I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp học sinh:
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện.
Ngày soạn : 22/08/2011 Ngày dạy: 29/08/2011 Tuần 2 Bài 2 Tiết 5,6: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ - Khánh Hoài - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp học sinh: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. - Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện. - Giáo dục HS biết quý trọng tình cảm gia đình. II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan. 2. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản Mẹ tôi cho chúng ta thấy bài học đạo đức gì ? 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu chung H: Dựa vào chú thích , em hãy nêu 1 vài nét về tác phẩm ? Học sinh đọc và cho biết vài nét chính về tác giả. H: Những hiểu biết về tác phẩm? H: Kiểu văn bản và thể loại? HS: Thuộc văn bản nhật dụng, thể loại truyện ngắn. GV: Giọng nhẹ nhàng, xúc động, chú ý ngôn ngữ đối thoại . GV đọc mẫu rồi gọi học sinh đọc tiếp. Đọc chú thích . GV: Hướng dẫn tóm tắt và gợi ý học sinh nêu chủ đề của văn bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản HS theo dõi phần đầu văn bản H: Vì sao anh em Thành, Thuỷ phải chia đồ chơi và chia búp bê? HS: Vì bố mẹ li hôn: Thuỷ phải theo mẹ về quê ngoại- Thành ở lại với bố. H: Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Thành và Thuỷ khi mẹ bảo : Thôi, 2 đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi ? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của tác giả ở đoạn văn này ? HS: Sử dụng 1 loạt các động từ - tính từ kết hợp với phép so sánh làm nổi rõ tâm trạng của nhân vật. H: Đó là tâm trạng gì ? H: Chi tiết nào nói về tình cảm của 2 anh em Thành- Thuỷ ? HS trả lời. H: Những chi tiết trên cho em thấy được tình cảm của 2 anh em như thế nào ? - Việc chia búp bê diễn ra như thế nào ? H: Lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẫn? HS: Thuỷ rất giận dữ không muốn chia rẽ búp bê nhưng em lại rất thương Thành, sợ không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh nên em rất bối rối sau khi đã chu tréo lên giận dữ. H: Theo em có cách nào giải quyết được mâu thuẫn đó không ? HS: Gia đình Thành - Thuỷ phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay nhau. H: Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng ? H: Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng Thành lại “ kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật ” ? HS: Thành thấy kinh ngạc là vì trong khi mọi việc đều diễn ra bình thường thì anh em Thành - Thuỷ lại phải chịu đựng sự mất mát đổ vỡ quá lớn. - Em có nhận xét gì về cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của tác giả ? Cách miêu tả đó có tác dụng gì ? - Kết thúc truyện, Thuỷ đã chọn cách giải quyết như thế nào ? - Cách giải quyết đó có ý nghĩa gì ? H: Trong truyện, búp bê có chia tay không ? Tại sao tác giả lại đặt tên truyện là “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” ? HS: Tên truyện gợi tình huống: những con búp bê cũng như anh em Thành Thuỷ rất ngây thơ, trong sáng và không có tội tình gì, thế mà đành phải chia tay. Hoạt động 3: Tổng kết H: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn này có tác dụng gì ? HS: Kể theo ngôi thứ nhất- giúp tác giả thể hiện được 1 cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật. H: Văn bản được viết bằng phương thức nào ? Phương thức nào là chính ? Tác dụng của các phương thức đó ? HS: Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm - miêu tả qua so sánh và sử dụng 1 loạt động từ, tính từ làm nổi rõ tâm trạng của nhân vật. - Sau khi học xong văn bản, em rút ra được bài học gì ? - GV : Qua cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em nhỏ trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng : Hạnh phúc gia đình vô cùng quý giá, mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tan vỡ hạnh phúc gia đình . I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Khánh Hoài 2. Tác phẩm: - Đây là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết " Thơ văn viết về quyền trẻ em" do tổ chức Rat-da - Béc-nơ tổ chức. 3. Bố cục: 3 phần . + Từ đầu -> như vậy: chia búp bê + Tiếp -> cảnh vật: chia tay lớp học + Còn lại: anh em chia tay * Chủ đề : Truyện viết về cuộc chia tay đau đớn, cảm động của 2 anh em Thành và Thuỷ, khi cha mẹ li hôn . II. Phân tích: 1. Hai anh em Thành và Thủy chia búp bê. * Tâm trạng: - Thuỷ: run bần bật, kinh hoàng, tuyệt vọng, buồn thăm thẳm, mi sưng mọng vì khóc nhiều . - Thành: cắn chặt môi, nước mắt tuôn ra như suối. => Tâm trạng buồn bã, đau đớn, khổ sở và bất lực. * Tình cảm của 2 anh em: - Thuỷ: vá áo cho anh, bắt con vệ sĩ gác cho anh. - Thành: chiều nào cũng đi đón em, nhường đồ chơi cho em. => Tình cảm yêu thương gắn bó và luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. * Chia búp bê: - Thành: lấy 2 con búp bê đặt sang 2 phía. - Thuỷ tru tréo lên giận dữ ... => Không muốn chia rẽ búp bê, không muốn chia rẽ anh em . 2. Chia tay lớp học: - Em không được đi học nữa. - Cô Tâm sửng sốt . “ Trời ơi ! ”, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn giụa .=> Gợi sự cảm thông, xót thương cho hoàn cảnh bất hạnh của Thuỷ . -> Miêu tả diễn biến tâm lí chính xác làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm và sự thất vọng, bơ vơ. 3. Hai anh em chia tay nhau - Thuỷ: Đặt con Em nhỏ quăng tay vào con vệ sĩ . => Tình anh em không thể chia lìa. III. Tổng kết * Ghi nhớ: (sgk- 27) - Tác giả là người yêu mến trẻ em, luôn mong muốn trẻ em được hạnh phúc . - Chúng ta cần phải biết trân trọng giữ gìn hạnh phúc gia đình . 4. Củng cố: Qua văn bản tác giả muốn đề cặp đến quyền lợi gì của trẻ em? 5. Dặn dò: Học bài và soạn bài “Bố cục trong văn bản”. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Tài liệu đính kèm: