Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20: Ôn tập về tục ngữ tìm hiểu về văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20: Ôn tập về tục ngữ tìm hiểu về văn nghị luận

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp Hs: Củng cố, hệ thống các nội dung đã học ở bài 18 :

 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ; chương trình địa phương ;

 Tìm hiểu chung về văn nghị luận .

 Các em có ý thức học tập tốt bộ môn ngay từ đàu học kì 2.

B. CHUẨN BỊ

-G/v: Đáp án và những tình huống

-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1839Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20: Ôn tập về tục ngữ tìm hiểu về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20 
 Soạn 6/1 Dạy 8/1
ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ
TÌM HIỂU VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp Hs: Củng cố, hệ thống các nội dung đã học ở bài 18 : 
 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ; chương trình địa phương ; 
 Tìm hiểu chung về văn nghị luận .
 Các em có ý thức học tập tốt bộ môn ngay từ đàu học kì 2.
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống 
-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là tục ngữ ?
? Em biết tục ngữ có những chủ đề nào ?
? Những câu tục ngữ nào thuộc chủ đề này ?
?Tìm 5 câu tục ngữ về đời sống xã hội ?
? Tìm 5 câu tục ngữ về chủ đề này ?
? Những tình huống nào phải dùng văn nghị luận?
? Thế nào là văn nghị luận?
? Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn bản nghị luận để biểu đạt? Vì sao? 
? Để chuẩn bị tham dự cuộc thi Tìm hiểu về môi trường tiên nhiên do nhà trường tổ chức, Tý được cô giáo phân công phần hùng biện . Tý dự định thực hiện một trong hai cách là : cách 1 : dùng kiểu văn tự sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên ; cách 2: dùng kiểu vb bc làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người . Cô giáo bảo Tý cả 2 cách ấy đều không đạt. Em hãy giúp Tý xác định ý và kiểu văn bản ?
I. Tục ngữ. 
- Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống , được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng ban đầu nhằm phản ánh kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội.
- Những câu TN thể hiện k/n về con người , xã hội thường không sử dụng chủ ngữ nên rất hàm súc, cô đọng, có nghĩa bóng và có khả năng ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau .
VD. Học ăn, học nói ,học gói, học mở 
- Tục ngữ có nhiều chủ đề : 
+ Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học.
+ Đời sống vật chất :
Người sống về gạo, cá bạo về nước; Có thực mới vực được đạo ; Miếng khi đói bằng gói khi no ; ăn một miếng, tiếng một đời ; lợn giò, bò bắp, vịt già, gà tơ ; mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ;
+ Đời sống xã hội : 
Nhà nào giống ấy. cây có cội, sông có nguồn ; Giỏ nhà ai ,quai nhà nấy ; giấy rách giữ lề; Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
+ Đời sống tinh thần và những quan niệm vè nhân sinh : 
Người là hoa đất ; Người như hoa ở đâu thơm đấy ; Trông mặt mà bắt hình dong ; Lớn vú bụ con ; Cái răng cái tóc là góc con người ; Môi dày ăn vụng đã xong- môi mỏng hay hớt môi cong hay hờn ; tẩm ngẩm mà đấm chết voi 
Có thể nhầm lẫn tục ngữ với ca dao : 
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 
 Bay cao thì nắng bay vừa thí râm
 + Lúa chiêm lấp ló đầu bờ 
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên .
(Hình thức thơ lục bát nhưng nội dung nêu kinh nghiệm )
GV; Tục ngữ thiên về biểu hiện trí truệ của nhdân trong việc nhận thức thế giới và con người . Gorki nói “ Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhdân laọ động” . Mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng . Cái cụ thể cá biệt tạo nên nghĩa đen, cái trừu tượng , phổ biến tạo nên nghĩa bóng . Môi hở răng lạnh , chó cắn áo rách , đục nước béo cò, năng nhặt chặt bị.
Văn nghị luận .
- Trong giao tiếp có những lúc con người cần phải bộc lộ , phát biểu thành lời những nhận định, suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của mìnhtrước một vấn đề nào đó của cuộc sống -> Văn bản NL đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và con người. 
- Văn nghị luận (sgk)
- Văn bản nghị hay sử dụng : 
Văn giải thích, văn chứng minh, văn phân tích, văn bình luận  VD văn bản Tinh thân yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) là văn bản nghị luận chứng minh.
 2. Bài tập
a/ Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn .
b/ Giới thiệu về người bạn của mình. 
c/ Trình bày quan điểm về tình bạn .
Trường hợp (c) vì người viết phải dùng lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc về quan điểm tình bạn .
d/ Gợi ý giúp bạn Tý :
- Kiểu văn bản : văn nghị luận .
- Ý chính : 
+ Tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với con người .
+ Thực trạng về cảnh môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá.( nguyên nhân, dự báo, hậu quả)
+ Lời nhắc nhở đối với mọi người trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên .
 Hs có thể tìm thêm các ý khác. 
Đề bài:
Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. 
Em hãy bày tỏ hiểu biết của mình về vấn đề trên?
Mở bài
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
Thân bài
 Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 
 Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta
- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khímột nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...
- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
2. Nguyên nhân - Hậu quả
a. Nguyên nhân
*Khách quan: 
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...
- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
* Chủ quan:
- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
b. Hậu quả
- Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...
- Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người. 
- Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều lọai bệnh về đường hô hấp....
3. Giải pháp
- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)
- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh - sạch - đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.
- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Kết bài
- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề hết sức cấp bách...
- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...
- Bài học cho mỗi người dân Việt Nam.
4. Củng cố, hướng dẫn . Tập viết một đoạn văn nghị luận có đề tài nói về ý thức bảo vệ của công.
	TUẦN 21
Soạn 11/1 Dạy 14/1
ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ
RÚT GỌN CÂU
LẬP DÀN Ý CHO VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp Hs: Củng cố, hệ thống các nội dung đã học ở bài 19 : Tục ngữ về con người và xã hội ; Rút gọn câu ; Đặc điểm văn nghị luận Đề văn nghị luận – lập dàn ý cho bài văn nghị luận . Các em có ý thức học tập tốt bộ môn .
 B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống 
-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Giải thích nghĩa các câu tục ngữ 
- Một mặt người
- Cái răng cái tóc
- Đói cho sạch
- Học ăn, học nói
- Không thầy
- Học thầy
- Thương người ..
- ăn quả
- Một cây 
? Thế nào là rút gọn câu ?
Tác dụng của việc rút gọn câu?
? Câu rút gọn có những kiểu nào ?
Hs lấy ví dụ .
? Theo em có thể dùng câu rút gọn trong những trường hợp nào ? 
? Chỉ rõ và khôi phục các TP câu bị rút gọn trong những trường hợp sau đây và nêu rõ tác dụng của nó?
Văn nghị luận có những đặc điểm gì?
I. Phần 1 : Lí thuyết
 1. Tục ngữ về con người và xã hội .
- Khuyên ta nên biết quý trọng con người ; tôn vinh giá trị con người.
- Khuyên mọi người phải biết giữ gìn tô điẻm vẻ đẹp riêng của mình .
- Bài học biết giữ gìn phẩm giá trong sạch , thật thà và lòng tự trọng cho bát kì người nào, tuổi tác nào, địa vị nào trong xã hội .
- Bài học về cách ăn nói, ứng xử, cách sống, cách làm người
- Đề cao vai trò người thầy.
-Bên cạnh học thầy còn học ở bạn cũng rất quan trọng.
- Bài học về lòng nhân ái.
- Bài học về lòng đền ơn đáp nghĩa.
- ... ạng . Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
Lưu ý :GV nêu 2 lưu ý như trong SGK .
3. Đặc điểm của văn nghị luận.
HS trả lời theo SGK
II. Phần 2 : Luyện tập
Bài tập 1: Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ ?
 a/ xấu đều hơn tốt lỏi *
 b/ Con dại cái mang *
 c/ Giấy rách phải giữ lấy lề *.
d/ Dai như đỉa đói.
 e/ Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa .*
 g/ Cạn tàu ráo máng .
 h/ Giàu nứt đố đổ vách .
 i/ Cái khó bó cái khôn .*
Bài tập 2: Các nghĩa sau đây phù hợp với nội dung câu tục ngữ nào?Bài học rút ra từ các câu tục ngữ
1. Ăn không nên đọi nói không nên lời.
2. Có công mài sắt có ngày nên kim .
3. Lá lành đùm lá rách.
4.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 
5. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
6.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài .
b/ Kiên trì nhẫn nại thì việc khó đến đâu cũng làm được -> Phải có ý chí bền bỉ trong công việc và trong cuộc sống.
a/ ăn và nói đều chưa sõi, chỉ người vụng dại trong đường ăn nói, cư xử.-> Bài học : nhác nhở con người luôn luôn học tập rèn luyện cách nói năng, cư xử với mọi người. 
d/ Sự hoạn nạn của một người và sự chia sẻ của đồng loại -> Những người cùng cảnh ngộ phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
c/ Người đày đủ, không gặp hoạn nạn thì giúp người túng thiếu, gặp hoạn nạn.-> Phải biết thương yêu đồng loại khi họ gặp cảnh nghèo nàn, túng thiếu.
e/ Những kẻ có lòng dạ xấu thường tìm nhau , kéo bè kéo cánh với nhau -> Tìm bạn mà chơi không nên chơi với kẻ xấu.
g/Ảnh hưởng của môi trường đối với con người và sinh vật -> Ảnh hưởng của môi trương đối với con người.
Bài tập 3
a/ Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười . (Nam Cao )
b/ Đi thôi con ! 
c/ Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do . ( Hồ Chí Minh) 
d/Uống nước nhớ nguồn ( Tục ngữ) 
Bài tập 4 
“Qua ca dao, người bình dân VN đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quí của mình”. Lấy dẫn chứng từ những bài ca dao đã học và đã đọc, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 a, Hãy đưa ra luận điểm, luận cứ bài văn .
 b, Dựa trên những luận điếm và luận cứ, em hãy lập luận bằng cách viết một đoạn văn ngắn cho cho một luận cứ mà em lựa chọn .
Gợi ý:
-Luận điểm: Ca dao đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quí của người bình dân VN.
-Luận cứ: * Thể hiện được tình yêu quê hương đất nước.
 - Gắn bó ca ngợi, tự hào với bao cảnh đẹp của quê hương đất nước.
 - Đó cũng là lòng yêu nước, thể hiện tình nghĩa đồng bào .
 * Thể hiện tình yêu thương gia đình .
 - Tình cảm sâu nặng nhất, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, ơn sinh thành .
 - Tình vợ chồng gắn bó thiết tha, chung thuỷ
 *Thể hiện tình yêu thiết tha với cuộc đời .
 - Gắn bó với lao động .
 - Yêu lao động, người nông dân yêu cả ruộng vườn, gắn bó với thiên nhiên .
 -> Chính tình yêu sâu nặng đối với cuộc đời, lạc quan vui sống đã khiến người lao động vượt lên tất cả khó nhọc gian lao .
-Lập luận: Điều tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của ông cha ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chon rau cắt rốn.
Điều này dễ hiểu. Thời xưa điều kện đi lại khó khăn, hiểu biết của mõi con người có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó, nên con dân xứ Lạng tự hào:
 “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
 Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
 Ai lên xứ Lạng cùng anh
 Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” .
 - Người dân xứ Nghệ thì ngợi ca : 
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
 Non xanh nước biéc như tranh hoạ đồ .
 Ai vô xứ Nghệ thì vô.
Hs làm bài 10 - 15’ , trình bày , nhận xét, bổ sung.
Bài tập 5: Tục ngữ ta có câu Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học thầy không tày học bạn. Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải KẾT câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt cú cú đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh
* Giải KẾT câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời (gian) gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
 Một vài gợi ý: 
 Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức vừa học.Những điều này vừa được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ:
 “Không thầy đố mày làm nên”
 “Học thầy không tày học bạn”
Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ? Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?
 Cả hai câu tục ngữ :”Không thầy đố mày làm nên” & “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.Trong chuyện rèn luyện & học tập,người thầy đóng vai trò chủ đạo,tổ chức chỉ dẫn & truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học.Câu tục ngữ :“không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò,vị trí & tác dụng quyết định của người thầy,đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập phải học mới có kiến thức. ”Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn,có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước.Không có thầy,không được chỉ bảo,dạy dỗ,không được học hành đến nơi đến chốn,người ta không thể làm tốt bất cứ công chuyện gì.Những hiểu biết tri thức,khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo,hướng dẫn,truyền đạt của người thầy.Rõ ràng nếu không có thầy dạy,không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức,dễ sai lầm,thất bại.
 Ngược lại,câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác dụng của người thầy & đề cao chuyện học tập ở bạn bè.Cho rằng chuyện học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy.Nhưng ta cũng nên phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra.Tuy nhiên,học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có:bạn bè cùng lứa,dễ gần gũi,trao đổi,học tập lẫn nhau.Học ở bạn,bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ.
 Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong chuyện học tập & nâng cao kiến thức.
 Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong chuyện trưởng thành,lập nghề của người học.Mặc dù trong công tác đào tạo con người,người thầy giữ vai trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng.Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành,có sự nghề của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường,của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân,tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới,sáng tạo những cái hay.Trong cuộc sống,môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy,người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,của yếu tố khách quan như gia đình,cha mẹ,xã hộiDo đó,tuyệt đối hóa chuyện học ở thầy,không coi trọng chuyện học tập ở nơi khác,người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.
 Tuy nhiên,khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này vừa hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy,đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập.Học hỏi,tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố lũy phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình,người thầy đóng vai trò quyết định,bạn bè đóng vai trò hỗ trợ.Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ,hỗ trợ,bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta vừa từng nói: “Muốn sang thì bắc cầu kiều
 Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” 
 Muốn học tốt,bên cạnh chuyện học ở thầy,ở bạn còn phải có sự nỗ lực,học tập của bản thân.Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học.Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động,nhồi nhét,máy móc.
 Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả,bạn bè cùng chung chí hướng,chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn.Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng lớn sự học hỏi,học ở bạn,học trong thực tế.
 Chính Hồ Chủ tịch cũng vừa khẳng định “phải học ở trường,học ở sách vở,học lẫn nhau,học ở nhân dân, không học nhân dân là thiếu sót lớn” "Một tai nghe thầy, một tai nghe bạn/ Về nhà mẹ giảng, thế là thành... mười tai". 
 Như vậy,trong hoạt động ở nhà trường hiện nay,hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau,như vậy đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích cực,bổ sung cho nhau,chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất: học ở thầy và học ở bạn.
 Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”,”không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau,có khía cạnh đúng & hạn chế,nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất:chúng ta phải coi trọng chuyện học ở thầy, đồng thời (gian) phải biết học ở bạn.
Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng,biết ơn thầy cô giáo,những người vừa giúp đỡ,truyền thụ cho chúng ta,dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta.Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè,đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.
4. Củng cố dặn dò
Học bài ,làm các BT SGK
Hoàn thiện bài Tập làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them Ngu van 7 tuan 2021.doc