MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp học sinh bước đầu nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thơ trữ tình.
- Củng cố kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học một số bài ca dao trữ tình, thơ Đường luật thơ trữ tình trung đại và hiện đại.
II. CHUẨN BỊ
Tuần 17 Ngày soạn: 19/12/2008 Tiết 67 Ngày dạy: 22/12/2008 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh bước đầu nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thơ trữ tình. - Củng cố kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học một số bài ca dao trữ tình, thơ Đường luật thơ trữ tình trung đại và hiện đại. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 7; giáo án, bảng phụ * Học sinh: Vở ghi; vở soạn văn; sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sgk. HS: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 + 2 GV: Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ bảng và sắp xếp lại tên tác phẩm, tác giả trùng với nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện. STT Tác phẩm Tác giả Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện 01 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. 02 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẽ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. 03 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. 04 Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Lý Thường Kiệt Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. 05 Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. 06 Bài ca Côn Sơn (Côn sơn ca) Nguyễn Trãi Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt diệu với thiên nhiên. 07 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lý Bạch Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. 08 Cảnh khuya Hồ Chí Minh Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung lạc quan. HS: Học sinh đọc bài tập 3 GV: Giáo viên treo bảng phụ GV: Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp lại để tên tác giả, tác phẩm khớp với thể thơ HS: Học sinh sắp xếp – học sinh nhận xét GV: Giáo viên nhận xét và chốt lại bằng sơ đồ sau: Tác phẩm Thể thơ Sau phút chia ly (Trích bản dịch chinh phụ ngâm khúc) Song thất lục bát Qua Đèo Ngang Bát cú đường luật Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca) Lục bát Tiếng gà trưa Tự do Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Tuyệt cú cổ phong Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Thất ngôn tứ tuyệt HS: Học sinh đọc bài tập 4 Em hãy đánh dấu x vào ô mà em cho là không chính xác. HS: Học sinh làm – học sinh nhận xét GV: Giáo viên nhận xét và kết luận Ô không chính xác là a; e; i; k HS: Học sinh đọc bài tập 5 GV: Giáo viên yêu cầu học sinh điền từ vào chỗ trống cho thích hợp a. Tập thể, truyền miệng b. Lục bát c. So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, tượng trưng . . . Hoạt động 2: Giáo viên khái quát lại nội dung bài học bằng phần ghi nhớ sgk HS: Học sinh đọc phần ghi nhớ 4. Củng cố Khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1:Tác phẩm trữ tình là: a. Những văn bản viết bằng thơ b. Những tác phẩm kể lại 1 câu chuyện cảm động c. Thơ và tuỳ bút d. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác phẩm (đúng) Câu 2: Tác phẩm nào sau đay không thuộc thể loại trữ tình? a. Bài ca Côn Sơn b. Cuộc chia tay của những con búp bê c. Sau phút chia li d. Qua Đèo Ngang 5. Dặn dò - Về nhà học bài - Chuẩn bị phần tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 18 Ngày soạn: 22/12/2008 Tiết 68 Ngày dạy: 25/12/2008 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học củng cố những kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các tác phẩm trữ tình nói chung. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 7; giáo án. * Học sinh: Vở ghi; vở soạn văn; sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Nêu một số tác phẩm trữ tình mà em biết 3. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập HS: Học sinh đọc bài tập 1 GV: Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ trên? HS: Học sinh chỉ ra – học sinh nhận xét GV: Giáo viên nhận xét. HS: Học sinh đọc bài tập 2 GV: Em hãy so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ: “Cảm nghĩ . . .Và ngẫu nhiên . . . quê”? HS: Học sinh chỉ ra – học sinh nhận xét GV: Giáo viên nhận xét. HS: Học sinh đọc bài tập 3 GV:Em hãy so sánh bài “Đêm . . . kiều” với bài “Rằm . . . giêng” về cảnh vật và tình cảm? HS: Học sinh chỉ ra – học sinh nhận xét GV: Giáo viên nhận xét. HS: Học sinh đọc bài tập 4 GV:Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại 3 bài tuỳ bút trong bài 14, 15 và hãy chọn những câu mà em cho là đúng. HS: Học sinh chọn – học sinh nhận xét GV: Giáo viên nhận xét. LUYỆN TẬP Bài 1 * Nội dung Thấm đượm một nỗi lo buồn sâu lắng của Nguyễn Trãi * Hình thức - 2 câu đầu: Biểu cảm trực tiếp, ngôn ngữ bình dị, hình ảnh thơ chân thực, kể, tả. - 2 câu dưới: Biêu cảm gián tiếp dùng lối ẩn dụ tô đậm thêm cho tình cảm được thể hiện ở 2 câu thơ trên. Bài 2: So sánh Cảm nghĩ . . . tĩnh - Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê. - Biểu cảm trực tiếp - Thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Ngẫu nhiên . . . quê - Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê. - Biểu cảm gián tiếp - Thấm đượm màu sắc, hóm hỉnh và ngậm ngùi pha lẫn xót xa. Bài 3: So sánh * Giống nhau về cảnh vật: đêm khuya trắng, truyền; dòng sông . . . * Khác nhau - Một bên là lữ khách thao thức không ngủ được vì nỗi buồn xa xứ còn một bên là người chiến sĩ vừa hoàn thành một việc trọng đại với sự nghiệp cách mạng. Mỗi quan hệ: cảnh, tình hoà hợp Bài 4: Đáp án đúng: Câu b, c, e 4. Củng cố Nối cột A(tên tác phẩm) với cột B(tên tác giả) cho phù hợp Cột A Cột nối Cột B Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Lí Bạch Bánh trôi nước Hạ Tri Phương Qua Đèo ngang Trần Nhân Tông Xa ngắm thác núi Lư Xuân Quỳnh Rằm tháng giêng Hồ Xuân Hương Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Bà Huyện Thanh Quan Tiếng gà trưa Vũ Bằng Mùa xuân của tôi Hồ Chí Minh 5. Dặn dò - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài tiếp. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 18 Ngày soạn: 24/12/2008 Tiết 69 Ngày dạy: 27/12/2008 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT – ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học về Tiếng Việt ở học kì I. - Biết sử dụng, vận dụng những kiến thức đó vào trong bài học. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 7; giáo án; bảng phụ * Học sinh: Vở ghi; vở soạn văn; sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ vào vở Học sinh nhắc lại các định nghĩa, phân loại và lấy ví dụ về từng loại GV:Giáo viên nhận xét và khái quát lại. Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ghép chính phụ Từ ghép Từ ghép đẳng lập toàn bộ Từ láy bộ phận Từ láy phụ âm đầu Từ láy vần Loắt choắt Lao xao Mếu máo Bánh bèo Xinh xinh Xanh xanh Bàn ghế Sách vở Áo dài Xe đạp đẳng lập Đại từ Đại từ để hỏi Đại từ để trỏ Trỏ người Sự vật Trỏ số lượng Trỏ hành động tính chất Hỏi về người sự vật Hỏi về số lượng Hỏi về hoạt động tính chất Toiâ, ta Bấy Bấy nhiêu Đấy, đó Ai, gì Bao nhiêu Mấy Sao Sao thế * Lập bảng so sánh về từ loại: Danh từ, tính từ, động từ về ý nghĩa và chức năng với quan hệ từ. Từ loại Danh từ, động từ, tính từ Quan hệ từ Ý nghĩa - Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất. - Biểu thị ý nghĩa quan hệ Chức năng - Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu. - Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu. Hoạt động 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa - Từ đồng âm - Thành ngữ - Từ trái nghĩa - Điệp ngữ - Từ đồng nghĩa - Chơi chữ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập 3, 6, 7 Bài 3: Từ đồng nghĩa: nhỏ Siêng năng - Bé - Chăm chỉ Từ trái nghĩa: To, lớn Lười biếng Được (được cuộc, được kiện) - Thắng Thua Bài 6: Tìm thành ngữ Thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt - Bách chiến bách thắng(Trăm trận trăm thắng) - Bán tín bán nghi(Nửa tin, nửa ngờ)ø - Kim chi, ngọc diệp(Cành vàng lá ngọc) - Khẩu phật tâm xà(Miệng nam mô bụng một bồ dao găm) Bài 7: Thay thế những từ ngữ in đậm bằng những từ ngữ có những tương đương Câu 1: Thay bằng: đồng không mông quạnh Câu 2: Thay bằng: Còn nước còn tát Câu 3: Thay bằng: Con dại cái mang Câu 4: Thay bằng: Giàu nứt đỗ đổ vách 4. Củng cố GV: Giáo viên treo bảng phụ Nối từ Hán Việt ở cột A với lời giải ở cột B cho phù hợp A Cột nối B a. Tứ xứ b. Tiều phu c. Hào nhoáng d. Cổ thụ a -> 3 b -> 4 c -> 1 d -> 2 1. Có vẻ đẹp phô trương bên ngoài 2. Cây to sống đã lâu năm 3. Bốn phương, mọi nơi 4. Người đốn củi 5. Dặn dò - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài tiếp. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 18 Ngày soạn: 24/12/2008 Tiết 70 Ngày dạy: 27/12/2008 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Re ... ûa tác giả nào? A. Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn B. Sống chết mặc bay- Phan Bội Châu C. Ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt- Đặng Thai Mai Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản và tăng cấp được vận dụng rất thành công trong tác phẩm nào? A. Ca Huế trên sông Hương B. Sống chết mặc bay C. Mùa xuân của tôi D. Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu Câu 4: Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc: A. Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân. B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm. C. Sự sợ hãi, hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ. D. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê. Câu 5: Câu nào sau đây không phải là câu rút gọn? A. Đê vỡ rồi! B. Dạ, bẩm C. Có biết không? D. Lính đâu? Câu 6: Câu “ chạy xồng xộc vào đây như vậy?”, thiếu thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ Câu 7: Có thể thêm trạng ngữ nào vào câu”Đê vỡ rồi!” cho phù hợp với ngữ cảnh của văn bản? A. Ở đây, B. Trong đình, C. Chỗ ở bờ sông phía Nam đình, D. Ở đó, Câu 8: Dấu chấm lửng trong câu”Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!”có tác dụng gì? A. Người nói diễn đạt khó khăn. B. Người nói bí từ. C. Người nói thể hiện sự sợ sệt. D. Người nói chưa nói hết điều muốn nói. Câu 9: Câu nào sau đây không phải là câu đặc biệt? A. Một hồi còi. B. Lá ơi! C. Lan ơi! D. Đê vỡ rồi! Câu 10: Ba dấu gạch ngang ở đầu dòng trong đoạn văn dùng để làm gì? A. Nối lời nói của nhân vật B. Phân cách lời nói của nhân vật này với nhân vật khác C. Thay thế cho dấu ngoặc kép D. Giải thích lời nói của nhân vật *Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất Câu 11: Câu nào sau đây là câu bị động? A. Cơm bị thiu. B. Nó được đi bơi. C. Nó bị cô giáo phạt. D. Nó bị đau chân. Câu 12: Câu đặc biệt là loại câu: A. Có đủ chủ ngữ, vị ngữ B. Rút gọn cả chủ ngữ, vị ngữ C. Không thể có chủ ngữ, vị ngữ D. Thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ Câu 13: Tính chất nào phù hợp với đề bài:”Có công mài sắt, có ngày nên kim”? A. Phân tích B. Ca ngợi C. Tranh luận D. Khuyên nhủ Câu 14: Thành phần nào là thành phần bắt buộc phải có mặt ở trong câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Cả chủ ngữ và vị ngữ Câu 15: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt những yêu cầu nào? A. Luận điểm phải rõ ràng B. Lí lẽ phải thuyết phục C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động D. Cả 3 yêu cầu trên Câu 16: Trường hợp nào sau đây không phải viết văn bản hành chính? A. Thông báo B. Báo cáo C. Tự sự D. Đề nghị PHẦN II. TỰ LUẬN(6 điểm) Câu 1: - Thế nào là trạng ngữ?(0,5 điểm) - Đặt hai câu trong đó một câu có trạng ngữ chỉ thời gian và một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn? (0,5 điểm) Câu 2: (5 điểm) Bác Hồ là người sống vô cùng giản dị và thanh bạch. Em hãy chứng minh. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Mỗi câu đúng được 0,25 điểm (không cho điểm đối với câu chọn 2 đáp án) ĐỀ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 I A D D B A A C C B A C C D D C D II D A B D A A C C A B C C D D D C PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: - Nêu đúng khái niệm trạng ngữ (0,5 điểm) - Đặt đúng mỗi câu có trạng ngữ theo yêu cầu (0,25x2=0,5 điểm) Câu 2: I. Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu hình ảnh Bác Hồ và luận đề chứng minh: đời sống giản dị và thanh bạch của Bác Hồ II. Thân bài: Chứng minh (3 điểm) 1. Đời sống giản dị của Bác (1,5 điểm) - Giải thích giản dị, giản dị khác với khắc khổ, giản đơn, ẩn dật như thế nào (0,5 điểm) - Dẫn chứng về đức tính giản dị của Bác + Bữa ăn, nhà ở đạm bạc, tiết kiệm, giản dị (0,5 điểm) + Lối sống (0,5 điểm) 2. Đời sống thanh bạch của Bác (1,5 điểm) - Giải nghĩa thanh bạch, thanh bạch khác với nghèo nàn, tiết kiệm như thế nào (0,5 điểm) - Dẫn chứng về đời sống thanh bạch của Bác + Không ham giàu sang, không lời dụng chức quyền (0,5 điểm) + Nghĩ đến người khác nhiều hơn (0,5 điểm) III. Kết bài: 1 điểm - Đức tính giản dị và thanh bạch của Bác Hồ kết hợp với tâm hồn phong phú, cao cả, tạo nên một phẩm chất đặc biệt của lãnh tụ. (0,5 điểm) - Em học được gì từ những phẩm chất cao đẹp của Bác(liên hệ bản thân) (0,5 điểm) 3. Giáo viên phát đề (giáo viên coi thi) 4. Củng cố Giáo viên thu bài 5. Dặn dò Chuẩn bị bài tiếp Tuần 35 Ngày soạn: 03/ 05/2009 Tiết 133,134 Ngày dạy: 07/05/2009 Bài 33: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN (Tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ. - Chọn 1 số câu hay để giảng, giải thích một só địa danh có trong các câu ca dao, tục ngữ. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Sgk; giáo án. * Học sinh: Sgk; vở ghi; vở soạn văn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) 3. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài 18 HS: Sưu tầm các câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương Số lượng 10 -> 20 câu Hoạt động 2: Giáo viên phân công các nhóm trưởng của từng tổ biên tập lại. Chú ý (loại bỏ bớt các câu không đúng yêu cầu, không phù hợp). Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét về các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm. GV: Chọn câu hay để phân tích và nêu cảm nghĩ. HS: Học sinh là việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả sưu tầm. HS: Học sinh nêu, học sinh nhận xét và bổ sung GV:Kể thêm những câu ca dao, tục ngữ khác GV: Giáo viên yêu cầu học sinh chọn 1 trong các câu giáo viên đã cho phân tích và nêu cảm xúc. HS: Học sinh nêu, học sinh nhận xét GV: Giáo viên nhận xét và bổ sung kết luận. I. YÊU CẦU SƯU TẦM - Ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương. - Số lượng: 10 ->20 câu II. TỔ TRƯỞNG THU BÀI SƯU TẦM Mở đầu: Tập hợp bài theo tổ III. MỘT SỐ BÀI CA DAO, TỤC NGỮ HAY NÓI VỀ ĐỊA PHƯƠNG Học sinh có thể nêu cảm xúc về một số bài ca dao tục ngữ sau: 1. Tục ngữ a. Ăn Bắc, mặc Nam. b. Khéo tay hay nghề, đất lề kẻ chợ. c. Đất có lề, quê có thói. d. Yêu nên tốt, ghét nên xấu. e. Ruộng không phân như thân không của. 2. Ca dao a. Chẳng thơm thì cũng hoa nhài Chẳng thanh cũng thể con người Thượng Kinh. b. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ c. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc sơn Đài nghiên, tháp bút chưa mòn Hỏi ai xây dựng nên cơ nghiệp này? d. Trâu ơi, ta bảo trâu này Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. e. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. f. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn g. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao h. Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai 4. Củng cố Từ việc sưu tầm trên của học sinh, giáo viên nhắc lại khái niệm về ca dao, tục ngữ? 5. Dặn dò - Về nhà học bài - Sưu tầm thêm - Chuẩn bị bài tiếp. Tuần 36 Ngày soạn: 12/05/2009 Tiết 135,136 Ngày dạy:15/05/2009 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh tập đọc các văn bản nghị luận 1 cách rõ ràng, đúng dấu câu, giọng điệu và phần nào thể hiện được tình cảm. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Sgk; giáo án. * Học sinh: Sgk; vở ghi; vở soạn văn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) 3. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu của tiết học GV: Giáo viên nêu yêu cầu khi đọc diễn cảm bài văn nghị luận. Hoạt động 2: Thực hiện GV: Giáo viên chia lớp thành 4 tổ (mỗi tổ đọc 1 bài) HS: Các thành viên trong tổ đọc cho nhau nghe, sau đó tổ chọn 2 đại diện đọc trước lớp. Hoạt động 3: Giáo viên yêu cầu đại diện các tổ lên đọc trước lớp. HS: Học sinh tổ khác nhận xét, giáo viên nhận xét uốn nắn cách đọc. GV: Biểu dương những bạn đọc hay. GV: Giáo viên đọc mẫu và rút ra cho các em lưu ý khi đọc. Nếu còn tác giả, giáo viên cho học sinh dọc thêm 1 số văn bản thơ. Tiếng gà trưa Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà GV: Để học sinh thấy được điểm khác nhau giữa cách đọc văn bản thơ với văn bản nghị luận. I. ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN * Yêu cầu Đọc rõ ràng, trôi chảy để làm nổi bật các luận điểm, tư tưởng - Đọc nhấn mạnh những chỗ thể hiện tình cảm, cảm xúc. - Biết ngừng, ngắt đúng chỗ (Chú ý dấu câu, chỗ ngừng, sau dấu câu và chỗ xuống dòng). * Chia tổ Tổ 1: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta Tổ 2: Đức giản dị của Bác Hồ Tổ 3: Sự giàu đẹp của tiếng Việt Tổ 4: Ý nghĩa văn chương * Lưu ý: - Người đọc phải đảm bảo những yêu cầu mà giáo viên đã nêu ở tên. - Người nghe phải lắng nghe, im lặng, không ồn ào, bàn tán. - Có thể minh hoạ bằng các động tác trong quá trình đọc. 4. Củng cố Giáo viên tổng kết lại nội dung bài học 5. Dặn dò - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài tiếp. Tuần 37 Ngày soạn: 11/ 05/2009 Tiết 137,138 Ngày dạy: 14/05/2009 Bài 33: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Tuần 37 Ngày soạn: 12/ 05/2009 Tiết 139,140 Ngày dạy: 15/05/2009 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Tài liệu đính kèm: