Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Tự nhận thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.

 - Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.

 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.

 - Chuẩn mực sử dụng từ.

 - Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17	TIẾT 65	NS: 21/11/2011
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Tự nhận thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
	- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
	- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
	- Chuẩn mực sử dụng từ.
	- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
 2. Kĩ năng:
	Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: /
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận diện lỗi trong bài làm TLV của bản thân 20’
- Gv phát các bài viết số 1, 2 ,3 cho hs.
- Gv yêu cầu hs đọc lại các bài viết và thống kê theo mẫu:
Từ dùng sai âm, sai chính tả, ...
Cách sửa
tre trở ...
che chở ...
- Hs thực hiện.
- Gv theo dõi và chỉnh sửa phần thực hiện của hs.
Hoạt động 2: Nhận diện lỗi trong bài làm TLV của bạn 15’
- Gv yêu cầu hs đổi bài viết cho nhau (chỉ trao đổi 1 bài)
- Gv yêu cầu hs đọc lại các bài viết của bạn và thống kê theo mẫu:
Từ dùng sai âm, sai chính tả, ...
Cách sửa
sán xóm ...
sáng sớm ...
- Hs thực hiện.
- Gv theo dõi và chỉnh sửa phần thực hiện của hs.
Hoạt động 3: Nhận xét 5’
	- Gv nhận xét một số trường hợp thường dùng sai từ, ngữ pháp ...
	- Gv giáo dục kỹ năng sống: cần sử dụng từ đúng chính tả, ngữ pháp, sắc thái ... trong giao tiếp để đạt được hiểu quả cao.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 2’
Đối chiếu những lỗi do dùng từ sai đã tìm được ở lớp vói một bài làm (ở môn học khác) của bản thân để sửa lại cho tốt.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
- Luôn luôn có ý thức rèn luyện việc sử dụng từ.
- Chuẩn bị “Ôn tập tác phẩm trữ tình”: làm các bt theo yêu cầu sgk.
TUẦN 17	TIẾT 66, 67	NS: 21/11/2011
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong học kì I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
	- Một số đặc điểm của thơ trữ tình.
	- Một số thể thơ đã học.
	- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện các kỹ năng ghi nhớ, hệ thống, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
	- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.	
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
TIẾT 1:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: /
3. Bài mới:
* Hệ thống kiến thức
Hoạt động 1: Thảo luận: 9’
 	- Gv nêu câu hỏi cho hs thảo luận:
	+ 1. Thế nào là tác phẩm trữ tình?
	+ 2. Cho biết đặc điểm của thơ trữ tình?
	+ 3. Cho biết đặc điểm của văn xuôi trữ tình?
+ 4. Thế nào là ca dao trữ tình?
	+ 5. Tình cảm trong tác phẩm trữ tình, ca dao trữ tình phải như thế nào?
	+ 6. Nêu tên tác giả tương ứng các tác phẩm (BT 1)?
	- HS thảo luận ( 6 nhóm - mỗi nhóm 1 câu) 
Hoạt động 2: Trình bày 15’
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs nhận xét.
- Gv nhận xét và chỉnh sửa, đưa ra kết quả (Yêu cầu HS dựa vào bài học và “Ghi nhớ” sgk).
* Luyện tập:
Hoạt động 3: Làm bài tập 5’
	- Gv hướng dẫn hs làm các bt trang 180 - 182, sgk.
	- Hs làm bt (làm cá nhân).
Hoạt động 4: Trình bày 15’
	- Gv yêu cầu hs trình bày bt.
	- Hs thực hiện.
	- Hs nhận xét.
	- Gv nhận xét và chỉnh sửa, đưa ra kết quả.
	@Kết quả các bài tập:
	+ Bt 2: Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện: 1-d, 2-đ, 3-f, 4-e, 5-g, 6-a, 7-c, 8-b. 
	+ Bt 3: Sắp xếp tên tác phẩm khớp với thể thơ: 1-c, 2-d, 3-a, 4-đ, 5-b, 6-b. 
	+ Bt 4: Những ý kiến không chính xác: a, e, i, k.
	+ Bt 5: Điền vào chỗ trống: a) tập thể - truyền miệng, b) lục bát, c) ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa , điệp ngữ ... 
TIẾT 2
LUYỆN TẬP: (Trang 192, 193)
Hoạt động 5: Làm bài tập 18’
	- Gv hướng dẫn hs làm các bt trang 192 - 193, sgk.
	- Hs làm bt (làm cá nhân).
Hoạt động 6: Trình bày 23’
	- Gv yêu cầu hs trình bày bt.
	- Hs thực hiện.
	- Hs nhận xét.
	- Gv nhận xét và chỉnh sửa, đưa ra kết quả.
	@Kết quả các bài tập:
	+ Bt 1: Nêu rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện đoạn thơ: 
“Suốt ngày ôm nổi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên”.
	->Nội dung trữ tình: nổi niềm lo nghĩ thường trực của nhà thơ.
	->Hình thức thể hiện: câu 1 BC trực tiếp, câu 2 BC gián tiếp.
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triêu đông”.
 	->Nội dung trữ tình: nổi niềm lo nghĩ thường trực của nhà thơ.
	->Hình thức thể hiện: BC gián tiếp.
+ Bt 2: So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương cách và thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
	-> Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : biểu hiện trực tiếp tình cảm một cách nhẹ nhàng, sâu lắng khi xa quê.
	-> Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: biểu hiện tình cảm gián tiếp hóm hỉnh mà ngậm ngùi khi trở về quê.
+ Bt 3: So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.
	- >Cảnh vật có những yếu tố giống nhau (đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông,...) nhưng màu sắc khác nhau (một bên yên tĩnh và chìm trong u tối, một bên sống động, tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng).
	->Điểm khác nổi bật là chủ thể trữ tình: một bên tả kẻ lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ, một bên là người chiến sĩ vừa hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng.
+ Bt 4: Lựa chọn những câu đúng: b, c, e.
Hoạt động 7: Hướng dẫn tự học 2’
	Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câu... trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em yêu thích nhất.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại các kiến thức và bài tập vừa ôn tập.
- Chuẩn bị “Ôn tập Tiếng Việt”: vẽ các sơ đề, trả lời các câu hỏi, làm các bt theo yêu cầu sgk.
TUẦN 17, 18	TIẾT 68, 69	NS: 21/11/2011
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	Hệ thống kiến thức về:
	- Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
	- Từ loại (đại từ, quan hệ từ).
	- Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
	- Từ Hán Việt.
	- Các phép tu từ.
 2. Kĩ năng:
	- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
	- Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
TIẾT 1:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: /
3. Bài mới:
LUYỆN TẬP: (Trang 183, 184)
Hoạt động 1: Làm bài tập: 9’
 	- Gv yêu cầu hs xem lại các bài tập sgk, trang 183, 184.	
	- HS thực hiện.
Hoạt động 2: Trình bày 35’
- Gv yêu cầu hs trình bày bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs nhận xét.
- Gv nhận xét và chỉnh sửa, đưa ra kết quả.
	+ Bt 1: Tìm ví dụ tương ứng (sơ đồ sgk):
	-> Từ ghép chính phụ: nhà máy, nhà ăn, giáo viên, nhân viên ...
	-> Từ ghép đẳng lập: cây cỏ, tươi tốt, sách vở, quần áo ...
	-> Từ láy toàn bộ: xanh xanh, ào ào, bần bật, đo đỏ ...
	 -> Từ láy phụ âm đầu: rì rào, bồng bềnh, chập chùng ...
-> Từ láy vần: lom khom, lao xao, thướt tha ...
-> Đại từ: nó, bấy nhiêu, vậy; ai, mấy, sao ...
	+ Bt 2: Lập bảng so sánh QHT với DT, ĐT,TT về ý nghĩa và chức năng:
 Từ loại
Ý nghĩa
và chức năng
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
	+ Bt 3: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học: 
	-> (mẫu): bạch - trắng, bán - nữa ...
TIẾT 2
Hoạt động 3: Ôn tập lý thuyết 21’
	- Gv yêu cầu hs trả loài các câu hỏi:
	+ 1. Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa?
	+ 2. Thế nào là từ trái nghĩa? 
	+ 3. Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
	+ 4. Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì ở trong câu?
	- Hs dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
	- Hs nhận xét.
	- Gv nhận xét.
Hoạt động 4: Bài tập 20’
	- Gv yêu cầu hs trình bày bt sgk, trang 193, 194.
	- Hs thực hiện.
	- Hs nhận xét.
	- Gv nhận xét và chỉnh sửa, đưa ra kết quả.
 đn: được (được cuộc)
thắng 
 tn: thua
 đn: nhỏ
bé 
 tn: to
	@Kết quả các bài tập:
+ Bt 3: 
 đn: siêng năng
chăm chỉ 
 tn: lười biếng
+ Bt 6: Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt:
	-> bách chiến bách thắng - trăm trận trăm thắng
	 bán tín bán nghi - nửa tin nửa ngờ
	 kim chi ngọc diệp - cành vàng lá ngọc
	 khẩu Phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm.
+ Bt 7: Thay thế từ in đậm bằng từ có ý nghĩa tương ứng:
	->Lần lượt thay: đồng không mông quạnh, còn nước còn tát, con dại cái mang, giàu nứt đố đỗ vách.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 2’
- Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại các kiến thức và bài tập vừa ôn tập.
- Chuẩn bị “Chương trình địa phương (phần TV”: làm các bt chính tả sgk, đến lớp sửa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc