Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Văn bản : Mùa xuân của tôi

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Văn bản : Mùa xuân của tôi

1. Kiến thức:

 - Một số hiểu biết ban đầu về tác giả Vũ Bằng.

 - Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên thiên, không khí của mùa xuân Hà Nội, về miền

Bắc qua nỗi lòng “ Sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.

 - Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; Lời văn thẫm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút .

 - Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chât thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Văn bản : Mùa xuân của tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 
Ngày soạn:1/12/2011 
 Ngày dạy:4/12/2011 
 TIẾT 61 
Văn bản : MÙA XUÂN CỦA TÔI
 - Vũ Bằng -
 I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
 - Một số hiểu biết ban đầu về tác giả Vũ Bằng.
 - Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên thiên, không khí của mùa xuân Hà Nội, về miền 
Bắc qua nỗi lòng “ Sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
 - Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; Lời văn thẫm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút .
 - Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chât thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
3. Thái độ: 
 - Có tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm.
*. Trọng tâm: Đọc hiểu – VB
*. Tích hợp:
-VB: Một thứ quà của lúa non: Cốm
-TLV: Ôn tập VB biểu cảm
II.Các kỹ năng sống
1.Tự nhận thức và xác định được những nét riêng đặc sắc của cảnh sắc tháng giêng mùa xuân HN, nỗi lòng sầu xứ của 1 ngòi bút rất đỗi tài hoa và tinh tế của Vũ Bằng trong đoạn trích văn bản văn xuôi trữ tình.
2.Giao tiếp,phản hồi /lắng nghe tích cực,trình bày suy nghĩ /ý tưởng,cảm nhận của bản thân về nét riêng đặc sắc của cảnh sắc tháng giêng mùa xuân HN 
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học
- Động não suy nghĩ,trình bày một phút.
Học theo nhóm
IV.Chuẩn bị:
- GV:soạn bài, Đồ dùng:máy chiếu- bảng phụ
- .HS:Soạn bài theo CH SGK
 V. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ5’ :Câu hỏi
 Câu 1. Em hiểu gì về thể văn tuỳ bút? 
 Câu 2. Nêu ngắn gọn NT, YN văn bản ''Một thứ quà của lúa non: Cốm'' ? 
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Thể loại: Tuỳ bút: Là một thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghi tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống, ngôn ngữ thường giàu hình ảnh và chất trữ tình. 
4 đ
Câu 2
Nghệ thuật:
- Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng taọ trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, ngắc nhở nhẹ nhàng.
 Nội dung:
- Bài văn là sự thể hện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.
6 đ
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Ai đi về Bắc ta theo với 
 Thăm lại non sông , đất Lạc Hồng 
 Từ thuở mang gươm đi mở cõi 
 Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long 
Tâm tư và ước nguyện của nhà thơ - Chiến sĩ thời Nam tiến đã trở thành tiếng nói chung cho biết bao nhiêu con người xa xứ nhớ thương miền Bắc , nhớ thương HN . Tác giả thương nhớ 12 bắt đầu tập sách của mình bằng nổi nhớ tháng giêng mùa xuân với trăng non , rét ngọt . Với những chi tiết đó cô cùng các em tìm hiểu qua bài “ Mùa xuân tôi yêu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Tg 
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm
 - GV: Đọc yêu cầu hs đọc tiếp ( giọng đọc chậm rãi , sâu lắng , mềm mại , hơi buồn se sắt )
 - Giải thích từ khó 
GV:Cho hs đọc phần chú thích sgk
? Em hãy nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? ( Chú thích sgk)
 ? Theo em cách đặt tên vb này là Mùa xuân của tôi có ý nghĩa gì?
HS: Mùa xuân của riêng tôi , mùa xuân ở trong tôi , do tôi cảm thấy .Cách đặt tên này nhấn mạnh vai trò của tôi trong cảm thụ màu xuân 
GV bổ sung một số thông tin trên máy chiếu: đoạn trích được trích trong tác phẩm “Thương nhớ mười hai” được Vũ Bằng sáng tác khi ở Sài Gòn...
? Từ đó hãy xác định nhân vật chính trong vb này? 
? Theo dõi vb em thấy tác giả cảm nhận về mùa xuân quê hương được triển khai theo các ý chính nào ? nêu nội dung của ý chính đó ?
? Tác phẩm được viết theo phương thức biểu đạt nào?
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Gọi hs đọc đoạn 1
? Quan sát 2 câu đầu vb và cho biết : trong lời bình có cụm từ “ Tự nhiên như thế , không có gì lạ hết” được tác giả sử dụng với dụng ý gì ? 
HS: Khẳng định tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và hết sức thông thường ở mỗi con người 
? Theo dõi câu văn thứ 3. Em hãy nhận xét ngôn từ và dấu câu , nêu tác dụngcủa biện pháp đó ?
HS: Điệp từ , điệp ngữ , điệp kiểu câu : Đừng thương, ai cấm được
? Tác giả liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với quan hệ gắn bó với các hiện tượng tự nhiên xã hội thể hiện qua từ ngữ nào?
- HS: Non – nước ; bướm – hoa ; trai – gái 
? Theo em cách liên hệ này có tác dụng gì ? 
- HS: Khẳng định tình cảm với mùa xuân là qui luật , không thể khác , không thể cấm đoán 
? Đoạn văn trên đã bộc lộ thái độ và tình cảm nào của tác giả với mùa xuân quê hương?
GV giảng: Nâng niu trân trọng. Thương nhớ thuỷ chung với mùa xuân 
? Theo dõi đoạn 2 trong vb để tìm câu văn gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân HN?
- GV chiếu đoạn văn trên máy chiếu
GV giảng: “ Mùa xuân của tôi – Mùa xuân bắc việt [] là mùa xuân có mưa riêu riêu , gió lành lạnh []có câu hát huê tình [] đẹp như thơ như mộng
? Từ « có » lặp lại và dấu chấm lửng ở cuối câu văn này có tác dụng gì?
- Hs : Liệt kê , nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất bắc , gợi ra các vẻ đẹp khác của mùa xuân.
* Thảo luận 3p: Những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc , không khí mùa xuân đất Bắc ? Những dấu hiệu đó gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc như thế nào?
- HS: Thảo luận trình bày
- GV giảng: Mưa riu riu , gió lành lạnh , đêm xanh. Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh , tiếng trống trèo , câu hát huê tình. Không khí hoà với cảnh sắc tạo thành 1 sự sống riêng của mùa xuân đất bắc 
? Tác giả đã gọi màu xuân đất Bắc là gì ? điều đó có tác dụng gì ?
? Câu văn : Nhựa sống ở trong người căng lên cặp uyên ương đứng cạnh đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ?
? Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn : Nhang trầm , đèn nến  mở hội liên hoan” ?
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật ngôn từ nổi bật trong 2 câu văn trên . và nêu tác dụng của biện pháp đó?
- HS:- Tạo các hình ảnh so sánh mới mẻ: Nhựa sống trong người căng lên như máu .Trong lòng thì cảm như có biết bao nhiêu là hoa. Tác dụng : diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân 
? Cách dùng giọng điệu dấu câu có gì đặc biệt ?( giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái tha thiết , câu dài được ngắt bằng nhiều dấu phẩy 
? Qua đây , tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc được bộc lộ ?
- HS: Hân hoan biết ơn, thương nhớ mùa xuân đất Bắc 
Gọi hs đọc đoạn cuối
? Mùa xuân nửa sau tháng riêng được miêu tả qua những hình ảnh nào? 
- HS: Không khí và cảnh sắc thay đổi :Tết .chưa hết hẳn Pha lê mờ 
? tìm những chi tiết đặc trưng tả bầu trời và bữa cơm trong gia đình sau tết ?
+ Nhận xét : Tác giả chọn những hình ảnh chi tiết tiêu biểu , đặc sắc tạo nên nét riêng biệt của không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau rắm tháng giêng
? Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người? 
- HS: Vui vẻ , phấn chấn trước một năm mới ( cảm thấy rạo rực 1 niềm vui sáng sủa )
?Những chi tiết đó cho thấytác giả cảm nhận về mùa xuâ tháng riêng ntn ? . Điều đó cho tình cảm gì của tác giả với quê hương ?
- HS: Cụ thể, chân thành , tinh tế, dồi dào, sâu sắc, bền bỉ 
? Nêu cảm nhận đậm nét của em về cảnh mùa xuân , tình cảm của tác giả và ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả ? ( HSTLN
? Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của bài văn ? Dựa vào phần ghi nhớ để trả lời
- GV cho HS chơi trò chơi giải ô chữ.
10’
20’
5’
2’
I. ĐỌC- HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Chú thích
a. Tác giả: 
- Vũ Bằng : ( 1913 – 1984) Tên thật là Vũ Đăng Bằng.
- Ông có sở trường viết truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút.
- Là 1 nhà báo , cây bút viết văn có sở trường ở truyện ngắn tuỳ bút
b. Tác phẩm:
- Mùa xuân của tôi trích đoạn đầu của tuỳ bút “ Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt”Mở đầu cho nỗi thương nhớ suốt 12 thành của tác giả 
3. Bố cục: - 3 phần 
+ Từ đầu đến mê luyến mùa xuân – Cảm nhận về qui luật tình cảm của con người về mùa xuân 
+ Tiếp đến mở hội liên hoan – Cãm nhận về cảnh sắc , không khí chung của mùa xuân hà nội 
+ Đoạn còn lại – cảm nhận về cảnh sắc không khí của thánh giêng mùa xuân 
4. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, trữ tình.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân : 
Tự nhiên như thế  Mê luyến mùa xuân
® Điệp từ , điệp ngữ , điệp kiểu câu . Khẳng định tình cảm với mùa xuân là qui luật , không thể khác, không thể cấm đoán 
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc: 
- Mưa riu riu , gió lành lạnh tiếng nhạn kêu , tiếng trống chào , câu hát huê tình 
- Mùa xuân khơi gợi sinh lực cho muôn loài , trong đó có con người 
- Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các năng lực tinh thần cao quí của con người như đạo lí , gia đình , tổ tiên .
Giọng điệu sôi nổi , êm ái thiết tha diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân , khơi dạy tình yêu cuộc sống, quê hương
3 Mùa xuân trong khoảng sau rắm tháng giêng nới đất Bắc: 
Những vệt xanh tươi  mới lột 
Bữa cơm giản dị .. quạt vào lòng 
Không khí đời thường giản dị, ấm cúng , chân thật , Cảnh sắc thay đổi 
=> Nhà văn có tình yêu bền chặt với mùa xuân, thủy trung với quê hương
3. Tổng kết: Ghi nhớ sgk/178
a. Nghệ thuật:
- Trình bày nội dung văn bnả theo mạch cảm xúc lối cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều liên tưởng phong phú, độc đáo, hiàu chất thơ.
b. Nội dung:
- Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận vẻ vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của con người xa quê.
- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở- Một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước. 
IV. Luyện tập 
4. CỦNG CỐ- DĂN DÒ:3’
- Làm phần luyện tập , Học phần ghi nhớ sgk , 
- Chuẩn bị bài : SÀI GÒN TÔI YÊU
*PHẦN BỔ SUNG
.
 **********************************************
Ngày soạn:1/12/2011 
 Ngày dạy:05/12/2011 
 TIẾT 62 
Văn bản : SÀI GÒN TÔI YÊU(HDĐT)
	 - Minh Hương - 
 I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức: 
 - Nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: Thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.
 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
3. Thái độ: 
 - Tình yêu Sài Gòn, mong muốn được đến thăm Sài Gòn.
 *.Trọng tâm:Đọc -hiểu văn bản 
 *.Tích hợp:Một tứ quà của lúa non:Cốm ,Mùa xuân của tôi 
II -Các kỹ năng sống
1.Tự nhận thức được nét đẹp riêng của SG
2.Giao tiếp:Trao đổi,trình bày suy nghĩ,ý tưởng,cảm nhận của bản thân về nét đẹp riêng của SG
III. Các phương pháp- kĩ thuật dạy học
- Đọc hợp tác,động não suy nghĩ,trình bày 1 phút
IV- Chuẩn bị: 
 1.GV:soạn bài -Đồ dùng:Máy chiếu-Tranh
 2 ... ...............................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************************************
 Ngày soạn:5/12/2011
Ngày dạy: 9/12/2011
Tiết 63
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
I.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS:
- Nắm được yêu cầu trong việc sử dụng từ. Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó: tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng, chuẩn.
- Tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết
- Rèn kĩ năng dùng từ
*.Trọng tâm:Phần bài học 
 *.Tích hợp :Với phần TV và phần TLV đã học 
II-Các kỹ năng sống cơ bản
1.Ra quyết định:Lựa chọn cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả
2.Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ ý tưởng,thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học
- Thực hành có hướng dẫn sử dụng từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể;động não suy nghĩ,phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng từ chuẩn mực.
IV-Chuẩn bị:
 	 Giáo viên : Đọc tác phẩm, đọc tài liệu, soạn giáo án
 	 Học sinh : Đọc bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK và các câu hỏi theo sự hớng dẫn của GV.
V- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 1 Ổn định lớp
2. Kiểm tra.áp dụng trong giờ
 3. Bài mới 
Hoạt động của thày và trò
Tg 
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ND bài học
- Gv chiếu VD trên máy
- Đọc VD phần 1?
? Từ nào không có nghĩa, không phù hợp với các từ xung quanh nó?
- Dùi: Vật để tạo lỗ thủng
Hoạt động để tạo lỗ thủng bằng một vặt là dìu hoặc vật khác
à Nghĩa của từ dìu không phù hợp với văn cảnh
- Tập tẹ: sai ngữ âm, sai có nghĩa
- Khoảng khắc: nhưng có trường hợp sai âm không sai nghĩa: lãng mạn, trập trùng
? Các từ trên viết lại nh thế nào ?
 - Dùi à vùi, tập tẹ à bập bẹ, khoảng khắc à khoảnh khắc
? Các từ trên đã mắc vào lỗi sai nào ? nguyên nhân ?
- Nguyên nhân: Phát âm địa phương (dùi)
 Tập tẹ - bập bẹ, khoảng - khoảnh gần âm nhau cho nên không nhớ chính xác
? Các em thường mắc vào những lỗi nào tương tự
HS lấy VD cụ thể cả những VD về việc không nhớ chính xác các từ do gần âm
GV: Như vậy khi nói, viết các em cần sử dụng từ ngữ như thế nào cho chuẩn mực, phải sử dụng từ đúng âm, đúng chính.
? Đọc VD phần II trên máy chiếu
? Cho biết nghĩa của từ in đậm và nhận xét nó trong các câu?
	- Sáng sủa:
	+ Nhà cửa: có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào
	+ Có nhiều nét lộ vẻ thông minh
	+ Rõ ràng rành mạch
	+ Tốt đẹp và cho thấy có nhiều triển vọng
à Có lẽ từ sáng sủa được dùng với nghĩa 4 muốn thông báo rằng đất nước ta ngày càng có nhiều điều điều tốt đẹp hơn. Nhng dùng từ sáng sủa như vậy là không phù hợp với ý định thông báo à chưa đúng nghĩa.
	- Thay bằng tươi đẹp, tốt đẹp
	- Cao cả: cao quý đến mức không còn có thể cao quý hươn.
Tục ngữ là trí khôn của dân tộc, tổng kết những bài học quý báu có ý nghĩa sâu sắc của ông cha ta
à Dùng những câu tục ngữ cao cả không phù hợp với đặc điểm giá trị của các câu tục ngữ, thay bằng quý báu, sâu sắc.
	- Lương tâm: Yếu tố nội tâm giúp con người có thể tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức.
Biết: nhận rõ được người, sự vật hay một điều gì đó hoặc có khả năng làm được việc gì đó 
à Không thể nói Biết lương tâm mà phải có lương tâm.
? Những lỗi trên mắc phải là do đâu? Các em có hay mắc phải những lỗi như vậy không ? Cho VD ?
- Dùng các từ không đúng nghĩa như trên là do không nắm được nghĩa của từ hoặc nhầm với những từ đồng nghĩa gần nghĩa.
? Như vậy khi nói, viết cần phải sử dụng từ ngữ như thế nào ?
	? Đọc VD phần 3 trên máy chiếu
? Các từ in đậm thuộc từ loại nào ?
	- Hào quang (DT) thảm hại, giả tạo, phồn vinh (TT)
	- Ăn mặc (ĐT)
? Trong các câu trên các từ này đóng vai trò của từ loại nào? Giữ chức năng gì? (đứng trước, sau nó là các từ nào, những từ ấy thường đi với từ loại nào)
	- Ăn mặc, thảm hại: Danh từ
	- Hào quang: vị ngữ
	- Giả tạo phồn vinh
	 Tính từ phụ
? Các từ trên giữ vai trò của các từ loại ấy, chức năng ấy có phù hợp không ? vì sao ?
(Đây không phải là hiện tượng chuyển loại từ)
	- Không phù hợp vì:
	+ Hào quang (danh từ) không làm vị ngữ như câu trên
Thay danh từ bằng tính từ: hào nhoáng
	+Ăn mặc (động từ) không đứng trước làm chủ ngữ
Đổi vị trí: Chị ăn mặc thật giản đị
	+ Thẳm hại (Tính từ) không đứng sau nhiều 
Thay nhiều bằng rất
	+ Giả tạo phồn vinh thay đổi bằng phồn vinh giả tạo
? Vậy khi sử dụng từ ngữ cần chú ý điều gì ?
? Đọc VD4
? Dùng các từ in đậm trên có đúng sắc thái biểu cảm không ? vì sao?
	- Không đúng vì: Tôn Sĩ Nghị là giặc vì thế không thể dùng lãnh đạo mà phải dùng cầm đầu hoặc chỉ huy
	- Hổ đang đánh nhau với người là kẻ thù nên không thể gọi là chú hổ mà phải dùng con hổ hoặc nó
? Các từ trên mắc phải lỗi gì ?
GV Khái quát nội dung bài
- HS đọc ghi nhớ
GV ra bài tập cho HS làm
? Tìm các từ dùng sai trong các câu sau, chỉ ra chỗ sai và chữa lại
Trả lời: 
a) chùng (sai ngữ pháp): có năng lực
b) Rất năng lực (sai ngữ pháp): có năng lực
Phần còn lại làm tưương tự
30’
10’
I. Bài học
1.Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
a. VD
- Do phát âm địa phương thường sai: l – n, tr – ch, s- x
- Mắc vào lỗi sai chính tả, viết không đúng âm
2. Sử dụng từ đúng nghĩa
a. VD
b. KL:
- Sử dụng từ phải đúng nghĩa
3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
a. VD
-
b. KL:
- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm
a. VD
b. KL
- Dùng từ sai sắc thái biểu cảm
5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
Khi nói viết ta không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1) 
a. Lối đá quá rắn của đội bạn đã buộc chúng tôi phải chùng chân
b) Chị ấy là người năng lực
c) Phải tìm giải pháp tối ưu nhất để giải quyết ngay vấn đề này
d) Mưa to quá, nước làm lụt cả mấy con đường lớn của thành phố
e) Con cái đối xử đạm bạc với cha mẹ là phạm tội bất nhân 
g) Từ đó hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thuỷ Tinh cũng phải chào thua.
4.Củng cố, hướng dẫn về nhà5’
- Nhắc lại cách sử dụng từ ngữ
- Nguyên nhân dùng từ không đúng chuẩn mực
- Học ghi nhớ
- Ôn tập văn biểu cảm 
* PHẦN BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:4/12/2011 
 Ngày dạy:9/12/2011 
TIẾT 63
Tập Làm Văn : ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
 A. Mức độ càn đạt:
1. Kiến thức: 
 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn tự sự.
 - Cách lập ý và lập dàn bài cho một bài văn biểu cảm.
 - Cách diễn đạt cho một bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
 - Tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: 
 - Biết cách làm bài văn biêu cảm
*.Trọng tâm:Phần I
*.Tích hợp:
II-Các kỹ năng cơ bản
1.Ra quyết định:Lựa chọn phương pháp ôn tập văn biểu cảm
2.Giao tiếp:Trình bày những suy nghĩ ,ý tưởng,trao đổi về cách phát biểu cảm nghĩ
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học
- Phân tích tình huống giao tiếp,thực hành viết tích cực,trình bày 1 phút
IV-Chuẩn bị: 
1.GV:soạn bài -Đồ dùng:máy chiếu
2.HS:Ôn tập 
 V. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn lại lý thuyết
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn tự sự,miêu tả, biểu cảm.
 - HS: Tự bộc lộ .
? Vậy em hãy cho biết văn tự sự, miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ntn?
? Kể tên một số văn bản tự sự,miêu tả, biểu cảm mà em đã được học?
- Hs: Tự bộc lộ.
- GV: Cho HS nhắc lại yếu tố tự sự,miêu tả,biểu cảm có trong bài :Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.Từ đó hỏi:
? Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ?chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn ? nêu vd.
- HS: Tự bộc lộ 
- GV: Nhận xét .
- GV: Cho HS đọc lại đoạn văn mẫu về hoa hải đường SGK/73.
? Trong 2 đoạn văn đó,đoạn văn nào được viết theo phương thức biểu cảm?
 + Đoạn văn 2.
? Vì sao em xác định được như vậy?
- HS: Đoạn văn đó thể hiện tình cảm của người viết qua các từ ngữ gợi tả gợi cảm,sử dụng các phép tu từ như so sánh,
? Như vậy đặc trưng của văn biểu cảm là gì?
- HS: Tự bộc lộ,
- GV: Chốt ý, ghi bảng.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS làm luyện tập
? Nêu các bước làm bài văn BC qua đề sau : “cảm nghĩ mùa xuân” ? 
 + 5 bước : THĐ , tìm ý , lập dàn ý, viết bài , sửa bài .
* Thảo luận nhóm: Em hãy thực hiện bước : tìm ý và sắp xếp ý . 
- HS: Các nhóm trình bày .
- GV: Nhận xét ghi bảng 
20
20’
I. TÌM HIỂU CHUNG, ÔN LÝ THUYẾT:
1. Phân biệt: Tự sự, Miêu tả,Biểu cảm
 - Tự sự : Nhằm kể lại một chuỗi sự việc sự việc này dẫn đên sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc ,thể hiện một ý nghĩa.
- Miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng
( người , vật , cảnh vật ) sao cho người ta cảm nhận được nó.
- Biểu cảm : Bộc lộ tình cảm , cảm xúc của người viết,nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
2. Vai trò của yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm:
- Tự sư, miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ,tình cảm và sự đánh giá.
3. Đặc trưng của văn biểu cảm:
 - Thể hiện tình cảm, thái độ của người viết qua các từ ngữ gợi tả gợi cảm,sử dụng các phép tu từ như so sánh,
II. LUYỆN TẬP:
Đề bài : Cảm nghĩ mùa xuân.
1.Thực hiện qua các bước :
- Tìm hiểu đề .
- Lập ý (xác định cảm nghĩ )
- Lập dàn ý . viết bài , đọc và sửa chữa .
2.Tìm ý và sắp xếp ý : 
- MX đem lại cho mỗi người một tuổi mới trong đời .
- MX là mùa đâm chồi nảy lộc của thưc vật ,là mùa sinh sôi của muôn loài .
- MX là mùa mở đầu cho một năm mới , mở đầu cho một kế hoạch ,một dự định. 
à MX đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình mà mọi người xung quanh. 
4. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :5’
- Học bài cần nhớ :
- Phân biệt văn biểu cảm –tự sự –miêu tả 
- Thế nào là văn biểu cảm .
- Yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm .
 - Soạn bài : Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Học bài cũ bài 
* PHẦN BỔ SUNG:
...............................................................................................
******************************************************
Duyệt, ngày.tháng 12 năm 2011
 HP
 Đỗ Thị Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 (2).doc