Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)

MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:

- Củng cố lại lý thuyết về văn nghị luận.

- Vận dụng lý thuyết vào làm một số Bài tập cụ thể.

- Phân biệt với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

A. Ổn định tổ chức lớp (1)

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 20 
 Tiết 76: 
 Tìm hiểu chung về văn nghị luận (Tiếp)
 Ngµy soan: 
 Ngµy dạy: 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh: 
Củng cố lại lý thuyết về văn nghị luận.
Vận dụng lý thuyết vào làm một số Bài tập cụ thể.
Phân biệt với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. 
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
A. Ổn định tổ chức lớp (1’)
B. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Nghị luận có nhu cầu ntn trong đời sống xã hội ? 
? Thế nào là nghị luận? Văn nghị luận ? 
C. Bài mới: 
GV gọi HS đọc văn bản “Cần tìm ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” và trả lời các câu hỏi SGK? 
? Đây có phải là văn bản nghị luận không ? Vì sao? 
? Vấn đề cần giải quyết trong văn bản này là vấn đề gì? 
? Yù kiến đề xuất của tác giả trong văn bản này là gì? 
? Những câu nào thể hiện ý kiến đó? 
? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những lý lẽ nao? Dẫn chứng nào để minh họa ? 
? Em có nhận xét gì về các lý lẽ, dẫn chứng mà tác giả đưa ra ? 
? Vấn đề bài văn nghị luận này nêu lên có nhằm trúng 1 vấn đề có trong thực tế hay không ? 
(HS thảo luận) 
? Em có tán thành với ý kiến của bài viết này không? Vì sao? 
(HS thảo luận à bộc lộ quan điểm của mình) 
GV chốt lại: Một xã hội không thể tồn tại những thói quen xấu. 
GV Yêu cầu HS theo dõi VD2 “Hai biển hồ” 
? Văn bản này là văn bản tự sự hay nghị luận? Vì sao? 
? Văn bản này có mấy đoạn? Mỗi đoạn trình bày theo phương thức nào? 
- Phần đầu à muông thú, con người chủ yếu là tự sự (kể về 2 biển hồ lớn ở palextin) 
- Phần sau: Còn lại viết mang tính chất, nghị luận 
(Dùng lý lẽ, dẫn chứng để nêu một chân lý của cuộc sống: con người phải biết sống chan hòa với mọi ngừơi) 
II. Luyện tập (35’)
1Bầi tập 1 (9-10)
Văn bản cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. 
a. Đây là văn bản nghị luận vì: 
- Nhan đề nêu 1 ý kiến, 1 luận điểm 
- Tác giả xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm: cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống xã hội.
à Vấn đề cần giải quyết: xóa bỏ thói quen xấu, hình thành thói quen tốt trong đời sống xã hội. 
b. Ý kiến đề xuất của tác giả 
Chốnglại thói quen xấu à tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. 
- Lý lẽ: 
+ Có thói quen tốt, xấu 
+ Có người biết... sửa 
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. .. 
- Dẫn chứng: 
+ Thói quen tốt: dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách... 
+ Thói quen xấu: hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, mất vệ sinh.
c. Đây là vấn đề ta thường thấy trong thực tế đời sống xã hội. 
2. Bai tập 2 (10-11)
- Văn bản: “Hai biển hồ) 
Là văn bản kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ lớn có ý nghĩa tượng trưng, từ đó mà nghĩ đến hai cách sống của con người. 
C. Củng cố: (3’)
Nhắc lại khái niệm về văn nghị luận
Đặc điểm của văn nghị luận: dùng lý lẽ + dẫn chứng
Kết hợp giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm với nghị luận. 
DHướng dẫn về nhà (2’)
Học thuộc bài (ghi nhớ) 
Xem lại các bài tập đã sửa.
Chuẩn bì bài: ĐẶC ĐIỂM của văn bản nghị luận, chú ý tìm hiểu thế nào là: 
+ Luận điểm ? 
+ Luận cứ ? 
+ Lập luận ? 
+ Mối quan hệ giữa luận điểm, luận cứ, lập luận như thế nào? 
IV . Rut kinh nghiệm
________________________
 Tuần 20 Tiết 77:
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
 Ngày soạn:8/1/20089
 Ngày dạy: /1/2009 
 I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Giúp học sinh :
Hiểu nội dung , ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng ) của những câu tục ngữ trong bài học .
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
Rèen kĩ năng phân tích nghĩa đen ,nghĩa bĩng của tục ngữ , biết vân dụng những lời khuyên ,những kinh nghiệm quý của tục ngữ vào cuộc sống 
IICHUÅN BỊ :
Giáo viên : Nghiên cứu bài trong SGK ,SGV 
Học sinh : Chuẩn bị trước bài .
III TIẾN TRÌNH LÊÊÊN LỚP 
A Ổn định tổ chức lớp (1’)
 B Kiểm tra bài cũ :(4’)
Nhắc lại thế nào là tục ngữ ?
Hãy đọc lại các bài tục ngữ mà em đã học thuộc chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Cho biết nội cdung và nghệ thuật của câu tục ngữ thứ ba.
 C Giới thiệu bài mới :
Như cacù em đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ở tiết học trước, các em đã đi vào tìm hiểu một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Hôm nay, các em sẽ đi vào tìm hiểu một số câu tục ngữ nói về con người và xã hội 
- Giáo viên đọc mẫu gọi 1, 2 em đọc lại - Cho học sinh đọc chú thích trang 12 sgk.
?Căn cứ vào nội dung câu tục ngữ ,ta có thể chia các câu tục ngữ làm mấy nhóm ?
-Chia 3 nhóm : 3 câu đầu : Tục ngữ về phẩm chất con người 
 -3 câu tiếp : Tục ngữ về vấn đề học tập 
 -3 câu kết :Tục ngữ về cách quan hệ ứng xử Hs đọc câu 1?Em có nhận xét gì về cách gieo vần của câu tục ngữ ? Gieo vần lưng người -mười 
?Em hiểu thế nào vè mặt người ,mặt của mà câu tục ngữ nêu ra ? (xem chú thích )
 Nghệ thuật trình bày của câu tục ngữ này có điều gì đáng lưu ý ?
+ cách dùng từ’’’ mặt người” , “mặt của “là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu, đồng thời tạo nên điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc, người nghe chú ý .
 + Hình thức so sánh, với những đối lập đơn vị chỉ số lượng ( một >< mười , khẳng định sự quý giá của người so với của )
(?) Theo em , câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta điều gì 
(?) Em có đồng tình với nhận xét của người xưa không ? Tại sao 
GV ,Không phải là nhân dân không coi trọng của, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải. Con người là nhân tố quyết định trong mọi việc. “Người làm ra của chứ của không làm ra người “.
?Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong những trường hợp nào? 
- Phê phán trường hợp coi của hơn người .
 -An ủi những trường hợp gặp điều không may xảy ra .”Của đi thay người ‘’
 -Quan niệm trong sinh đẻ : Nhiều con 
?Tìm những câu tục ngữ có nội dung cùng nói về giá trị con người ?
- Người làm ra của chứ của không làm ra người.
- Người sống hơn đống vàng.
- Người ta là hoa đất.
(?) Em hiểu gì về câu tục ngữ này ?
Cái gì thuộc hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó.
 GV :Câu này có hai nghĩa :
- Răng và tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe con người.
- Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người . Suy rộng ra những cái gì thuộc hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó .
 * Đó là vẻ đẹp hình thức dễ thấy của con người ,nó có thể tạo sự duyên dáng hay thô kệch về hình thức .
?Từ câu tục ngữ đân gian muốn truyền dạy cho ta kinh nghiệm gì ?
 ? Câu tục ngữ khuyên nhủ ,nhắc nhở ta điều gì ?
*Câu tục ngữ làkinh nghiệm về cách nhìn nhận đánh giá hình thức con người
 - Khuyên nhủ nhắc nhở mọi người cần giữ gìn ,chăm sóc hàm răng mái tóc để làm tăng thêm vẻ đẹp hình thức .
?) Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong các văn cảnh nào ?
 Sử dụng trong trường hợp :
- Khuyên nhủ, nhắc nhở, con người
- Khuyên nhủ, nhắc nhở, con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch và đẹp
- Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân
Hsđọc câu 3 
Nghệ thuật trình bày của câu tục ngữ này có điều gì đáng lưu ý .- Dùng vần lưng ( sạch rách )và nhịp 3/3 đối rất hoàn chỉnh 
?Với cách thể hiện đó ,em hiểu gì về nội dung câu tục ngữ?
Đói và rách thể hiện sự khó khăn , thiếu thốn vể vật chất ( thiếu ăn , thiếu mặc ) 
 Sạch, thơm chỉ những điều con người cần phải đạt, phải giữ gìn , vượt lên trên hoàn cảnh.
 Nghĩa đen : Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho.
 Nghĩa bóng : Dù nghèo khổ , thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch , không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
Nghệ thuật trình bày của câu tục ngữ này có điều gì đáng lưu ý Câu tục ngữ có hai về, đối rất chỉnh ( đối vế, đối từ ) . các từ đói rách, sạch thơm vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa 2 vế của câu .
 ?Như vậy bài học em rút ra từ câu tục ngữ là gì ?
 GVHai vế của câu có kết cấu đẳng lập nhưng bổ sung nghĩa cho nhau: dù nói về cái ăn hay cái mặc, đều nhắc người ta giữ gìn cái sạch và thơm của nhân phẩm cả của đạo đức , nhân cách trong những tình huống dễ sa trượt . Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người phải có lòng tự trọng 
? Tìm những câu tục ngữ khác cũng nói về vấn đề này ?
 “Giấy rách phải giữ lấy lề 
?Nghệ thuật trình bày của câu này có điều gì đáng lưu ý?
 Câu này có 4 vế . các vế vừa có quan hệ dẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau .
?Em hiểu vì sao câu tục ngữ lại đề cập đến vấn đề :học ăn ,học nói ?- Cách ăn nói thể hiện trình độ văn hoá ,nếp sống tính cách ,tâm hồn con người .cần phải rèn luyện cách ăn nói suốt đời .
GV- Học ăn , học nói : nghĩa của hai vế này , chính tục ngữ đã giải thích cụ thể và khuyên nhủ đó là “ Aên trông nồi, ngồi trông hướng “ , “ Ăn nên đọi ( bát ), nói nên lời “, “ Lời nói gói vàng “, “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau “, “ Im lặng là vàng “.
Học gói, học mở : không chỉ hiểu theo nghĩa đen ( chuyện gói, mở gói nước chấm trong những gia đình giàu sang của Hà Nội xưa ) mà suy rộng ra còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác ( mở lời, gói lời )
 ?Theo em cái hay của ca ... ùi là gì ?- Lòng biết ơn 
? Hãy tìm nghĩa đên nghĩa bóng của câu tục ngữ ?
Nghĩa đen: Khi ta được thưởng thức trái cây mà người khác trồng thì ta phải ghi nhớù, biết ơn công lao người trồng nên nó 
Nghĩa bóng :Khi ta hưởng thụ một thứ thành quá nào , thì ta phải biết ơn người làm ra thành quả đó . 
Gv Thành quả mà câu tục ngữ nói đến có thể hiểu ở rất nhiều lĩnh vực : Công ơn cha mẹ , thầy cô , bè bạn , ơn Đảng Bác Hồ các anh hùng liệt sĩ các the áhệ cha ông ...
? Đề cập đến vấn đề này câu tục ngữ nhằm mục đích gì ?
- Câu tục ngữ là một bài học đạo lý làm người 
? Có thể sử dụng câu tục ngữ này trong những trường hợp nào 
 Để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà; tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo hoặc để nói về lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ đất nước .
? Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự ?
- Uống nước nhớ nguồn ...
? Đọc câu tục ngữ ? Câu tục ngữ thể hiện bằng thể thơ gì? ( Lục bát )
? Em hiểu như thế nào về những hình ảnh “ Một cây , Ba cây , hòn núi cao mà câu tục ngữ sử dụng .
 Một cây : chỉ sự lẻ loi, đơn độc
 Ba cây mà lại chụm lại tạo thế vững chãi, khó lay chuyển
 Chụm lại : chỉ sự gắn bó, đoàn kết
? Nghệ thuật trình bày của câu tục ngữ này có gì đáng lưu ý 
- Dùng những hình ảnh ẩn dụ , những số từ để tạo ra cách nói thậm xưng . - Dùng từ ngữ khẳng định, phủ định, hình ảnh ẩn dụ , sự đối lập giữïa hai vế
? Qua cách nói đó câu tục ngữ giúp em rút ra bài học gì ?
Gv câu tục ngữ này nhắc nhở mọi người Biết hợp sức đồng lòng sẽ tạo nên sức mạnh , sẽ làm nên nhiều việc lớn .
? Tìm những câu tục ngữ khác cũng thể hiện nội dung đó ?
- Đoàn kết là sức mạnh vô địch 
- Đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết
I-Đọc và tìm hiểu chú thích 
 (SGK trang 12 )( 5’)
II-Tìm hiểu văn bản (25’)
Câu 1 : Một mặt người bằng mười mặt của 
- Khẳng định tư tưởng coi trọng con người. Con người là vốn quý nhất, quý hơn mọi của cải trên đời. Người quý hơn của, quý gấp bội lần .
Câu 2 : Cái răng ,cái tóc là góc con người 
*Câu tục ngữ làkinh nghiệm về cách nhìn nhận đánh giá hình thức con người
 - Khuyên nhủ nhắc nhở mọi người cần giữ gìn ,chăm sóc hàm răng mái tóc để làm tăng thêm vẻ đẹp hình thức .
Câu 3 :Đói cho sạch , rách cho thơm 
*Câu tục ngữ là lời nhắc nhở với mọi người rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải luôn giữ gìn phẩm giá ,nhân cách 
Câu 4 :Học ăn ,học nói ,học gói ,học mở .
*Câu tục ngữ nhắc nhở mọi ngưởi :Trong cuộc sống ,phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức con người có văn hoá, nhân cách. 
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên 
 Nhấn mạnh vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn , giúp đỡ học sinh học tập 
*Nhắc nhở mọi người phải biết kính trọng thầy ,biết ơn thầy cô dạy dỗ .
Câu 6 Học thầy không tày học bạn 
* Câu tục ngữ cho ta một lời khuyên quý giá : Ngoài việc học ở thầy cần khiêm tốn học hỏi ở bạn bè thì hiệu quả học tập mới cao được .
Câu 7 : Thương người như thể thương thân 
Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình 
- Đó là bài học về lòng nhân ái 
Câu 8 :Ăên quả nhớ kẻ trồng cây 
Câu tục ngữ đươa ra một lời khuyên :khi được hưởng thành quả (nào đó) , phải nhớ đến người đã có công người làm ra thành quả cho mình hưởng thụ .
Câu 9 
Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
*Câu tục ngữ nêu ra một chân lý, một bài học về sự đoàn kết : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh và sẽ làm nên được nhiều việc lớn 
. III Tổng kết : (6’)
1 . Nghệ thuật ? Các câu tục ngữ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
- So sánh , ẩn dụ , tạo các vế đối , cách nói thậm xưng 
- Cách nói ngắn gọn ,dễ nhớ .
- Dùng từ đặt câu linh hoạt dễ nhớ 
 2. Nội dung : ? Em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất từ những câu tục ngữ trên ?
- Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét , lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần có 
- Những câu tục ngữ này là những chân lý đúng dắn , là những bàihọc làm người mà ông cha xưa muốn khuyên răn nhắc nhở mỗi chúng ta .
DCủng cố : (3’)
 -Đọc lại cả 9 câu tục ngữ . ?Trong văn bản ,em thích câu tục ngữ nào nhất ? Vì sao ?
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa ,trái nghĩa với những câu tục ngữ được học ?
 E Hướng dẫn về nhà (1’) -Học thuộc 9 câu tục ngữ ,nắm chắc bài học mà mỗi câu tục ngữ đã nêu ra -Tìm trong tục ngữ những câu có nội dung đồng nghĩa hoặïc trái nghĩa 
?Viết một đoạn văn về một tình huống có sử dung một trong số những câu tục ngữ đã học để nêu một lời khuyên với ngươiø cùng giao tiếp 
IV Rút kinh nghiệm 
____________________________
Tuần 20 Tiết 78: 	
 Rút gọn câu
 Ngày soạn:8/1/2009 
 Ngày dạy /1/2009
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh: 
Nắm được khái niệm thế nào là rút gọn câu và cách rút gọn câu.
Hiểu tác dụng của việc rút gọn câu khi nói, viết. 
Có kĩ năng chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại. 
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
A Ổn định tổ chức lớp (1’)
B. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS. 
C. Bài mới: 
GV giới thiệu bài mới 
GV Chép các VD1(a,b) lên bảng phụ và hướng dẫn HS theo dõi. 
? Cấu tạo của 2 câu 1(a,b) có gì khác nhau ?
Câu a: Không có Chủ ngữ 
Câu b: Có chủ ngữ 
? Tìm từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong VD1(a) (Chúng ta, người Việt Nam, chúng em...) 
? Theo em vì sao chủ ngữ trong câu a lại bị lược bỏ (HS thảo luận)
(Đây là câu cầu khiến có ý khuyên mọi người cùng thực hiện à Chủ ngữ bị lược bỏ) 
? Hãy xác định 2 bộ phận có trong câu ở VD(b)
? Tại sao em có thể xác định được ? 
(Đặt câu hỏi ai? Thế nào?) 
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp VD4(a,b) theo cách tương tự như trên. 
GV kết luận: Ta gọi những câu 1(a); 4(b) là câu rút gọ (tỉnh lược).
? Vậy em hiểu thế nào là câu rút gọn? Cho VD ? 
HS đọc ghi nhớ 1 (15) 
GV cho HS đọc VD SGK (15)
? Em hãy nhận xét những câu in đậm em vừa đọc thiếu thành phần nào ? 
(Thiếu thành phần chủ ngữ) 
Có nên rút gọn như vậy không ? Vì sao? (Không nên rút gọn như vậy làm cho người đọc, ngừơi nghe khó hiểu ) 
? Em nào có thể khôi phục lại câu đó cho đầy đủ ? 
(Sáng chủ nhật... vui. Một số bạn chạy loăng quăng. Một số bạn nữ chơi nhảy dây. Xa xa, một số bạn nam chơi kéo co).
HS đọc tiếp VD2 (II)
? Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con qua câu in đậm trong VD em vừa đọc ? (Không lễ phép)
? Vậy theo em ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn in đậm để thể hiện thái độ lễ phép của con người ? (“dạ thưa” vào câu đầu; “dạ” vào cuối câu sau).
GV lưu ý HS: Không nên rút gọn câu đối với người lớn, người bề trên (ông, bà, cha, mẹ...). Nếu dùng phải kèm theo tình thái từ.
? Hãy phân tích VD sau: 
- Đêm ! Trời không trăng nhưng đầy sao. (Đây là câu đặc biệt)
? Vậy giữa câu đặc biệt và câu rút gọn có gì khác nhau ? 
(Câu đặc biệt do 1 thành phần chính tạo nên, không khôi phục lại được “không thêm được thành phần nào cả”).
VD: .... Gió mưa... não nùng.... 
(Câu rút gọn có thể xác định được thành phần có mặt nhưng là vắng mặt chứ không phải là không có thể khôi phục được) 
VD: 	Những ai là HS giỏi lớp 7A4.
	Hùng, Thảo, An. (Lược bớt VN)
? Qua phần tìm hiểu các VD trên, các em hãy cho biết khi rút gọn câu, ta cần chú ý những điều gì ? 
- GV gọi HS lên bảng làm.
I. Thế nào là rút gọn câu ? (15’)
VDa: Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. 
à Câu chưa rút gọn.
VDb: Học ăn, học nói, học gói, học mở à Câu rút gọn CN. 
VDc: Hai người đuổi theo nó. Rồi ba người, bốn người, sáu bảy người.
à Câu rút gọn VN.
VDd: 	- Bao giờ cậu đi Hà Nội?
	- Ngày mai 
à Câu rút họn cả chủ ngữ – Vị ngữ 
* Ghi nhớ (tr15)
II. Cách dùng câu rút gọn (10’)
VD1: Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui.
* Chạy loăng quăng. Nhảy dây. (Câu rút gọn) 
à Không nên rút gọn vì người đọc, người nghe không hiểu đầy đủ nội dung câu nói.
VD2: Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
- Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ? 
- Bài kiểm tra toán. (Câu rút gọn)
à Không nên rút gọn vì câu cộc lốc, không lễ phép.
à Sửa: (Dạ thưa!) Bài kiểm tra toán ạ ! 
* Ghi nhớ 2 (15)
- HS đọc ghi nhớ 2 (15) 
- Lớp nhận xét, GV sửa. 
III. Luyện tập: (15’)
1. BT1 (15): Xác định yêu cầu của bài tập (3yêu cầu )
?Muốn thực hiện từng yêu cầu ta làm thế nào ?hãy thực hiện các yêu cầu của bài tập ?
Gợi ý :Các câu TN là câu rút gọn là câu b, c à Rút gọn CN làm cho câu văn ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn.
 2. BT2 (16-17): Tìm câu rút gọn và khôi phục lại. 
a) Bước tới Đèo Ngang ... 	à Tôi bước tới Đèo Ngang... 
- Dừng chân đứng lại... 	à Tôi dừng chân đứng lại.
b) Đồn rằng ... 	à Người ta đồn rằng...
- Cưỡi ngựa... 	à Quan cưỡi ngựa...
- Ban khen ... 	à Vua ban khen...
- Đánh giặc... 	à Quan đánh giặc... 
3. BT3: Gợi ý 
Cậu bé và người khách hiểu nhầm vì: Dùng nhiều câu rút gọn.
- “Mất rồi” (Đứa bé mất tờ giấy, ông khách nghĩ là bố đứa bé mất) 
D. Củng cố: (3’)
Thế nào là câu rút gọn ?
Khi rút gọn cần lưu ý điều gì ? 
Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn ? 
E Hướng dẫn về nhà (1’) 
 Học kĩ bài + Ghi nhớ.
Làm các bài tập còn lại.
Tìm hiểu bài mới: Câu đặc biệt.
IV Rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 21.doc