Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19: Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19: Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 4)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

- Học thuộc lòng các câu tục ngữ.

II/ CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Vsoạn, vghi, SGK

 

doc 118 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19: Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
TUẦN 19:
TIẾT 73: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
Học thuộc lòng các câu tục ngữ.
II/ CHUẨN BỊ:
	- GV: Giáo án, SGK.
	- HS: Vsoạn, vghi, SGK.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định (1')
 KDSS.
 2. Kiểm tra bài cũ (5')
	Kiểm việc chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới:
	Tục ngữ là một thể loại VHDG. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh tươi”.
 	Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này gt tám câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
	 v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc văn bản và chú thích.
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
 à GV hướng dẫn HS đọc văn bản và chú thích, trang 3,4 SGK. Sau đó GV chốt lại mấy ý sau:
 - Về hình thức: tục ngữ là một câu nói (diễn đạt 1 ý trọn vẹn). Câu tục ngữ có đặc điểm là rất ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, có nhịp điệu, vì vậy rất dễ nhớ và dễ lưu truyền.
 - Về nội dung: tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đ/v thiên nhiên, lao động, sản xuất, con người, XH. Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen (nghĩa cụ thể, trực tiếp, gắn với hiện tượng mà nó phản ánh). Nhưng cũng có nhiều câu tục ngữ ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng (nghĩa gián tiếp, biểu tượng).
 - Về sử dụng: tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử,thực hành và để làm lời nói thêm hay, thêm sinh động sâu sắc.
 I/ Khái niệm về tục ngữ:
 (Chú thích*)
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đọc – hiểu văn bản.
 à GV hướng dẫn HS trả lời và thảo luận những câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản.
 (?) Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
 - Có thể chia 8 câu tục ngữ làm thành 2 nhóm:
 + Nhóm 1: Câu 1,2,3,4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.
 + Nhóm 2: câu 5,6,7,8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
 (?) Phân tích câu tục ngữ theo những nội dung sau:
 a. Nghĩa của câu tục ngữ.
 b.Cơ sở thực tiển của kinh nghiệm trong câu tục ngữ.
 c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.
 d. Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ thể hiện.
 (1) Đêm 
  đã tối.
 - Ý nghĩa của câu tục ngữ này là: tháng năm (al), đêm ngắn, ngày dài; tháng mười (al) đêm dài, ngày ngắn.
 - Có thể vận dụng kinh nghiệm này vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khỏe cho mọi người trong mùa hè và mùa đông.
 - Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm.
(2) Mau sao ,  mưa.
 - Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; trời ít sao sẽ mưa.
 - Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ nắng và ngược lại.
 - Giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
 (3) Ráng mỡ gà có nhà 
 Khi trên trời xuất hiện ráng có màu vàng tức sắp có bão.
 (4) Tháng bảy 
 Ở nước ta mùa lũ xảy ra vào tháng bảy (al), nhưng có năm kéo dài sang cả tháng tám.
 -> là điềm báo sắp có lụt.
 (5) Tấc đất tấc vàng.
 Đất được coi như vàng, quý như vàng.
 - Phê phán hiện tượng lãng phí đất.
 - Đề cao giá trị của đất.
 (6)
 Nhất , , . điền.
 - Nói về thứ tự các nghề, các công việc làm đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Canh trì (nuôi cá) – Canh viên (làm vườn) – canh điền (làm ruộng).
 - Khẳng định giá trị kinh tế của các nghề.
 (7)
 Nhất , nhì , 
 - Câu tục ngữ này khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đ/v nghề trồng lúa nước.
 - Giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.
 (8) Nhất thì, nhì thục.
 Câu tục ngữ này khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đ/v nghề trồng trọt.
 (?) Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:
 - Ngắn gọn;
 - Thường có vần, nhất là vần lưng;
 - Các vế thường đối xứng nhau về cả hình thức, về cả nội dung.
 - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
 Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và pt giá trị của chúng bằng câu tục ngữ trong bài học.
 - HS thảo luận, trình bày.
 - GV nhận xét.
 + Hình thức ngắn gọn: số lượng tiếng trong câu rất ít. Vd câu 5, câu 8 -> lời ít, ý nhiều.
 + Vần: đặc biệt là vần lưng.
 + Các vế thường đối xứng với nhau.
 + Hình ảnh trong câu tục ngữ cụ thề, sinh động. 
 II/ Nội dung văn bản:
Câu 1:
Tháng năm (al), đêm ngắn, ngày dài; tháng mười, đêm dài, ngày ngắn.
 Câu 2:
 Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; trời ít sao sẽ mưa.
 Câu 3:
 Khi trên trời xuất hiện ráng có màu vàng tức sắp có bão.
 Câu 4:
 Là điềm báo sắp có lụt.
 Câu 5:
 Đất được coi như vàng.
 Câu 6:
 Nói về thứ tự các nghề đem lại lợi ích cho con người.
 Câu 7:
 Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đ/v nghề trồng lúa.
 Câu 8:
 Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai.
Hoạt động 3: Ghi nhớ.
 à Từ những tìm hiểu trên GV hướng dẫn HS rút ra kết luận cần ghi nhớ. (HS nhắc lại ghi nhớ - SGK)
 Ghi nhớ - SGK trang 5.
 4. Củng cố (5')
	HS nhắc lại ghi nhớ.
 5. Dặn dò (2')
	- Học bài.
	- Làm phần luyện tập.
	- Soạn bài: “Chương trình địa phương.
======================================================================================================
TIẾT 74: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần văn và phần tập làm văn)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
Biết sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Tăng thêm tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
B/ CHUẨN BỊ:
	- GV: Giáo án.
	- HS: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương.
C/ LÊN LỚP: 
 I/ Ổn định (1’) : 
GV kiểm diện sỉ số.
 II/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
	(?) Đọc lại 8 câu tục ngữ đã học.
	(?) Đọc lại ghi nhớ tục ngữ.
 III/ Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
* Hoạt động 1: GV nói rõ yêu cầu để HS sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương, đặc biệt là những câu nói ở địa phương mình.
* Hoạt động 2 : Xác định đối tượng sưu tầm.
- GV ôn lại ca dao dân ca, tục ngữ là gì ?
- HS xác định thế nào là câu ca dao, dân ca, tục ngữ “nói về địa phương” hoặc “lưu hành ở địa phương”.
- GV khuyến khích HS nêu ví dụ về ca dao, dân ca, tục ngữ ở địa phương (ghi bảng, sau đó nhận xét)
* Hoạt động 3: Tìm nguồn sưu tầm
- Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già cả, nghệ nhân, nhà văn ở địa phương.
- Lục tìm trong sách báo địa phương
* Hoạt động 4: Cách sưu tầm.
- Mỗi lần sưu tầm hãy chép vào vỡ hoặc sổ tay.
- Sau kho sưu tầm đủ số lượng yêu cầu thì phân loại: ca dao, dân ca chép riêng; tục ngữ chép riêng.
- Các câu cùng loại sắp xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu câu.
I/ Ca dao – dân ca.
- Công cha như núi
Nghĩa mẹ
Một lòng
Cho tròn
- Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
 Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày.
- Ơn cha nặng lắm ai ơi
 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
- Có cha co mẹ thì hơn, 
 Không cha không mẹ như đờn không dây.
- Con có cha như nhà có nóc, 
 Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
- Đi đâu mà bỏ mẹ già, 
 Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng.
- Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
 Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
- Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi
 Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.
- Chiều chiều xách giỏ hái rau
 Ngó lên
- Đố anh chi sắc hơn dao, 
 Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời ?
- Em ơi mắt sắc hơn dao, 
 Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời.
- Cái gì nó bé nó cay,
 Cái gì nó bé nó hay cửa quyền.
- Hạt tiêu nó bé nó cay, 
 Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.
- Em đố anh từ Nam chí Bắc
 Sông nào là sông sâu nhất ?
 Núi nào là núi cao nhất nước ta ?
 Anh mà giảng được cho ra
 Thì em kết nghĩa giao hòa với anh.
- Sâu nhất là sông Bạch Đằng
 Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
 Cao nhất là núi Lam Sơn
 Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
IV/ Củng cố: (5’)
 HS đọc lại các câu tìm được.
V/ Dặn dò: (2’)
 - Sưu tầm thêm ghi vào vỡ.
 - Soạn bài: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”.
============================================== ======================================================== 
TIẾT 75: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
B/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, tài liệu liên quan.
 - HS: Vở soạn, vở ghi, SGK.
C/ LÊN LỚP:
I/ Ổn định (1’) : 
Kiểm diện sỉ số.
II/ Kiểm tra bài cũ:(5’) 
	GV kiểm tra việc soạn bài của HS
III/ Bài mới:
	Hôm nay các em sẽ làm quen với một loại văn bản mới, đó là văn nghị luận.
Hoạt động 1: Hỏi đáp về nhu cầu nghị luận.
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
a. GV nêu câu hỏi như SGK và cho HS nêu thêm câu hỏi tương tự bằng cách cho mỗi em nêu thêm một câu, ghi vào giấy hoặc vở bài tập, GV kiểm tra hỏi một số em xem có nêu được vấn đề không, nêu đúng, sai thế nào. GV hướng dẫn nêu lại vấn đề cho đúng.
 b. Gặp vấn đề và câu hỏi loại đó em có thể trả lời các câu hỏi bằng các kiểu văn bản đã học như: kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Giải thích vì sao?
 ( Bản thân của câu hỏi buộc người ta phải trả lời các câu hỏi bằng lí lẽ, phải sử dụng khái niệm mới trả lời được thông suốt. Cần phải sử dụng khái niệm (tư duy), sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu trả lời câu hỏi loại đó trong cuộc sống.
 c. Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài văn bản mà em biết.
 - HS trình bày cá nhân.
 - GV nhận xét:
 Các ý kiến đưa ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến
I/ Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
 1. Nhu cầu nghị luận:
 Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản nghị luận: 
- HS đọc văn bản: “Chống nạn thất học”.
 - Sau đó trả lời từng câu hỏi:
 (?) Bác Hồ viết bài này nhằm mục gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Tìm các câu văn mang luận điểm.
 Luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” và “ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào cộng việc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” à Các câu đó gọi là luận điểm, bởi chúng mang quan điểm của tg’. Với các luận điểm đó, tg’ đề ra nhiệm vụ cho mọi người. Câu có luận điểm có đặc điểm là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.
 b. Để ý kiến có sức thu ... có nghĩa khí của con người và vẻ đẹp, nét đáng yêu, đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng
 6/ Phương tiện tư từ:
- Đối lập
Sài Gòn vẫn trẻ .Tôi thì đương già
- So sánh
- Lối chú thích đầy xúc cảm: Tôi yêu nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào
- Nhân hóa: Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay
- Câu hỏi tu từ
- Liệt kê nhiều sự việc.
Nội dung văn bản biểu cảm
Biểu đạt tình càm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.
Mục đích biểu cảm 
Thỏa mãn nhu cầu biểu cảm của con người. Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn dùng các biện pháp tự sự, miêu tả, dùng phép tu từ để gợi cảm xúc.
8/
Mở bài
Nêu hiện tượng, sự vật, sự việc, và nói rõ lí do vì sao lại yêu thích sự việc ấy
Thân bài
Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên các đặc điểm của hiện tượng, sự vật, sự việc ấy trong đời sống xã hội, trong đồi sống riêng tư của bản thân.Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ, cảm xúc sâu sắc.
Kết bài
Tình cảm đối với hiện tượng, sự vật ấy
4. Củng cố: (5 phút)
- GV hệ thống lại kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.
	5. Dặn dò: (2 phút)
- Học bài ôn.
- Chuẩn bị phần II. 
======================================================================================================
TIẾT 2:
1. Ổn định: (1 phút)
Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Tiết này, chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức cơ bản về văn nghị luận
Hoạt động 3: 
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
- HS trình bày các câu hỏi từ 1 đến 4.
- GV nhận xét bổ sung
1/ Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận Ngữ văn 7, tập 2
2/ Trong đời sống, trên báo chí. dưới dạng những bài gì? 
3/ Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố nao? Yếu tố nào là chủ yếu?
4/ Luận điểm là gì? Hãy cho biết những câu sau, đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
a/ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b/ Đẹp thay tổ quốc Việt Nam?
c/ Chủ nghĩa anh hùng.
sản xuất
d/ Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
II. Về văn nghị luận
 1/ HS tự ghi
- Chống nạn thất học
- Cần tạo ra
- Hai biển Hồ
- Học thầy học bạn
- Ích lợi của việcc..
- Tinh thần.
 2/ 
- Báo cáo trước hội nghị;
- Lời kêu gọi toàn dân;
- Các bài xã luận;
- Các bái bàn luận..;
 3/ Các yếu tố:
Luận điểm, luận cứ và lập luận
Yếu tố luận điểm là yếu tố chủ yếu
 4/Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, có sức thuyết phục cao.
Trong 4 câu thì các câu sau đây là luận điểm: a, d; vì nó khẳng định một vấn đề trong đó thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm của người nói (hoặc người viết )
Hoạt động 4: 
HS trả lời câu hỏi 5
GV nhận xét bổ sung
5/
Nói làm văn chứng minh là: Cần nêu luận điểm và dẫn chứng thì xong là chưa đủ.
Sau khi nêu luận điểm, ta cần triển khai luận điểm bằng nhiều luận cứ, các luận cứ đều được xác định bằng lí lẽ và các dẫn chứng..
Trình bày nội dung phải hợp lí. Đó là lập luận
Hoạt động 5:
HS trả lời câu hỏi 6
GV tổng kết
6/ Cách làm 2 đề này dĩ nhiên là có khác nhau vì ở đề a cần đi sâu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ bằng lí lẽ; còn ở đề b cần đưa ra nhiều dẫn chứng để khẳng định vấn đề.
4. Củng cố: (5 phút)
- GV hệ thống lại kiến thức ôn tập.
	5. Dặn dò: (2 phút)
- Xem lại bài ôn.
- Soạn bài “ Ôn tập tiếng Việt” (tiếp theo).
Tuần 33 :
Tiết 129 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( T T )
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
	Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, SGK.
HS: VS, VG, SGK.
III. Lên lớp:
Ổn định: (1 phút) 
Kiểm tra sỉ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 
Bài ôn
Giới thiệu tiết ôn tập tiếng Việt tiếp.
Hoạt động 1: Ôn các phép biến đổi câu đã học
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
- GV nêu các vấn đề đã học và yêu cầu học sinh nhắc lại sơ đồ SGK
3/ Các phép biến đổi câu
Phép biến đổi câu
Thêm bớt thành phần câu
Chuyển đổi kiểu câu
Câu rút gọn
Mở rộng câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Thêm trạng ngữ
Dùng cụm C-V để mở rộng câu
Hoạt động 2: Ôn các phép tu từ cú pháp đã học
- Dựa vào sơ đồ SGK, GV cho HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về các phép tu từ.
(?) Điệp ngữ là gì? Liệt kê?
4/ Các phép tu từ cú pháp đã học
Các phép tu từ
cú pháp
Điệp ngữ
Liệt kê
	4. Củng cố: (5 phút)
- Hệ thống lại kiến thức bài ôn
	5. Dặn dò: (2 phút)
- Học bài.
- Xem trước bài KT tổng hợp.
======================================================================================================
TIẾT 130: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KTTH
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần (Văn, Tiếng Việt, Làm Văn, đặc biệt là tập 2).
Nắm được cách kiểm tra đánh giá mới.
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK.
HS: Xem trước bài KTTH.
III.Lên lớp
Ổn định ( 1p)
Kiểm tra sỉ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em cách làm bài KT tổng hợp.
Hoạt động 1:
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
- GV cho HS đọc lại nội dung cơ bản của phần Văn: trao đổi, thảo luận
I.Những nội dung cơ bản cần chú ý
 1/ Văn: ( SGK )
Hoạt động 2:
- HS trao đổi thảo luận phần Tiếng Việt.
2/ Tiếng Việt ( SGK )
Hoạt động 3:
- HS trao đổi thảo luận phần Tập làm văm
3/ Tập làm văn ( SGK )
Hoạt động 4:
- HS đọc, trao đổi, thảo luận phần KT và đánh giá.
- GV giải thích thêm phần học sinh thắc mắc ( nếu có )
4. Củng cố: (5 phút)
- GV nhắc lại những điểm cần lưu ý trong khi làm bài KT tổng hợp.
	5.Dặn dò: (2 phút)
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị kiểm tra tổng hợp.
============================================== ======================================================== 
Tiết 131,132:
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Tuần 34
Tiết 133,134: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
( PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN ) (TIẾP )
I. Mục tiêu:
Tổng kết đánh giá sưu tầm ca dao- dân ca, tục ngữ.
II. Chuẩn bị:
HS: Tổ- nhóm biên tập tổng hợp.
GV: Giáo án, SGK.
III. Lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm tra sỉ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Hôm nay, chúng ta sẽ tổng kết, đánh giá bài tập ca dao- dân ca, tục ngữ địa phương theo kế hoạch đã định ở bài 18.
Hoạt động 1:
GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
Hoạt động 2:
GV phân công cho một số học sinh khá trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập (loại bỏ bớt những câu không phù hợp với yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bảng tổng hợp của tổ.
Hoạt động 3:
Tổ chức cho học sinh nhận xét phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm; chọn câu hay; giảng câu hay, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong những câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được.
Hoạt động 4:
Biểu dương tổ (cá nhân) sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng.
	4. Củng cố: (5 phút)
- chọn một số câu hay cho học sinh học thuộc lòng.
	5. Dặn dò: (2 phút)
- Học thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được.
- Chuẩn bị bài “ Hoạt động ngữ văn”.
============================================== ======================================================== 
TIẾT 135,136: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK.
HS: Đọc trước các bài đã cho theo yêu cầu SGK.
III. Lên lớp:
Ổn định: ( 1p)
Kiểm tra sỉ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Giới thiệu tiết đọc với nhau.
Hoạt động 1:
	Chia tổ cho học sinh đọc với nhau trong tổ và chọn đại diện chuẩn bị đọc trước lớp.
Hoạt động 2:
	Cho đại diện của tổ đọc trước lớp, HS nhận xét từng bạn, cuối cùng GV uốn nắn và đọc mẫu 1 số đoạn, câu, sau đó giáo viên tổng kết.
4. Củng cố: (7 phút)
Học sinh đọc lại những đoạn hay.
	5. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà luyện đọc lại cho thật hay. 
- Soạn bài “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” 
TUẦN 35:
TIẾT 137,138: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) 
 RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
	Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK.
HS: Vở soạn, vở ghi, SGK.
III. Lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm tra sỉ số học sinh. 
Kiểm tra bài cũ: ( 5p)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu tiết rèn chính tả.
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
Hoạt động 1:Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi.
- GV chọn bài “ Ý nghĩa văn chương” viết đoạn từ “ Người tatạo ra sự sống”
- GV cho HS ghi sau đó cho HS tự sửa lỗi.
- GV chấm chữa nhận xét
1/ Viết những đoạn, bài chứa các ân, dấu thanh dễ mắc lỗi.
“ Người ta..tạo ra sự sống” []
	4. Củng cố: (5 phút)
- Chọn bài viết khá tốt biểu dương.
	5. Dặn dò: (2 phút)
- Chuẩn bị phần 2 (làm các bài tập chính tả).
============================================================================================
TIẾT 2:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm tra sỉ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu phần tiếp theo của phần tiếng Việt là làm các bài tập chính tả.
Hoạt động 2: Làm các bài tập chính tả.
Phương pháp
Nội dung
Ghi chú
- GV cho HS lên bảng trình bày lần lượt các câu a,b,c trong SGK.
- HS nhận xét sau đó GV sửa chữa bổ sung
2/ Làm các bài tập chính tả.
a/ Điền vào chỗ trống:
- Điền một chữ cái, một dấu thanh, hoặc một vần vào chỗ trống
+ Điền ch hoặc tr
Chân lí
Trâu chấu
Trân trọng
Chân thành
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã.
Mẩu chuyện,
Thân mẫu,
Mẫu tử
Mẩu bút chì
+ Điền từ
dành dụm,
tranh giành,
giành độc lập
liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b/ Tìm từ theo yêu cầu
- Tìm từ chỉ sự việc, hành động, tư tưởng, tính chất.
+ HĐ, TT bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)
* chạy, chèo, chọc, chẽ, chèn, chặt, chen, chộp
* trèo, trộn, tranh, treo, trỏ, trồng, trườn.
- Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khẻo), thanh ngã (rã)
* khỏe, trẻ, lỏng, trong trẻo, bé bỏng, ẩm.
* rõ, loãng, mũm mĩm, tròn trĩnh
- Tìm từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
* Trái nghĩa với chân thật:giả dối, xảo trá, lừa đảo..
* Đồng nghĩa với từ biệt:giã từ, giã biệt..
c/ Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn.
- Lên, nên
* Lan phải trèo lên dốc cao nên thật mệt.
- Vội, dội
Khi thấy ngọn lửa bùng lên An vội múc nước dội lên đám cháy. 
	4. Củng cố: (5 phút)
- GV tổng kết rút kinh nghiệm cho học sinh.
	5. Dặn dò: (1 phút)
- Xem lại các lỗi thường mắc khi viết.
- Lập sổ tay chính tả cho bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 HKII.doc