Phần I: Giới thiệu về tục ngữ:
1. Khái niệm tục ngữ:
- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn lưu truyền trong dân gian, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm cua rnhân dân về mọi mặt như : tụ nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội
- Về hình thức: mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý hoàn chỉnh. Câu tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc, bền vững về kết cấu “ Một câu tục ngữ còn ngắn hơn cả mũi con chim”- Tục ngữ dân gian Nga, “ Tục ngứ có bao nhiêu là ý nghĩa, bao nhiêu là hiện tượng phong phú và tất cả bao nhiêu thứ đó được trồng trên một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp làm sao”- Ô dê rốp, “ Những lời nói trần trụi không phải là tục ngữ”- Tục ngữ Nga.
Tuần :20 TỤC NGỮ-TRÍ TUỆ DÂN GIAN,KHO TÀNG VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI, VỐN QUí VỀ NGHỆ THUẬT NGễN TỪ Phần I: Giới thiệu về tục ngữ: Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn lưu truyền trong dân gian, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm cua rnhân dân về mọi mặt như : tụ nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội Về hình thức: mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý hoàn chỉnh. Câu tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc, bền vững về kết cấu “ Một câu tục ngữ còn ngắn hơn cả mũi con chim”- Tục ngữ dân gian Nga, “ Tục ngứ có bao nhiêu là ý nghĩa, bao nhiêu là hiện tượng phong phú và tất cả bao nhiêu thứ đó được trồng trên một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp làm sao”- Ô dê rốp, “ Những lời nói trần trụi không phải là tục ngữ”- Tục ngữ Nga. Về nội dung tư tưởng: tục ngữ thể hiện những kinh nghiện của nhân dân về mọi mặt. Nói đến tục ngữ phải chú ý đến cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu trưng. Về sử dụng: tục ngữ được nhân dân vận dụng vào mọi khía cạnh của đời sống, nó giúp nhân dân có được kinh nghiệm để nhìn nhận ứng xử, thực hành vào đời sống; trong ngôn ngữ tục ngữ làm đẹp, làm sâu sắc thêm lời nói. Tri thức trong tục ngữ là kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng; thậm chí có những kinh nghiệm đã lạc hậu. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao: a, Phân biệt tục ngữ với thành ngứ: - Giống nhau: Tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị đã có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều dùng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. - Khác nhau: Thành ngữ thường là những đơn vị tương đương như từ, mang hình thức cụm từ cố định còn tục ngữ là câu hoàn chỉnh. Thành ngữ có chức năng địng danh- gọi tên sự vật, gọi tên tính chất, trạng tháihay hành động của sự vật hiện tượng còn tục ngữ diễn đật trọn vẹn một phán đoán hay kết luận, một lời khuyên. Do đó, mộtt đơn vị thành ngữ chưa thể coi là một văn bản trong khi mỗi câu tục ngnữ được xem như một văn bản đặc biệt, một tổng thể thi ca nhỏ nhất- R. Gia cốp xơn b, Phân biệt tục ngữ với ca dao: - Giống nhau: Đều là những sáng tác dân gian - Khác nhau: + Tục ngữ là câu nói còn ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của những bài dân ca. Tục ngữ thiên về lí trí, ca dao thiên về trữ tình. Tục ngữ diễn đạt kình nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người. Chú ý: có những trường hợp rất khó phân biệt, nên coi đây là hiện tượng trung gian. Các chủ đề chính của tục ngữ: GV giới thiệu theo cuốn Tục ngữ, ca dao Việt Nam: Tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết Tục ngữ về lao động sản xuất Tục ngữ về con người với các mối quan hệ Tục ngữ về kinh nghiệm ứng xử Tục ngữ về quan hệ làng xóm láng giềng 4.Bài tập vận dụng: B1:Giải thích ngắn gọn các câu tục ngữ đã được học B2: Sưu tầm thêm các câu tục ngữ theo chủ đề. Phần II: Bài tập về tục ngữ Bài 1: Trắc nghiệm: Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ? Là một thể loại văn học dân gian Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt Là những câu nói giãi bày đời sống tính cảm phong phú của nhân dân Câu nào sau đây không phải là tục ngữ? a. Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét. b. Ruộng cả ao liền. c. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. d. Tấc đất tấc vàng. 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? a. Đói cho sạch, rách cho thơm. b. Đói cơm rách áo c. No cơm ấm áo d. Khố rách áo ôm 4. Em hiểu câu tục ngữ “ Mau sao thì nắng, vứng sao thì mưa” như thế nào? a. Đây là một kinh nghiệm rút ra từ quan sát thực tiễn: đên nào trời nhiều sao, ngày hôm sau sẽ nắng; đêm nào trời ít sao ngày hôm sau sẽ mưa. b. Câu tục ngữ có ý nghĩa giúp con người có ý thức biết quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết , sắp xếp công việc. c. Kinh nghiệm này không phải luôn luôn đúng. d. Cả ba ý trên. 5. Câu tục ngữ nào sau đây đồng nghĩa với câu “ Tháng babỷ kiến bò, chỉ lo lại lụt” ? a. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. b. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. c. Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới. d. ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước. Bài 2: Giải thích ngắn gọn một số câu tục ngữ về thời tiết. HD: Làm bài theo bố cục 3 phần: + Mở bài : Giới thiệu chung về nhóm câu tục ngữ + Thân bài: Giải thích các câu tục ngữ theo nhóm ý, có liên hệ mở rộng. + Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của chúng. Nội dung theo kiến thức đã học. Yêu cầu: HS viết bài, đọc bài trước lớp. Bài 3: Giải thích một số câu tục ngữ nói về việc học: ăn vóc, học hay. Có học mới hay, có cày mới biết. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Không cày không có thóc, không học không biết chữ. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn. HD: Viết theo bố cục ba phần. Nội dung: C1: Có ăn mới có lớn, có khoẻ; có học mới có hiểu. C2: Học đi đôi với hành, học văn hoá kết hợp với lao đọng sản xuất. C3: Muốn biết, muốn giỏi thì phải hỏi những người có hiểu biết hơn mình Bài 4: Giải thích và bình luận câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. HD: Kiểu bài: Giải thích và bình luận một câu tục ngữ. Vấn đề càn giải quyết: hưởng thụ và biết ơn. Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ. Thân bài: Giải thích câu tục ngữ: Nghĩa đen , nghĩa bóng. Bàn luận về ý nghĩa của nó, phê phán thói vong ân bội nghĩa. Kết bài: Liên hệ bản thân. Tuần 21 TèM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN Đặc điểm của bài văn nghị luận Phần I: Tìm hiểu chung về văn nghị luận: Lý thuyết cơ bản: Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí Văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chúng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài viết phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Bài tập: Bài 1: GV nêu văn bản: Hai biển hồ Tổ chức cho HS Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản này: Đây có phait là một văn bản nghị luận không? Luận điểm chính ở đây là gì? Luận điểm ấy được triển khai qua các lập luận nào? Các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng có tác dụng gì? Văn bản sử dụng cách nghị luận trực tiếp hay gián tiếp? Bài 2: Dựa vào các văn bản mẫu, em hãy tự viết một văn bản nghị luận ngắn với nội dung thảo luận về nhiệm vụ học tập của người học sinh để phát biểu trong giờ sinh hoạt lớp. HD:HS tự làm theo ý kiến của mình, GV và hS khác nhận xét. Hướng làm : Có lời giới thiệu. Nội dung thảo luận: + Đánh giá về ý nghĩa của việc học tập đối với tương lai của người học sinh và tương lai của đất nước. + Nêu lên nhiệm vụ học tập của người học sinh có liên hệ đến việc tự xác định nhiệm vụ học tập của cá nhân mình. + Nêu cách thức, phương pháp học tập hiệu quả có liên hệ với quá trình tự học của bản thân. + Mong muốn các bạn cùng cố gắng học tốt. Lời cảm ơn. Phần II: Đặc điểm của bài văn nghị luận: I/ Lý thuyết cơ bản: Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thẻ có một luận điểm chính và nhiều luận điểm phụ. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, đựơc diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đắp ứng nhu càu thực tế thì mới có sức thuyết phục . Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật , đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. II/ Bài tập: Cho bài văn: Học thầy học bạn ? Hãy xác định luận điểm, luận cứ, lập luận? HD: HS đọc bài văn Thảo luận để trả lời câu hỏi Nhận xét về hệ thống luận điểm, luận cứ đã được sử dụng? Em có thể xác định thêm các luận điểm phụ nào? Bài 2: Xác định hệ thống luận điểm cho đề bài sau: Việc học tập của học sinh. HD: Kiểu bài: Nghị luận Vấn đề nghị luận: Việc học tập của học sinh. Các luận điểm cần có: + LĐ1: ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh nói chung. + LĐ2: Nhiệm vụ học tập của người học sinh như thế nào? + LĐ3: Người học sinh nên học tập như thế nào? + LĐ4: Bản thân em đã rèn luyện như thế nào? + LĐ5: Phê phán thái độ học sai như thế nào? Khuyên các bạn ra sao? Kiến thức : Có thể vận dụng những kiến thức thực tế và trong văn chương, sách báo. Tuần 22: câu rút gọn, câu đặc biệt thêm trạng ngữ trong câu Phần I: Bài tập về câu rút gọn, câu đặc biệt. I/ Kiến thức cơ bản: Câu rút gọn: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu nhằm những mục đích như sau: + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người khi lược bỏ chủ ngữ. Khi dùng câu rút gọn cần chú ý: + Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, hiểu không đầy đủ về câu nói. + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. Câu đặc biệt: Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu đặc biệt thường được dùng để: + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; + Bộc lộ cảm xúc; + Gọi đáp. Chú ý: Rút gọn câu là một trong những thao tác biến đổi câu thường gặp trong nói hoặc viết, nhằm làm cho câu gọn hơn.Các thao tác biến đổi câu khác được giới thiệu trong chương trình là: mở rộng câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Việc lược bỏ các thành phần trong câu để rút gọn phải tuỳ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể. Nguyên tắc chung là rút gọn câu phải đảm bảo không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai câu nói. Thao tác rút gọn câu có thể đêm lại những câu vắng thành phần chính như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc vắng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Tuy nhiên cần phân biệt câu rút gọn với câu sai htường gọi là câu què. Cần phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. Một số câu rút gọn có thể xuất hiện dưới dạng không có chủ ngnữ, vị ngữ hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ , tuy nhiên câu rút gọn khác với câu đặc biệt ở những đặc điểm sau: + Đối với câu rút gọn có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn, làm cho câu có cấu tạo chủ ngữ. vị ngữ bình thường. ... . Gà nhảy ổ: hoạt động đòi đẻ trứng của gà mái b. Đây là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. c. HS tự viết. Bài 5: Đến năm 1982, đất nước đã thống nhất, nhưng nhiều người lính cụ Hồ vẫn chưa rời tay súng, ngày đên canh giữu ngoài đảo xa. Nhag thơ Trând Đăng Khoa là một người lính đảo Trường Sa, Trong bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, có viết: Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời Ôi , ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên cát Giãy giụa tơi bời trên cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào ểp miệng vào tay, chúng tôi sẽ gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo .. a. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? Các nghệ thuật chủ đạo được sử dụng ? b. Xác định bố cục của đoạn thơ? Nêu tiêu đề cho từng đoạn? c. Chọn một đoạn em thích nhất, phát biểu cảm nghĩ? HD: a. - PTBĐ: Biểu cảm - Nghệ thuật chủ đạo: So sánh ẩn dụ Nhân hóa b. Bố cục: 3 phần: - P1: Nỗi khao khát đợi mưa của các chiến sĩ - P2: Niềm vui sướng khi có mưa rơi - P3: ý chí kiên cường của các chiến sĩ c. HS tự chọn đoạn văn và viết bài cảm nhận. Tuần 28 các văn bản nghị luận 1,Các văn bản nghị luận đã học: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh) - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai) - Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng) - ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh) Bài 1: Làm các câu hỏi trắc nghiệm ( trong sách : Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Tập 2) Bài 2: Lập lại dàn ý để phân tích bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. HD: - Mở bài: Dẫn dắt để nêu được văn bản. - Thân bài: + Lời nhận định khái quát về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Chứng minh cụ thể những biểu hiện của tinh thần yêu nước: trong lịch sử, trong thời hiện tại. + Bàn về ý thức, trschs nhiệm của chúng ta. - Kết bài: Khái quát lại cảm xúc của mình. Bài 3: Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. HD: - Viết đúng yêu cầu một đoạn văn. - Nội dung: Thể hiện được suy nghĩ của mình về tiếng Việt. - HS viết đoạn văn, đọc trước lớp, nhận xét và chữa. Bài 4: Viết đoạn văn chứng minh để triển khai luận điểm sau: “ Bác Hồ rất giản dị trong giao tiếp với mọi người” HD: - Viết đúng yêu cầu một đoạn văn. - Nội dung: Lấy các dẫn chứng trong đời sống của Bác. Bài 5: Hoài Thanh đã nhận định như thế nào về ý nghĩa của văn chương? theo em, nhận định đó có đúng không? HD: - Nhận định về ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh: Văn chương khơi nguồn sự sống, văn chương khơi những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có. - Nhận định này là đúng . 2,Đề VD Câu 1: Trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Người ta kể chuyện đời xưa,. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca” a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? A. Sự giàu đẹp của tiếng Việt B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta C. ý nghĩa văn chương D. Đức tính giản dị của Bác Hồ b. Phương pháp lập luận của đoạn văn trên là? A. Chứng minh B. Chứng minh kết hợp với giải thích C. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận D. Giải thích .. Câu 2: Hãy tóm tắt một cách ngắn gọn bố cục của văn bản “ Tinh thần yêu nước của văn chương” HD: - Khái quát về tinh thần yêu nước của dân tộc ta , đó là một truyền thống quí báu. - Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước: + Trong lịch sử + Trong hiện tại - Trách nhiệm của chúng ta Câu 3: Giải thích ý nghĩa câu tục ngnữ: “ Mau sao trời nắng, vắng sao trời mưa” HD: - Giải thích nghĩa đen - Giải thích nghĩa bóng - Cơ sở thực tế - ý nghĩa vận dụng ( HS tự làm) HS về làm các bài khác theo sách. Tuần 29 chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Sử dụng cụm chủ - vị để mở rộng câu Phần I: Bài tập về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động I/ Kiến thức cơ bản: - Câu chủ động: là câu có chủ ngữ là người, vật thực hiện hành động hướng vào người, vật khác. - Câu bị động: là câu có chủ ngữ là người, vật chịu sự tác động của hành động do người, vật khác tác động vào. - Tác dụng của việc chuển đổi: tạo mối liên kết chặt chẽ trong câu. - Cách thức chuyển đổi: + Chuyển từ ( cụm từ) là đối tượng của hành đông lên đầu câu và thêm từ bị hoặc được vào ngay sau từ đó. + Chuyển từ ( cụm từ) là đối tượng của hành động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến chủ thể của hành động thành một bộ phận không cần thiết trong câu. II/ Bài tập: Bài 1: Chuyển mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai cách khác nhau: a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. HD: Ví dụ: a. – C1: Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ thứ XIII. - C2: Ngôi chùa ấy đã được xây từ thế kỉ thứ XIII. Bài 2: Đặt 5 câu chủ động rồi chuyển thành các câu bị động tương ướng theo những cách khác nhau. HD: Ví dụ: - Mẹ cho tôi chiếc áo. Chuyển : Tôi được mẹ cho chiếc áo. Tôi được cho áo. Phần II: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: I/ Lí thuyết : Khi nói hoặc viết, có thể ding những cụm từ có hình thức giống câu đơn hai thành phần, gọi là cụm chủ vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. Các thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ của cụm từ đều có thể được cấu tạo bởi cụm C-V II/ Bài tập: Bài 1: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong các câu sau đây và cho biết trong mỗi câu, chúng làm thành phần gì? Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình. Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoặc bốn mùa. ( HS tự làm) Bài 2: Mỗi câu trong tong cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng, hãy gộp các caau cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần mà không thay đổi ý nghĩa chính của chúng. Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định: “ Cái đẹp là cái có ích”. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của con người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc. Cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng câu mở rộng thành phần bằng cụm chủ- vị. ( HS tự làm) Tuần 30 Luyện tập cách làm bài văn giải thích Đề 1: Hãy giải thích câu ca dao sau đây: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. HD: Kiểu bài: Nghị luận giải thích Vấn đề nghị luận: ý nghĩa câu tục ngữ. Dàn ý: Mở bài: - Dẫn dắt từ những bài học kinh nghiệm được gửi gắm trong tục ngữ Nêu ra câu tục ngữ Thân bài: Giải thích nghĩa đen câu tục ngữ: Lời nói là vốn ngôn ngữ có sẵn mọi người có thể sử dụng không mất tiền mua vì thế cần sử dụng lời nói sao cho hợp ý người nghe. Nghĩa hàm ẩn : Là bài học khuyên con người về cách sử dụng lời nói trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất Lời nói thể hiện trình độ văn hoá, trình độ ứng xử của con người, là biểu hiện của nhân cách con người. Những kẻ không biết lựa lời mà nói là người dùng những cách nói thô tục, thiếu thiện chí trong giao tiếp sẽ gây ra mối quan hệ xấu. Con người nên sử dụng lời nói như thế nào? Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khác với thái độ xuê xoa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh, nể nang Kết bài: Khái quát lại giá trị của vấn đề, liên hệ bản thân. Đề 2: Hãy giải thích và phát biểu cảm nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Kiểu bài: Nghị luận Vấn đề nghị luận: Lời dạy của Bác Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề Thân bài: Giải thích câu nói Phát biểu suy nghĩ của mình. Nêu cách thực hiện lời dạy của Bác. Kết bài: Khái quát lại gía trị của vấn đề. Tuần 31 Bài tập về văn bản “ Sống chết mặc bay”, Những trò lố hay là va- ren và phan bội châu Phần I: Bài tập về văn bản: Sống chết mặc bay Bài 1: Trắc nghiệm: Theo bài tập trong sách Bài 2: Nhận xét về những nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong văn bản: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn? HD: Cần nhận xét được các ý sau: Tác phẩm đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản và nghệ thuật tăng cấp: + Nghệ thuật tương phản: Sức trời vô cùng mạnh mẽ- sức người nông dân mỗi lúc một yếu đi; Cảnh không hkí đầy nguy cấp ở ngoài đê- cảnh trong đình nhàn nhã tôn nghiêm; cảnh quan ù ván bài to đâyg niềm vui hạnh phúc- cảnh đê vở dân trôI thảm sầu + Nghệ thuật tăng cấp: ( trong thái độ của quan trước tin đê vỡ: không để ý, mặc kệ, mắng chửi đổ vấy trách nhiệm.) Bài 3: Suy nghĩ của em về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm? HD: Giá trị hiện thực: Truyện đã phản ánh hiện thực bộ mặt tàn bạo vô trách nhiệm, vô lương tâm của chế độ quan lại phong kiến qua hình ảnh tên quan phụ mẫu. Truyên còn là bức tranh sinh động về nỗi khốn khổ của người nông dân trong chế độ phong kiến Giá trị nhân đạo: Thể hiện nỗi xót thương của tác giả trước nỗi thống khổ của người lao động. Tác giả lên án bọn quan lại chính là đã lên tiếng bảo vệ người lao động. Bài 4: Trình bày cảm nhận của em về một đoạn văn mà em cho là hay nhất trong văn bản? HD: - HS tự chọn một đoạn Trình bày nội dung cảm nhận ( HS làm bài, GV yêu cầu đọc bài, chữa tại lớp) Phần IIBài tập về văn bản: Nhữnh trò lố hay là Va- Ren và Phan Bội Châu: Bài 1: Trắc nghiệm: Theo sách Bài 2: Nhận xét của em về thái độ của các nhân vật trong tác phẩm? HD: Nhân vật Va- Ren: Địa vị cao: Toàn quyền Đông Dương Hành vi: Ra oai, lố lăng, Khi tiếp xúc với Phan Bội Châu thì sử dụng đủ trò kệch cỡm từ mua chuộc đến hăm doạ. Tự mình vừa đạo diễn, vừa diễn mội vai hề trước sự im lặng của Phan Bội Châu , để rồi thất bại thảm hại. Nhân vật Phan Bội Châu: Địa vị : là một tử tù. Thái độ: Là người ngay thẳng, yêu nước, được nhân dân tôn sùng. Trong cuộc chạm chán với Va Ren: im lặng đến mức khinh bỉ trước mọi thủ đoạn của Va Ren Là một con người đáng kính. Đây là hai nhân vật đối lập. Bài 3: Em có suy nghĩ gì về thái độ im lặng của Phan Bội Châu trong suốt cuộc gặp Va Ren? HD: Sự im lặng này thể hiện thái độ khinh bỉ đến mức không thèm đáp lời của PBC. Cũng thể hiện tư thế bất chấp mọi âm mưu của kẻ thù. Qua đây ta càng thêm kính trọng thêm người anh hùng của dân tộc. Bài 4: Nhận xét của em về sức mạnh chiến đấu của ngòi bút Nguyễn ái Quốc qua văn bản? HD: Thể hiện qua việc tố cáo trực diện bộ mặt tên Va Ren, qua đó tố cáo chính quyền thực dân phong kiến thối nát. Văn bản lại được viết bằng tiếng Pháp, phát hành công khai tại nước Pháp
Tài liệu đính kèm: