Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20: Tiết 73 – Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20:  Tiết 73 – Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp)

. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.

Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

2. Về tư tưởng:

- Giáo dục cho học sinh ý thức tích cực chủ động trong học tập, có thái độ đúng đắn về những kinh nghiệm của cha ông.

 

doc 159 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20: Tiết 73 – Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20. 
Ngày soạn:.. 
Ngày dạy:. 
Tiết 73 – Văn bản.
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh ý thức tích cực chủ động trong học tập, có thái độ đúng đắn về những kinh nghiệm của cha ông.
3. Về kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích và nắm được nội dung ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ.
B. Kiến thức trọng tâm:
- Phần II.
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề,vấn đáp, giảng bình và thảo luận nhóm.	
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Đọc văn bản và soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..........................................................................
 7B:..........................................................................
2. Kiểm tra: 
	(Kiểm tra sách vở cho học kỳ II)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Tục ngữ là một thể loại văn hoá dân gian. Nó được ví là kho báu của KN và trí tuệ dân gian, là “ Túi không dân gian vô tận”. Tục ngữ là thể loại triết lý, nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giải thích 8 câu tục ngữ cho chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(GV nêu yêu cầu, gọi HS đọc, nhận xét)
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc văn bản:
Yêu cầu: Đọc chính xác, giọng điệu phù hợp với nội dung của từng câu tục ngữ.
2. Tìm hiểu chú thích:
Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
H/S phát biểu, gv kết luận, lấy dẫn chứng minh hoạ
*. Khái niệm về tục ngữ:
- Tục ngữ là 1 câu nói có đặc điểm: gắn gọn, bền vững, có h/ả và nhịp điệu và dễ nhớ.
- Diễn đạt những kinh nghiệm của ND
- Tục ngữ thường có nghĩa đen, hoặc có cả nghĩa bóng.
3. Từ khó: (SGK)
II. Phân tích văn bản:
H/S đọc câu 1 
?Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật
Và có nhận xét gì về vần, nhịp trong câu tục ngữ
? Tác dụng của biện pháp NT ấy
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì.
Câu 1: 
	“ Đêm .tối”
- Nghệ thuật: phép đối : Đêm – ngày
Tháng năm- tháng mười, sáng – tối
- Nói quá
ð Làm nổi bật sư trái ngược tính chất đêm – ngày giữa mùa hạ với mùa đông
ð Sử dụng thời gian làm việc sao cho phù hợp với thời tiết mỗi mùa
h/s đọc câu 2
? Câu này nêu nhận xét về hiện tượng gì
Từ mau, vắng ở đây định nghĩa với từ nào 
? Tìm nghĩa của câu tục nghĩa
? Kinh nghiêm được đúc kết từ hiện tượng này
? Em có nhận xét gì về NT diễn đạt của câu tục ngữ
? Đọc câu tục ngữ nãy sẽ giúp em điều gì ?
Câu 2:
	 “ Mau sao thì mưa”
- Mau: nhiều, dày
- Vắng: thưa, ít
- Sao: Sao trên trời
ð Đêm trước trời đầy sao, ít mây, hôm sao nắng. Trời ít sao àsẽ mưa.
Trông sao, đoán thời tiết nắng mưa
- Phép đối, cách nói gắn gọn dễ hiểu
à Con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết chủ động công việc hôm sau.
? Em hiểu ráng mỡ gà là gì?
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì
GV liên hệ với thực tế
Câu 3: 
	Ráng mỡ gà.giữ
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời à điềm báo sắp có bão phải lo giữ nhà tránh nhưng thiệt hại do bão gây ra.
Học sinh đọc câu tục ngữ
? Tìm nghĩa của câu tục ngữ
? Trông kiến để đoán lụt
Điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian
? Bài học rút ra ở đây là gì.
Câu 4: 
	Tháng bảy .lại lụt
- Kiến ra nhiều vào tháng 7 àsẽ còn lụt
à quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thiên nhiên để đưa ra nhận xét to lớn
à Nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng thiên nhiên để chủ động phòng chống 
* Tóm lại 4 câu tục ngữ vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung?
* Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước Việt Nam.
H/S đọc câu tục ngữ
? ý nghĩa của câu tục ngữ?
? Thủ pháp nghệ thuật?
Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu tục
Câu 5: 
	Tấc đất , tấc vàng
- NT: ẩn dụ, phóng đại
- Nội dung: Đề cao tầm quan trọng, giá trị của đất nước với con người 
Hình thức: ngắn gọn, dễ nghe, dễ nhớ
? Kinh nghiệm sản xuất được rút ra từ đây là gì?
? Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ này là gì?
? Giá trị của câu tục ngữ này là gì?
Câu 6: 
	Nhất canh trì  canh điền
- Nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
- Cơ sở: giá trị kinh tế thực tế của các nghề.
à giúp con người khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
? Các chữ: Nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa là gì?
? Điều đó chứng tỏ câu tục ngữ này nói tới điều gì ?
? Phép liệt kê này có tác dụng gì?
? Bài học từ kinh nghiệm này là gì?
Câu 7: 
	Nhất nướctứ giống
- Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống.
à Các yếu tố của nghề trồng lúa
à Nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa, dễ nói, nhớ
* Trong nghề làm ruộng: Đảm bảo đủ bốn yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bồi thụ.
? Nghĩa của thì và thục
? Nghĩa của câu tục ngữ?
? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
? Hình thức câu tục ngữ có gì đặc biệt ? Tác dụng .
Giáo viên liên hệ
Câu 8: 
	Nhất thì, nhì thục
- Thì: Thời vụ
- Thu: đất canh tác
* Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác
àTrong trồng trọt, cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ, đất đai. Trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàn đầu
Ngắn gọn, đối xứng à thông tin nhanh, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
	4. Luyện tập – củng cố:
Học sinh thảo luận nhóm:
1. Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào.
2. Để kinh nghiệm đó dễ nói, dễ truyền bá, dân gian đã tạo ra câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo như thế nào
3. Tục ngữ lao động sản xuất và thiên nhiên còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay. GV cho các nhóm cử đại diện trình bày, gv nhận xét, kết luận. Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
	5. Hướng dẫn về nhà:
1. Học sinh làm bài tập:
	Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung như trên.
2. Đọc bài đọc thêm.
3. Chuẩn bị bài tiếp theo.
./.
Ngày soạn:  
Ngày dạy:  
Tiết 74.
Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Học sinh sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc mang tính địa phương ( mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích thắng cảnh.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho các em ý thức tích cực chủ động trong học tập và có ý thức sử dụng và làm giàu đẹp tiếng Việt trong việc sưu tầm các thể loại văn học dân gian.
3. Về kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sưu tầm, tập hợp tài liệu.
B. Kiến thức trọng tâm:
- Hoạt động: 2.
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Tiến trình sưu tầm.
- HS: Đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..............................................................
 7B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: giáo viên nói rõ yêu cầu để học sinh sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương đặc biệt là những câu nói về địa phương mình. Mỗi em sưu tầm 20 câu trong một tuần.
* Hoạt động 2: Xác định đối tượng sưu tầm 
Bước 1: giáo viên cho học sinh ôn lại ca dao, dân ca, tục ngữ là gì?
Bước 2 : giáo viên cho học sinh xác định thế nào là câu ca dao, sưu tầm các dị bản được phép tính là một câu.
Bước 3: Tìm nguồn sưu tầm
Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già, nghệ nhân nhà văn 
Lục tìm trong sách báo ở địa phương
* Hoạt động 3: Cách sưu tầm
- Mỗi học sinh có sổ tay sưu tầm 
- Sau khi sưu tầm đủ về số lượng yêu cầu thì phân loại ca dao, dân ca chép riêng.
- Các câu cùng loại sắp xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu.
4. Luyện tập – củng cố:
	- Tập hợp tài liệu sưu tầm.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà sắp xếp các tài liệu sưu tầm được của tổ thành quyển sổ tay về các 	thể loại văn học dân gian.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo.
./.
Ngày soạn:  
Ngày dạy:  
Tiết 75 – Tập làm văn
Tìm hiểu chung về văn nghị luận (Tiết 1)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Bước đầu làm quen với kiểu văn bản mơí
- Hiểu được yêu cầu NL trong đ/s là phổ biến và rất cần nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho các em ý thức tích cực chủ động trong học tập và có ý thức sử dụng và làm giàu đẹp tiếng Việt.
3. Về kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tìm hiểu kỹ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
B. Kiến thức trọng tâm:
- Phần I.
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình.
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..............................................................
 7B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
?Trong chương trình lớp 6 và học kỳ I lớp 7 các em đã được học các phương thức biểu đạt nào trong phân môn tập làm văn?
- ĐA: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày nhu cầu tự sự, miêu tả, biểu cảm thường xuyên được sử dụng. Nhưng còn một thể loại mà chúng ta phải sử dụng rất nhiều trong hằng ngà khác nữa đó là văn nghị luận. Vậy văn nghị luận có những loại nào? nó có nhu cầu sử dụng và đặc điểm gì ta vào bài hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài học:
1. Tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
a. Nhu cầu nghị luận trong đời sống:
GV nêu câu hỏi như mục 1a để học sinh thảo luận.
Học sinh nêu thêm các câu hỏi khác về những vấn đề tương tự
VD: Vì sao em thích đọc sách?
- Làm thế nào để học giỏi môn văn 
- Câu tục ngữ chọn bạn mà chơi có ý nghĩa gì?
Giáo viên chốt
à Đó là những vấn đề phát sinh trong đời sống hàng ngày, cần phải tìm cách giải quyết 
? Để giải quyết các vấn đề trên có thể dùng kiểu văn bản như miêu tả, tâm sự biểu cảm được không? Vì sao?
Không thể mà chỉ có văn bản nghị luận mới giúp ta hiểu rõ ràng vấn đề được( gv lấy một vd cụ thể )
? Những loại văn bản nghị luận mà em biết trong đời sống( đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí)
* Văn bản nghị luận thường gặp: xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao
b. Văn bản nghị luận là gì?:
? Vởy em hiểu văn bản nghị luận là gì?
	Văn bản nghị luận là một văn bản được nói( viết) nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng xác thực.
Gọi một học sinh đọc văn bản 
C ... g, thành núi có thể chống chọi với mưa, gió bão.
- Nghĩa rộng: Một cây chỉ sự đơn độc, lẻ loi, ba cây chỉ sự tập hợp đoàn kết - đơn độc, chia rẽ sẽ yếu, tập hợp đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh.
- Câu tục ngữ là bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết.
* Tại sao phải đoàn kết.
- cuộc sống có những vô vàn khó khăn, thử thách, nếu đơn độc sẽ không đủ sức, khả năng vượt qua để vượt qua để đạt mục đích.
- Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh không chỉ về lực lượng, vật chất mà còn tạo nên sức mạnh ý chí, trí tuệ.
- Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
* Làm thế nao để phát huy tinh thần đoàn kết.
- Đoàn kết không có nghĩa là bao che, phải đi liền với đấu tranh không ngừng loại bỏ những phần tử xấu làm trong sạch.
- Luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi lĩnh vực.
* Chứng minh: 
Lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực:
+ Chiến đấu.	+ Lao động.	+ Học tập.
c. Kết bài: 
+ Khẳng định tính chân lí của luận điểm.
+ Bài học.
* Lưu ý hình thức:
- Đúng kiểu bài biểu cảm, nghị luận rõ bố cục.
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác, tiêu biểu.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.
4. Củng cố:
- Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị cho chương trình địa phương phần văn và tập làm văn. 
Tuần 35
Ngày soạn:26/04/2009 
Ngày dạy:.. 
Tiết 133 Chương trình địa phương
Phần văn và tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Tổng kết hoạt động, sưu tầm ca dao, tục ngữ.	
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho các em ý thức tích cực chủ động trong học tập. 
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng biên tập, phân tích, đánh giá tục ngữ, ca dao.	 
B. Kiến thức trọng tâm:
- Phần 
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình và tổng hợp.
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: chuẩn bị kết quả sưu tầm ca dao, dân ca.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..............................................................
 7B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
	(Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Để tổng kết hoạt động, sưu tầm ca dao, tục ngữ được giao ở bài 18 ta vào bài hôm nay.
Bước 1: Các tổ thu thập kết quả của từng tổ viên trong tổ.
* Tục ngữ: Về kinh nghiệm tự nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.
* Ca dao: Về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, ca dao than thân,
 châm biếm.
Bước 2: 
- Phân công người phụ trách biên tập (Loại bỏ bớt những câu không đạt yêu cầu).
- Sắp xếp theo vần, chữ cái thành bản tổng hợp tổ.
Bước 3: 
- Trưng bày kết quả sưu tầm của các tổ.
4. Củng cố:
- Việc Các cá nhân, tổ thu thập kết quả có những thuận lợi và khó khăn gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Cá nhân, đại diện tổ học thuộc kết quả sưu tầm được để giờ sau trình bày kết quả trước lớp.
./.
Ngày soạn:26/04/2009 
Ngày dạy:.. 
Tiết 134 Chương trình địa phương
Phần văn và tập làm văn (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Tổng kết hoạt động, sưu tầm ca dao, tục ngữ.	
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho các em ý thức tích cực chủ động trong học tập. 
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày kết quả sưu tầm.	 
B. Kiến thức trọng tâm:
- Phần 
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình và tổng hợp.
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: chuẩn bị kết quả sưu tầm ca dao, dân ca.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..............................................................
 7B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
	(Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Giờ trước các em đã tổng hợp kết quả sư tầm . Giờ này chúng ta đi trình bày và nhận xét về kết quả nay.
Bước 1: 
 Các tổ cử đại diện lần lượt trình bày diễn cảm các văn bản sưu tầm được của tổ mình
Bước 2: 
	Các tổ khác lắng nghe và nhận xét việc sưu tầm và trình bày của các tổ.
=> Giáo viên nhận xét về: Nguồn sưu tầm, ý thức sưu tầm, kĩ năng trình bày, ghi điểm.
4. Củng cố:
- Trong phần trình bày của các tổ, các em thấy câu ca dao – Tục ngữ nào tâm đắc nhất?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị một câu Ca dao – Tục ngữ tâm đắc để giờ sau trình bày trước lớp.
./.
Ngày soạn:26/04/2009 
Ngày dạy:.. 
Tiết 135 Chương trình địa phương
Phần văn và tập làm văn (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Tổng kết hoạt động, sưu tầm ca dao, tục ngữ.	
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho các em ý thức tích cực chủ động trong học tập. 
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thuyết trình một văn bản ca dao – Tục ngữ tâm đắc dưới dạng một bài nghị luận giải thích, chứng minh.	 
B. Kiến thức trọng tâm:
- Phần 
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình và tổng hợp.
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: chuẩn bị kết quả sưu tầm ca dao, tục ngữ, dân ca.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..............................................................
 7B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
	(Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Giờ trước các em đã chọn được một văn bản ca dao, tục ngữ, dân ca tâm đắc. Giờ này chúng ta đi trình bày bài viết của mình dưới dạng một bài nghị luận giải thích, chứng minh.	 
Bước 1: 
 Các tổ cử đại diện lần lượt trình bày diễn cảm bài viết của tổ mình.
Bước 2: 
	Các tổ khác lắng nghe và nhận xét việc trình bày của các tổ.
=> Giáo viên nhận xét về: ý thức chuẩn bị và kĩ năng trình bày. Đưa ra một bài mẫu:
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ:
 	“Một cây làm chẳng lên non.
	Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”
Mở bài: 
- Dẫn dắt: Tinh thần đoàn kết là 1 truyền thống làm nên sức mạnh dân tộc Việt Nam.
- Trích: Truyền thống ấy được đúc kết trong câu tục ngữ “Một cây.....”.
b. Thân bài: 
* Giải thích:
- Nghĩa hẹp: Một cây không thể nên rừng – Ba cây chụm lại thành rừng, thành núi có thể chống chọi với mưa, gió bão.
- Nghĩa rộng: Một cây chỉ sự đơn độc, lẻ loi, ba cây chỉ sự tập hợp đoàn kết - đơn độc, chia rẽ sẽ yếu, tập hợp đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh.
- Câu tục ngữ là bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết.
* Tại sao phải đoàn kết.
- cuộc sống có những vô vàn khó khăn, thử thách, nếu đơn độc sẽ không đủ sức, khả năng vượt qua để vượt qua để đạt mục đích.
- Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh không chỉ về lực lượng, vật chất mà còn tạo nên sức mạnh ý chí, trí tuệ.
- Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
* Làm thế nao để phát huy tinh thần đoàn kết.
- Đoàn kết không có nghĩa là bao che, phải đi liền với đấu tranh không ngừng loại bỏ những phần tử xấu làm trong sạch.
- Luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi lĩnh vực.
* Chứng minh: 
Lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực:
+ Chiến đấu.
+ Lao động.
+ Học tập.
c. Kết bài: 
+ Khẳng định tính chân lí của luận điểm.
+ Bài học.
4. Củng cố:
- Trong phần trình bày của các tổ các em nhận thấy việc chuẩn bị và trình bày còn có hạn chế gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục hoàn thiện bài viết và kĩ năng trình bày cho bản thân.
- Chuẩn bị cho tiết hoạt động ngữ văn.
./.
Ngày soạn:26/04/2009 
Ngày dạy:.. 
Tiết 136
Hoạt động ngữ văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- HS tập đọc to, rõ ràng, đúng dấu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
- Tập viết và trình bày những lời bình về các văn bản nghị luận.
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho các em ý thức tích cực chủ động trong học tập. 
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản nghị luận.	 
B. Kiến thức trọng tâm:
- Phần 
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình và tổng hợp.
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: chuẩn bị bài đọc.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..............................................................
 7B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
	(Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Để có được kĩ năng đọc diễn cảm văn bản nói chung và văn bản nghị luận nói riêng. Chúng ta vào bài hôm nay.
I. Đọc diễn cảm văn bản nghị luận ?(3 văn bản theo yêu cầu SGK).
* Hình thức hoạt động: 
- Các cá nhân tự tập đọc ở nhà.
Chia nhóm tập đọc, tự sửa chữa cho nhau.
* Yêu cầu: 
- Đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng, nhấn mạnh đúng chỗ cần nhấn và biểu hiện tình cảm.
- Không lí nhí, lắp bắp, thể hiện được luận điểm của bài văn các thanh điệu thể hiện bài văn, các thanh điệu thể hiện tình cảm.
- Cử đại diện tổ đọc trước lớp (đại diện khá, giỏi, trung bình, yếu).
+ Nhận xét nêu đọc của các nhóm.
- Sửa chữa bổ sung về cách đọc, cách ngắt nhịp, giọng điệu.
II. Bình, nhận xét về tác phẩm nghị luận:
- Cử đại diện đọc hay nhất lớp thể hiện 1 trong 3 văn bản nghị luận.
- Đại diện HS giỏi làm nêu cảm nhận và bình luận về nội dung văn bản, về cách đọc.
Tổng kết, biểu dương: 
+ Người đọc hay.
+ Người bình hay
4. Củng cố:
- Trong phần của các bạn. Các em thấy việc đọc như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục đọc và trình bày cảm nhận.
- Chuẩn bị cho tiết sau viết các đoạn văn nghị luận
./.
tuần 36
Ngày soạn:03/05/2009 
Ngày dạy:.. 
Tiết 137
Hoạt động ngữ văn(Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Tập viết một số đoạn văn nghị luận và trình bày bài viết của mình.
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho các em ý thức tích cực chủ động trong học tập. 
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng trình bày đoạn văn bản nghị luận.	 
B. Kiến thức trọng tâm:
- Phần 
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình và tổng hợp.
D. Thiết bị dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: chuẩn bị bài.
E. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 7A:..............................................................
 7B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
	(Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Ngoài việc có được kĩ năng đọc diễn cảm văn bản nói chung và văn bản nghị luận nói riêng. Chúng ta cần có kĩ năng nhận xét, đánh giá và trình bày khả năng viết và trình bày đoạn văn nghị luận. Để cóa được kĩ năng đó ta vào bài hôm nay.
I. Đọc diễn cảm văn bản nghị luận:
II. Bình, nhận xét về tác phẩm nghị luận:
III. HS tập viết một số đoạn văn nghị luận:
- Về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Về ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Chia nhóm thảo luận sửa chữa.
Tổng kết, biểu dương: 
+ Người đọc hay.
+ Người bình hay.
+ Đoạn văn viết đúng, hay nhất.
4. Củng cố:
- Trong phần của các bạn. Các em thấy việc đọc, nhận xét và viết đoạn văn như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục đọc và trình bày cảm nhận về các văn bản đã học và đọc thêm.
- Chuẩn bị cho tiết sau: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NV 7 HKII.doc