: 
+ Thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, mau dứt)
+ Sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột của thời tiết.
+ Không khí, nhịp sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau.
-Nghe.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- Nghệ thuật: Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
 2)Phong cách con người Sài Gòn:
Cởi mở, bộc trực, chân thành, tự nhiên.® Tạo sức sống và nét đẹp của thành phố Sài Gòn.
III/Tổng kết: 
Ghi nhớ SGK/ Tr173 
của thành phố. Thậm chí cả những điều không mấy dễ chịu như sự “ trái chứng”, sự thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc trong những giờ cao điểm với tác giả trở thành cái đáng yêu, đáng nhớ.
(?) Trong đoạn 1, tác giả đã dùng những biện pháp ngôn ngữ nào để biểu hiện tình cảm của mình ?
-Cho HS đọc đoạn 2.
(?) Tóm tắt các ý chính ?
 (?) Qua sự trình bày của tác giả, em hãy cho biết nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn là gì ?
 (?) Thái độ tình cảm đối với người Sài Gòn được biểu hiện ntn?
 ** Chốt: Cả đoạn văn thể hiện tình cảm sâu đậm và niềm trân trọng của tác giả dành cho con người Sài Gòn. Tình cảm ấy được duy trì và phát triển trong lòng mỗi người dân thành phố chúng ta.
 (?) Dựa vào tìm hiểu trên, em hãy trình bày những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn ?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
(?) Qua bài văn, em có tình cảm, suy nghĩ gì khi là người dân thành phố Sài Gòn, thành phố mang tên Bác? 
-Thảo luận, trình bày:
+ Điệp ngữ: “Tôi yêu”
+ Điệp cấu trúc câu
® Tạo hiệu quả nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
-Đọc
-Tóm tắt : Sự cảm nhận và bình luận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.
-Cá nhân: 
Cởi mở, bộc trực, chân thành, tự nhiên dễ gần mà ý nhị.
- Biểu hiện qua việc trình bày những hiểu biết tường tận của mình về con người Sài Gòn với những 50 năm được gần gũi họ.
-Nghe.
-Cá nhân: 
+ Nội dung: ghi nhớ.
+ Nghệ thuật: Lời văn gợi cảm, sinh động.
* Đọc to ghi nhớ và tự ghi bài
-Cá nhân.
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
(?) Hãy trình bày tình cảm của mình với vùng quê mà mình gắn bó.
HĐ3: Dặn dò :
-Học bài ghi, ghi nhớ.
-Sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương.
-Làm tiếp phần luyện tập 2 (viết đoạn)
-Soạn bài:Mùa xuân của tôi.
* Nghe và tự ghi nhận.
Tuần :16	Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết : 64.
MÙA XUÂN CỦA TÔI 
 - Vũ Bằng -
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: - Vũ Bằng- Thương nhớ 12.
 - Tranh thủ đô Hà Nội, mùa xuân.
- Chân dung tác giả.
* Trò: Đọc văn bản, chú thích và soạn bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Khởi động :
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Qua bài tuỳ bút “ Sài Gòn tôi yêu”, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về con người và thành phố Sài Gòn ?
(?) Em hãy nêu lên những nét đặc sắc của thành phố Sài Gòn và qua đó trình bày những tình cảm của mình đối với mảnh đất Sài Gòn.
* Giới thiệu bài: 
** Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu về thành phố Sài Gòn và phong cách của con người sống ở đó. Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về thủ đô Hà Nội qua tuỳ bút Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng để thấy rõ vẻ đẹp riêng biệt, bản sắc văn hoá, tinh tế, độc đáo của 1 vùng đất nước và cũng là của dân tộc Việt Nam.
* Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh trả bài.
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 2: Đọc – Hiểu văn bản :
I/ Tìm hiểu chung:
 1)Tác giả : Tên thật Vũ Đăng Bằng, là 1 nhà báo, cây bút viết văn có sở trường truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí.
 2)Tác phẩm:
Vị trí bài văn: Đoạn đầu bài tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” mở đầu cho nỗi thương nhớ suốt 12 tháng.
II. Tìm hiểu văn bản: 
 1)Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người:
- Cảnh sắc thiên nhiên: Thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân ® sinh hoạt của con người Þ Sức sống mạnh mẽ 
Hình ảnh gợi cảm, so sánh cụ thể, giọng điệu sôi nổi thiết tha.
* Hướng dẫn đọc: Chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt. Chú ý giọng phù hợp các câu cảm.
*Đọc đoạn đầu, hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại.
(?) Giới thiệu đôi nét về tác giả, xuát xứ và hoàn cảnh ra đời của bài văn.
(?) Tóm tắt ý chính?
(?) Nêu và giải thích các từ khó hiểu trong bài ?
(?) Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu. Em thử hình dung hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài văn này ?
(?) Bài văn có mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn ? Sự liên kết giữa các đoạn ntn ?
(?) Dựa vào đoạn 2 cho biết: Cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả ntn ? Qua những chi tiết gì ?
(?) Mùa xuân đã đem lại và khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người ntn? Nhận xét về giọng điệu và ngôn ngữ trong đoạn văn?
-Nghe.
- Đọc.
-Cá nhân: (Chú thích)
-Cá nhân: Tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội, qua nỗi niềm nhớ thương da diết của 1 người xa quê.
- Bố cục: (3 đoạn)
1)“ mê luyến mùa xuân”: Tình cảm của con người với mùa xuân là 1 quy luật tất yếu, tự nhiên.
2)“ liên quan”: Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
3)“ Còn lại”: Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở Miền Bắc 
® Các câu, đoạn liên kết tự nhiên.
- Cá nhân:
+ Cảnh sắc thiên nhiên: Mưa, gió.
+ Không khí mùa xuân ấm áp, nồng nàn đến những sinh hoạt của con người từ những âm thanh tiếng nhạn, tiếng trốn chèo, câu hát huê tình, từ khung cảnh đến bàn thờ, đèn nến, hương trầm, khong khí gia đình đoàn tụ tràn ngập yêu thương.
- Thảo luận, trình bày
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 2)Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau rằm tháng giêng:
 Cảnh sắc thay đổi chuyển biến ® Chi tiết hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế.
III/ Tổng kết :
Ghi nhớ SGK/ Tr 178.
* Bình, chốt: Tác giả không dừng lại miêu tả cảnh vật mà tập trung thể hiện nổi bật sức sống của mùa xuân thiên nhiên và trong lòng người bằng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể: “ Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên”. Bằng giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết của tác giả tạo nên sức truyền cảm cho đoạn văn.
* Cho HS đọc lại đoạn 3.
(?) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau rằm tháng giêng có nét gì riêng biệt? Nhận xét về cách thể hiện của tác giả trong đoạn văn này?
Gợi ý:
(?) Tác giả đã chọn miêu tả những hình ảnh thiên nhiên nào để thể hiện vẻ đẹp riêng của cảnh sắc và không khí mùa xuân sau rằm tháng giêng?
(?) Biện pháp so sánh đã được sử dụng có hiệu quả ntn trong miêu tả?
(?) Em thấy hình ảnh, chi tiết nào hay, câu văn nào là đặc sắc trong doạn văn này ?
(?) Nêu cảm nhận sâu sắc nhất của em về cảnh mùa xuân, tình cảm của tác giả và ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả?
(?) Nêu giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài văn?
- Cho HS đọc to ghi nhớ.
(?) Tập đọc diễn cảm vài đoạn.
(?) Nêu cảm xúc của em về mùa xuân?
-Nghe.
-Đọc.
-Cá nhân:
- Thay đổi chuyển biến:
+ Đào hơi phai cỏ, mưa xuân, nền trời
- Hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc ® quan sát, cảm nhận tinh tế Þ Tình yêu quê hương đất nước sâu đậm, thái độ biết trân trọng sự sống và tận hưởng những vẻ đẹp của sự sống.
- Tác giả phát hiện và miêu tả sự thay đổi và chuyển biến của màu sắc và không khí, bầu trời, mặt đất, cỏ cây trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm.
- Cá nhân (dựa vào tìm hiểu trên )
- Cá nhân: (ghi nhớ)
Nội dung hoạt động
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 3: Dặn dò :
-Học bài ghi , ghi nhớ
-Sưu tầm và chép lại 1 số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
-Làm hoàn chỉnh lại BT3 .
-Đọc bài thơ: Xuân - Nguyễn Bính.
-Soạn bài: Luyện tập sử dụng từ.
( Giải 2 BT SGK trang 179)
* Nghe và tự ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc