Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (Tiết 2)

A. Mục tiêu.

 Thông qua hệ thống bài tập củng cố cho học sinh về cách sử dụng từ đúng chuẩn: chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách. Rèn luyện các kĩ năng về từ, sửa lỗi dùng từ.

 Mở rộng vốn từ, bồi dưỡng năng lực, hứng thú cho hs về bộ môn.

C. Chuẩn bị:

 GV: G/án; Dụng cụ dạy học.

 HS: Học bài, chuẩn bị bài.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11/12/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 17 - Tiết: 65
luyện tập sử dụng từ
A. Mục tiêu.
 Thông qua hệ thống bài tập củng cố cho học sinh về cách sử dụng từ đúng chuẩn: chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách. Rèn luyện các kĩ năng về từ, sửa lỗi dùng từ. 
 Mở rộng vốn từ, bồi dưỡng năng lực, hứng thú cho hs về bộ môn.
C. Chuẩn bị:
 GV: G/án; Dụng cụ dạy học.
 HS: Học bài, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Gv yêu cầu học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi.
 (Theo nhóm)
- GV gọi một vài hs trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án. 
? Từ “đẹp” có thể kết hợp với các từ ngữ sau:
- đẹp kinh khủng.
- đẹp chết người.
 Theo em, các cách kết hợp trên có được chấp nhận ko?
- HS thảo luận.
- HS thi tìm nhanh mở rộng từ. Phân loại từ ghép, từ láy. Tìm hiểu nghĩa của từ. (Bài 4)
- HS đọc các bài tập làm văn của mình, ghi lại những từ đã dùng sai về âm, chính tả, nghĩa, tính chất ngữ pháp và sắc thái biểu cảm. Nêu cách sửa theo mẫu sgk - 179. 
- GV nêu một số từ trong câu văn biểu cảm qua các bài tuỳ bút đã học.
- HS phân tích giá trị biểu cảm của các từ đó.
- GVnhận xét, bổ sung.
? ý nghĩa của việc dùng từ địa phương trong văn biểu cảm?
- GVchốt điều cần lưu ý. 
1. Bài 1: Sửa lỗi dùng từ sai chuẩn.
Nhóm 1,2.
1. Tiếng suối trong bài “ Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh rất trong trắng.
2. Sau khi chọn được hoàng tử nối ngôi, vua cha rất hý hửng.
3. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến số phận thật là nhỏ nhen.
4. Thời gian tôi và Hiếu bên cạnh nhau thật ngắn ngủn.
5. Ăn uống phải chừng mực mới tốt cho sức khoẻ.
6. Em bố thí cho bạn Lan một món quà đáng yêu vào ngày Nô - en.
7. Bức tranh em tôi vẽ rất đẹp đẽ.
Nhóm 3,4.
1. Ngôi nhà mới của tôi rất nhiều hoa, thật ánh sáng.
2. Những đỏ chói thật chói mắt. 
3. Trong rừng có rất nhiều muôn thú.
4. Những đôi mắt ngây ngô, trong sáng chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo.
5. Muốn có bài văn hay, phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội.
6. Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người.
7. Đây là bộ phim trưởng rất hay.
2. Bài 2. Nhận xét cách sử dụng từ.
 Kết hợp từ: “đẹp kinh khủng”.
 “đẹp chết người”.
-> Có thể được chấp nhận. Các từ “kinh khủng, chết người” đã bị biến đổi, chỉ mức độ cao của tình cảm do tính từ đi kèm biểu thị.
3. Bài 3. Mở rộng từ. 
Phân loại từ ghép, từ láy. Tìm hiểu nghĩa của từ.
a, Các tiếng: Sét - xét.
b, Yếu tố HV: “tiêu”.
4. Bài 4: Phân tích giá trị biểu cảm của các từ ngữ.
a, Từ ngữ dùng đúng chuẩn.
b, Từ địa phương: riêu riêu, ui ui, thị thiềng, chút chiu, chơn thành ...
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức : Dùng từ đúng chuẩn. Cách trau dồi vốn từ.
2- HDVN
 - Chú ý rèn chính tả, sử dụng từ đúng chuẩn mực trong nói, viết.
 - Ôn tập kiến thức, mở rộng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docT65.doc