Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiết 2)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Thấy được tình cảm chân thành của hai anh em trong câu chuyện cảm động. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những bạn ấy.

- Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể chuyện chân thành và cảm động.

II. Chuẩn bị:

- Nghiên cứu SGK, SGV, sách tham khảo.

- Sưu tầm một câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 5, 6: Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 5- 6
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
 (Khánh Hoài)
NS: 28/8/2010
ND: 31/8/2010
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thấy được tình cảm chân thành của hai anh em trong câu chuyện cảm động. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những bạn ấy.
- Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể chuyện chân thành và cảm động.
II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK, SGV, sách tham khảo.
- Sưu tầm một câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình.
- Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định:
2. Bài cũ: - Văn bản là một bức thư của người bố gởi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”?
 - Qua bài văn, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu toàn văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và chú thích về từ khó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Truyện viết về ai? Việc gì? Ai là nhân vật chính?
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Tại sao tên truyện là “Cuộc chia tay.... búp bê”? Tên ấy có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện?
- Em hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em rất mực gần gũi, thương yêu,chia sẽ và quan tâm đến nhau?
Hết tiết 5 chuyển sang tiết 6.
- Với tình cảm sâu nặng ấy khi phải chia tay, các em phải đối mặt với sự thật như thế nào? Ý nghĩa? Truyện phản ánh những cuộc?
- Hãy thuật lại ngắn gọn cuộc chia tay giữa hai con búp bê?
- Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê có gì mâu thuẫn?
- Theo em có cách nào giải quyết được mâu thuẫn ấy không?
- Kết thúc truyện Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào?
- Chi tiết đó gợi lên trong em suy nghĩ và tình cảm gì?
- Cuộc chia tay của những con búp bê gợi em liên tưởng gi?
- Hãy đọc những câu văn miêu tả tâm trạng của mỗi nhân vật?
- Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm em xúc động nhất? Vì sao?
- Em hãy giải thích tại sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “ kinh ngạc...vật”?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. 
- Em hãy nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
- Qua câu chuyện này,tác giả muốn gởi gắm người đọc điều gì?
Hoạt động 4: Củng cố.
 - Tình cảm của Thành và Thủy ntn?
- 3 HS đọc lại.
- 1 HS đọc.
- TL
- TL
- HS thảo luận nhóm.
+ Búp bê vốn ngộ nghĩnh, ngây thơ, không tội lỗi gì mà phải chia tay như anh em Thành - Thủy. Tên truyện góp phần thể hiện nội dung, chủ đề của truyện.
- Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
 - Chiều nào Thành cũng đón em,vừa đi vừa trò chuyện.
 - Thành bày em hoc,nhường hết đồ chơi cho em.
 - Thủy như mất hồn,mặt xanh như tàu lá...Thành nước mắt giàn giụa...
 - Thủy nhường lại con vệ sĩ...
 - TL
- Rất gần gũi, không muốn chia rẽ hai con búp bê nhưng mặt khác em rất thương anh.
 - Chỉ có cách gia đình Thủy phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay.
 - Để lại con “ em nhỏ” ở bên cạnh con “vệ sĩ” để chúng không bao giờ xa nhau.
 - Phát biểu tự do.
 - Cuộc chia tay của hai anh em.
 - Thủy như người....tàu lá.
 - Tôi khóc nấc lên,đứng chôn chân xuôïng đất.
 - Cô giáo tặng Thủy quyển vở và cây bút. Bất ngờ, chỉ một sự chia tay mà làm thay đổi tất cả.
 - Vì trong khi tất cả mọi việc đều diễn ra bình thường thế mà Thành và Thủy lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ qúa lớn.
- Kể bằng sự miêu tả các vật xung quanh và bằng miêu tả tâm lý nhân vật.
- HS đọc ghi nhớ.
 - TL 
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Tình cảm giữa hai anh em Thành_ Thủy
- Gắn bó máu thịt.
- Chân thành, sâu nặng.
2. Cuộc chia tay:
_ Giữa “em nhỏ” và “vệ sĩ”’ đồng thời là cuộc chia tay giữa Thành và Thủy.
- Là vô lý, không nên có.
- Cuộc chia tay giữa Thành và Thủy: Đầy nước mắt gợi sự thương cảm, xót xa.
- Cuộc chua tay giữa Thủy và lớp học: Bất ngờ, thương tiếc.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
4. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ,xem kỹ bài học.
	 - Đọc trước “Những câu hát về tình cảm gia đình”.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 2
Tiết: 7
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
NS: 31/8/2010
ND: 2/9/2010
I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ:
- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Tính phổ biến và hợp lý của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục.Từ đó có thể làm mở bài, thân bài, kết bài đúng hướng hơn.
II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK,SGV, sách BTNV 7.
- Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: - Văn bản là gì? Thế nào là liên kết trong văn bản?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Em muốn viết 1 lá đơn gia nhập Đội TNTP, nội dung lá đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trình tự không? Vì sao?
- Trật tự ấy gọi là bố cục.Vậy em hiểu bố cục của văn bản là gì?
- Yêu cầu đọc ghi nhớ 1/30.
- Yêu cầu hs đọc hai ví dụ/29.
- Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ nào?
- Theo em, nãn sàõp xãúp lai bäú cuûc cuía chuïng ra sao?
- Khi âoüc bäú cuûc måïi,ngæåìi nghe coï dãù tiãúp xuïc vàn baín khäng?
- Bố cục đầy đủ nhất của một văn bản gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần?
- Yêu cầu đọc ghi nhớ/30.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- BT 2: + Ghi lại bố cục “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.?
+ Có thể kể theo một bố cục khác?
- BT 3: Xác định bố cục của một văn bản đã cho.
Hoạt động 3: Củng cố.
- Nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục 3 phần?
- Cần, vì nó đảm bảo tính hệ thống,rành mạch, người đọc dễ tiếp thu.
 - TL
 - HS đọc ghi nhớ 1/30.
- HS đọc ví dụ/29.
- ChưaNội dung lộn xộn, chưa thống nhất với nhau 
- HS thực hiện.
- HS đọc ghi nhớ 2/30.
- 3 phần (MB,TB,KB).
- HS đọc GN.
- HS thực hiện độc lập.
I. Tìm hiểu bài:
1. Bố cục của văn bản:
- Là sự sắp xếp, bố trí các phần, đoạn theo một trình tự rành mạch, hợp lý.
2. Yêu cầu về bố cục:
- Nội dung phải thống nhất.
- Có sự phân biệt rạch ròi giữa các ý.
- Giúp người nghe dễ tiếp thu.
3. Các phần của bố cục:
- MB: giới thiệu đề tài.
- TB: Triển khai, phát triển đề tài.
- KB: Kết, tạo ấn tượng cho người đọc.
II. Luyện tập:
- BT 2/30:
+ Chia đồ chơi, Thủy chia tay lớp, 2 anh em chia tay.
- BT 3/30:
+ Chưa thật rành mạch, hợp lý (1),(2), (3) chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa trình bày kinh nghiệm. Hoặc không phải nói về học tập.
4. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ.
 - Soạn bài Mạch lạc trong văn bản.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 2
Tiết : 8
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
NS: 31/8/2010
ND: 2/9/2010
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Có những hiểu biết ban đầu về mạch lac trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản mạch lạc,không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
- Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.
II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu kỹ SGK,SGV,sách BTNV 7.
- Bảng phụ
III. Tiến hành lên lớp:
 1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm đến bố cục? Bố cục văn bản là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Cho hs đọc mục 1/a/31.
- Mạch lạc trong Đông y vốn có nghĩa đen là “ Mạch máu trong cơ thể” .Vậy khái niệm “ mạch lạc” trong văn bản có được dùng theo nghĩa đen trên không?
- Yêu cầu HS nhắc lai một số văn bản lớp 6 và nêu bố cục một văn bản tự sự? Miêu tả?
- Vậy em hiểu mạch lạc trong văn bản là gì?
- Mình nghĩ ra ý nào, viết ra là có một văn bản mạch lạc đúng không? Tại sao?
- GV : Vì thế để tạo tính mạch lạc cần có các điều kiện như thế nào?
- Cho HS đọc mục 2.a/31.
- Các sự việc trong văn bản “ Cuộc chia...búp bê” xoay quanh sự việc chính nào? Những nhân vật chính nào?
- Sự chia tay và nhũng con búp bê đóng vai trò gì?
- Theo em sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng gì?
- Hãy cho biết các đoạn trong văn bản được nối với nhau theo mối liên hệ nào?
- Qua đó, em thấy để tạo tính mạch lạc trong văn bản cần có những điều kiện nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
BT 1: HS làm độc lập:
 - Tìm hiểu tính mạch lạc của:
Văn bản “ Mẹ tôi”.
* GV gợi ý:
- Chủ đề: Phải kính trọng, yêu thương mẹ.
Văn bản “ Lão nông và các con”.
* GV gợi ý và kết luận.
- Chủ đề: Phải yêu quý lao động
Văn bản “Ngày mùa”.
* GV gợi ý và kết luận:
- Chủ đề: Sắc vàng đầm ấm, trù phú của làng quê vào màu đông, giữa ngày mùa.
BT 2: Cho HS đọc và xác định yêu cầu.
Hoạt động 3: Củng cố. 
-Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
- HS đọc.
- Có nghĩa tương tự, có các tính chất: Trôi chảy;
Tuần tự trôi qua...phần đầu; Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn. 
-TL
- HS tự rút ra
- Không, vì văn bản chưa được sắp xếp, không có bố cục.
- HS thảo luận nhóm.
 - Đóng vai trò chính trong truyện, đề tài,chủ đề.
 - Biểu thị sự liên kết các sự việc.
 - Thời gian, không gian, tâm lý, ý nghĩa...
- HS rút ra hai ý nhỏ.
- HS đọc ghi nhớ 2/32.
- HS theo dõi thực hiện
- HS thảo luận nhóm.
I. Tìm hiểu bài:
1. Mạch lạc trong văn bản:
- Là sự tiếp nối các câu,các ý theo một trình tự hợp lý.
2. Các điều kiện để có một văn bản mạch lạc:
- Các phần, đoạn cùng nói về một đề tài, hướng về một chủ đề chung.
- Các phần được tiếp nối với nhau theo một trình tự hợp lý.
Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
- BT 1: Tìm hiểu tính mạch lạc:
“Mẹ tôi”: - Có lời giới thiệu của nhân vật tôi, nói rõ lý do gì mà bố viết thư cho con
- Sau đó là bức thư được E. nhớ lại:
+ Bố nhắc lại sự hỗn láo của con.
+ Bố nhắc lại quá khứ mẹ lo mất con, đánh gia sự hi sinh của mẹ.
+ Bố đặt giả định ngày mất mẹ.
+ Bố yêu cầu nghiêm khắc...
 Tất cả các đoạn, phần đều liên kết trôi chảy gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
b. “Lão nông và các con”: 
- Mở bài: hai dòng đầu.
- Thân bài: 14 dòng giữa.
- Kết bài: 4 dòng cuối.
* Các phần tiếp nối theo một trình tự hợp lý, tạo sự liên kết chặt chẽ, nội dung mạch lạc trôi chảy.
c. “Ngày mùa”:
- Câu đầu: giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian và trong không gian, sau đó nêu những biểu hiện của sắc vàng đó.
- Hai câu cuối là sự xem xet,cảm xúc về màu vàng.
 * Trình tự 3 phần thống nhất và rõ ràng làm cho mạch văn trở nên thông suốt và bố cục trở nên mạch lạc.
 BT 2: Ý chủ đạo là cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đế sự chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý chủ đạo bị phân tán, không giứ được sự thống nhất và do đó làm mất đi sự mạch lạc của câu chuyện.
4. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ
	 - Xem kỹ và soạn “Quá trình tạo lập văn bản”.	
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan2.doc