Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (tiết 1)

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Ôn tập tổng hợp về từ thông qua một hệ thống bài tập thực hành.

- Rèn luyện các kỹ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ.

- Mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt viết văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận sẽ học ở học kỳ II.

B.CHUẨN BỊ

- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu, bảng phụ.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Lớp 7A: Lớp 7B:
Tuần 17 - Tiết 65
luyện tập sử dụng từ
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh: 
- Ôn tập tổng hợp về từ thông qua một hệ thống bài tập thực hành.
- Rèn luyện các kỹ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ.
- Mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt viết văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận sẽ học ở học kỳ II.
B.Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu, bảng phụ.
- HS : Đọc VD, trả lời câu hỏi SGK.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ: 	? Khi sử dụng từ cần chú ý điều gì ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Xem lại các bài viết Tập làm văn từ đầu năm.
- Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, về chính tả, về nghĩa, về tính chất ngữ pháp và về sắc thái biểu cảm). 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập thành bảng theo mẫu:
- Nêu cách sửa những lỗi đó.
- HS báo cáo kết quả qua trò chơi “Ai chuẩn hơn”.
- Nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp tình huống giao tiếp trong bài làm của bạn.
* GV cho học sinh tham gia trò chơi :
* Thể lệ: Một lỗi là bạn bị sa xuống ba bậc thang.
- Bạn tự sửa được một lỗi chính xác thì được lên một bậc.
- Thi đua theo 2 dãy chéo nhau. (Mỗi dãy cử 2 bạn cầm bài của 2 bạn đối dãy đọc và phát hiện lỗi.)
- Nếu không phát hiện được lỗi của bạn mà để chính dãy chủ phát hiện lỗi -> dãy không phát hiện bị sa xuống 3 bậc.
- Dãy phát hiện được lỗi mà dãy kia không sửa được lỗi -> sa xuống tiếp 3 bậc.
- Dãy tự phát hiện được lỗi được lên 2 bậc.
- Dãy tự sửa được lỗi được lên 2 bậc.
* Giáo viên cho thư ký tổng hợp kết quả, tổng lỗi của từng nhóm.
- Đánh giá cách sửa lỗi của từng nhóm.
- Cho điểm thi đua các nhóm với nhau.
- GV cung cấp ví dụ.
- HS sửa lỗi
è GV kết luận, nhấn mạnh nguyên nhân và cách khắc phục.
I. Đọc và sửa lỗi cho mình
Sai về
Lỗi cụ thể
Sửa lỗi
Tổng số lỗi
- Từ dùng 
sai âm.
- Từ dùng 
sai chính tả.
Trò chơi : “Ai chuẩn hơn”
II. Đọc và sửa lỗi cho bạn
- Lập bảng theo mẫu:
Sai về
Lỗi cụ thể
Sửa lỗi
Tổng số lỗi
-Dùng từ không đúng nghĩa.
- Dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp
Trò chơi : Cá mập tấn công.
III. Luyện tập
1. Lỗi dùng từ sai âm, sai chính tả :
- Nhóm từ gần âm, gần nghĩa:
+ hồi phục, khôi phục, khắc phục, khuất phục 
+ xuất gia, xuất giá.
+ xuất sắc, xuất chúng.
+ bàng quang – bàn quan.
2. Dùng từ sai nghĩa:
- xử trí – xử lý.
- thành quả - hiệu quả, kết quả 
3. Dùng từ thừa:
- ngày sinh nhật
- đêm dạ hội
4. Củng cố kiến thức : 
? Trình bày các lỗi thường mắc phải khi sử dụng từ ngữ? Nguyên nhân và cách khắc phục?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Sưu tầm các lỗi sử dụng từ thường gặp và sửa lỗi.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập tác phẩm trữ tình.
 	 + Xem lại các tác phẩm trữ tình: thể loại, nội dung, nghệ thuật.
Ngày dạy: Lớp 7A: Lớp 7B:
Tuần 17 - Tiết 66
ôn tập tác phẩm trữ tình
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đã được rèn luyện về cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
B. Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập.
- HS : Đọc VD, trả lời câu hỏi SGK.
C. tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập.
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Nêu tên tác giả của những tác phẩm trữ tình đã được học (Học kì 1/ lớp 7 ) 
- Giáo viên đưa bảng phụ, học sinh điền theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm
- HS các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung, đánh giá
è GV kết luận.
* Giáo viên đưa bảng phụ, phát phiếu học tập. Hướng dẫn học sinh dùng nét gạch nối tên tác phẩm với tư tưởng, tình cảm được biểu hiện cho hợp lý.
 ( Tiến hành như với câu 2).
* Giáo viên đưa bảng phụ, phát bảng phụ giấy A4. Hướng dẫn học sinh dùng nét gạch nối tên tác phẩm cho khớp với thể thơ
Câu 1: Thống kê tên tác phẩm, tác giả
STT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Câu 2:
Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm đựơc biểu hiện
Câu 3:
Sắp xếp tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ.
4. Củng cố kiến thức : 
 - GV cho HS làm 2 bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ.
	- GV sử dụng bảng phụ hệ thống lại ND ôn tập (tiết 1).
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị ôn tập (tiết 2).
- Sưu tầm một bài thơ, một bài hát phổ thơ, một bài dân ca mà em thích nhất, 
thuộc nhất.
- Viết bài văn ngắn: Biểu cảm về tác phẩm trữ tình đó.
Ngày dạy: Lớp 7A: Lớp 7B:
Tuần 17 - Tiết 67
ôn tập tác phẩm trữ tình 
 (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: 
Tiếp tục giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đã được rèn luyện về cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
B. Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu.
- HS : Đọc VD, trả lời câu hỏi SGK.
C. tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập.
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS trình bày kết quả theo nhóm
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
è GV tổng kết, nhấn mạnh đặc trưng của thể laọi trữ tình và văn biểu cảm.
?Nếu câu (i) là chưa chính xác thì giải thích như thế nào về trường hợp truyện Kiều của Nguyễn Du?
? Có ý kiến cho rằng ca dao châm biếm, trào phúng không thuộc thể loại trữ tình? ý kiến của em?
? Ca dao và thơ trữ tình khác nhau ở những điểm cơ bản nào?
- HS điền từ thích hợp vào chỗ trống.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ các thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao?
? Tác phẩm trữ tình là gì ? Nó bao gồm các thể loại nào?
? Ca dao trữ tình là gì ?
? Ca dao và thơ có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
? Tình cảm trong thơ chủ yếu là những tình cảm như thế nào?
? Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?
? Thưởng thức tiếp nhận tác phẩm trữ tình phải theo con đường nào? 
? Tại sao người Việt thưởng thức thơ trữ tình có thể đọc, lại thích ngâm, có khi lại thích hát.
Câu 4: Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác.
* Các đáp án b; b; b; g; h là những ý kiến chính xác.
*Các đáp án: a, e, i, k là những ý kiến không chính xác.
Câu5: Điền vào chỗ 
a) Khác với tác phẩm trữ tình của các cá nhân nhà thơ thường được ghi chép lại ngay lúc làm ra, ca dao (trữ tình) trước đây là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c) Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, tiểu đối, cường điệu, nói giảm, câu hỏi, tu từ, chơi chữ, các mô típ, 
* Tổng kết ôn tập
Ghi nhớ: (SGK – Tr 182.)
4. Củng cố kiến thức : 
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức qua hai tiết ôn tập về tác phẩm trữ tình.
à Gv liên hệ tích hợp với phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học - hiểu nội dung bài học, học kĩ ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài “Ôn tập Tiếng Việt”: Khái niệm, phân loại, tác dụng, các dạng bài tập của phần Tiếng Việt kì I.
**************************************
Ngày dạy: Lớp 7A: Lớp 7B:
Tuần 17 - Tiết 68
ôn tập tiếng việt.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ.
- Tích hợp với phần văn ở bài Ôn tập thơ trữ tình với phần TLV ở bài kiểm tra tổng hợp.
- Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết.
B. Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; đọc tham khảo tư liệu, bảng phụ.
- HS : Đọc VD, trả lời câu hỏi SGK.
C. tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập.
3 Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
*Giáo viên cho học sinh vẽ lại sơ đồ (vẽ đến đâu ôn lại kiến thức cụ thể đến đó).
- Sơ đồ phân loại từ ghép ?
- Sơ đồ phân loại từ láy ?
* GV treo bảng phụ có vẽ sơ đồ phân loại từ ghép, từ láy.
? Đại từ là gì? VD?
? Có mấy loại đại từ ? VD ?
- Vẽ sơ đồ phân loại đại từ ?
? Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ?
? Vai trò, tác dụng của quan hệ từ ? 
GV: Cho học sinh so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.(theo SGK-tr 201.)
? Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt?
- GV làm một ví dụ mẫu.
- HS giải nghĩa theo nhóm tổ.
 GV kết luận. 
- GV cung cấp cho HS một số mẹo để phân biệt yếu tố(từ) hán việt và từ thuần việt
? Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ?
? Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ?
? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
- HS thảo luận theo nhóm - trình bày kết quả.
- GV kết luận, nhấn mạnh nội dung trọng tâm.
? Thế nào là điệp ngữ và chơi chữ?
? Trình bày tác dụng của hai loại điệp ngữ và chơi chữ ở trên ?
- Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ?
I. Nội dung ôn tập
1. Từ ghép, từ láy
- Từ phức : Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau.
- Có hai loại từ phức : từ ghép; từ láy.
* VD: 
- Từ ghép : Núi đồi, cá rô.
- Từ láy : Lao xao; đìu hiu.
- Có 2 loại từ ghép: 
- Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu.
- Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen.
- Có 2 loại: 
- Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ.
- Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng.
=> Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian.
2. Đại từ:
- Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động,tính chất hoặc dùng để hỏi. 
- Có hai loại đại từ là đại từ để chỉ, đại từ để hỏi).
* Đại từ để chỉ.
- Chỉ người, sự vật : Tôi, nó, tớ, 
- Chỉ số lượng : Bấy, bấy nhiêu.
- Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế.
* Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật : Ai, gì, nào, ...
- Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy?
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào.
+ Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như : CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, 
* VD:
+ Chúng tôi đi tham quan.
+ Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan.
+ Dạo này nó vẫn thế.
+ Hoa khen nó không ngớt.
3. Quan hệ từ: 
- Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong văn bản .
Ví dụ: và, với, cùng, nh, do, 
- Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt.
Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn diễn đạt được chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp.
4. Từ Hán Việt:
*Giải nghĩa:
- Dựa vào ngữ cảnh để giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đồng âm. Ví dụ:
+ thiên 1: trời (thiên nhiên).
+ thiên 2: lệch (thiên vị).
+ thiên 3: nghìn (thiên lý).
+ thiên 4: dời (thiên đô).
- Dựa vào cách dịch nghĩa. Ví dụ:
+ Phụ tử: cha con.
* Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt.
- Mẫu: Nguyện, quyết, cứu, nguy.
(Các yếu tố nào có chứa vần của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt.
 Ngoại lệ: nguyền, chuyền, chuyện là thuần Việt.
- Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ết" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "kết").
-Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ng" đều là thuần Việt.(ngoại lệ: ứng, ngưng".)
5. Từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm :
* Khái niệm:
* Tác dụng:
- Diễn đạt chính xác và sinh động tư tưởng, tình cảm của mình.
6. Điệp ngữ và chơi chữ:
* Khái niệm
*Tác dụng:
- Giúp câu văn, thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên,...
-Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của tiếng Việt.
 7. Thành ngữ:
* Khái niệm
* Giá trị :
(Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm.)
4. Củng cố kiến thức : 
- GV giúp HS hệ thống lại nội dung ôn tập Tiếng việt (tiết 1)
- Giải đáp một số thắc mắc của học sinh.
à GV liên hệ, tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học hiểu nội dung ôn tập.
- Vận dụng những hiểu biết về từ tiếng việt để làm văn, giao tiếp có hiệu quả.
- Chuẩn bị ôn tập (tiết 2) : 
+ Đọc kĩ câu hỏi và làm bài tập Sgk.
Ngày 28 tháng 12 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc