Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Bài 19 : Tiết 77 : Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Bài 19 : Tiết 77 : Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội

. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 -Nắm được nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.

 -Nắm được đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.

 2. Kĩ năng

 Bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.

 Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống

 3.Tình cảm

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1068Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Bài 19 : Tiết 77 : Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Ngày soạn: 20/12/2010
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng ............Sĩ sốVắng.
Bài 19 : Tiết 77 : Văn bản
tục ngữ về con người và xã hội.
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 -Nắm được nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
 -Nắm được đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
 2. Kĩ năng 
 Bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
 Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống 
 3.Tình cảm
 Giáo dục tình cảm yêu thích tục ngữ.
 ý thức học tập những phẩm chất, lối sống mà tục ngữ khuyên nhủ.
 4. THMT:
 H/s có thể sưu tập các câu tục ngữ liên quan đến môi trường.
 II. Các kĩ năng sống:
 Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về con người, xã hội.
 Kĩ năng ra quyết định: Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
 III. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: 
 -Tài liệu: Tư liệu ngữ văn 7.
 -Phương tiện: Phiếu học tập cá nhân.
 -Phương pháp: Phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm về con người, xã hội.
 -Kĩ thuật dạy học: Động não: Suy nghĩ, rút ra những bài học thiết thực về con người, xã hội.
 2. Học sinh: Đọc bài, soạn trước bài ở nhà.
 IV. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: 
 ?Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã học?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d đọc, tìm hiểu chung các câu tục ngữ.
-Giới thiệu giọng đọc, yêu cầu đọc bài.
-Y/c giải thích từ khó.
?Chỉ ra đặc điểm nội dung các câu tục ngữ?
-Đưa ra nội dung cần đạt
-Chú ý, đọc bài.
-Nhận xét.
-Hỏi, đáp nội dung chú giải
-Tìm bố cục, trình bày.
-Chú ý
I. Đọc, tìm hiểu chung
1.Đọc, chúgiải:
2. Bố cục.
-4 câu đầu: 
Tục ngữ về con người.
-4 câu tiếp theo: 
Tục ngữ về xã hội.
HĐ2 H/d tìm hiểu nội dung những câu tục ngữ về con người
-Đọc nội dung 4 câu tục ngữ đầu
-Hướng dẫn chia nhóm, phát phiếu bài tập.
?Chỉ ra nội dung, ý nghĩa, đặc điểm nghệ thuật của các bài ca dao về con người?
-Tổng hợp ý kiến, chốt nội dung cần đạt
-Chú ý, chia nhóm
-Nhóm 1 thảo luận nội dung câu 1, nhóm 2 câu 2, nhóm 3 câu 3, nhóm 4 câu 4.
-Trình bày ý kiến
-Nhận xét, bổ sung.
-Chú ý, ghi vở.
II. Tìm hiểu chi tiết
Tục ngữ về con người
a. Câu 1
Một mặt người bằng mười nặt của.
-Đề cao giá trị con người qua nghệ thuật so sánh con người với của cải.
-Nghệ thuật so sánh, nhân hoá.
b. Câu 2:
Cái răng cái tóc là góc con người.
-Cách nhìn nhận, đánh giá con người qua một phần hình thức.
c. Câu 3:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
-Nghệ thuật đối lập kết hợp vần lưng .
-Nội dung: Khuyên con người dù nghèo khó vẫn phải sống trong sạch.
d. Câu 4:
Học ăn, học gói, học nói, học mở.
-Nghệ thuật ẩn dụ
-Khuyên con người muốn sống có văn hoá phải học từ cái nhỏ đến cái lớn.
HĐ3 H/d tìm hiểu những câu tục ngữ về xã hội.
-Đọc nội dung 5 câu tục ngữ cuối.
-Hướng dẫn chia nhóm, phát phiếu bài tập
? Nêu nội dung, ý nghĩa đặc điểm nghệ thuật của các câu tục ngữ về xã hội ?
-Nhận xét, tổng hợp ý kiến., đưa ra nội dung cần đạt.
?Hãy trình bày những câu tục ngữ có liên quan đến môi trường em đã sưu tập ở tiết trước?
-Chú ý, chia nhóm
-Nhóm 1 thảo luận câu tục ngữ 5, nhóm 2 câu 6, nhóm 3 câu 7, nhóm 4 câu 8, nhóm 5 câu 9.
-Trình bày ý kiến.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý, ghi vở.
-Trình bày, nhận xét, bổ sung.
Tục ngữ về xã hội.
a.Câu 5.
Không thầy đố mày làm nên.
-Nội dung đề cao vai trò của người thầy.
-Nghệ thuật ẩn dụ.
b.Câu 6:
Học thầy không tày học bạn
-Đề cao việc học tập kinh nghiệm thực tế từ bạn bè.
-Nghệ thuật ẩn dụ.
c.Câu 7:
Thương người như thể thương thân.
-Nội dung khuyên con người phải biết thương yêu quí trọng đồng loại.
-Nghệ thuật so sánh.
d.Câu 8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-Nội dung khuyên nhủ phải biết ơn .
-Nghệ thuật ẩn dụ.
e. Câu 9:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
-Đề cao sức mạnh của sự đoàn kết.
-Nghệ thuật ẩn dụ.
3.Củng cố.
-Hệ thống hoá nội dung bài.
H/d chuẩn bị bài ở nhà: Học thuộc nội dung các câu tục ngữ trong bài.
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài cho tiết:78: Rút gọn câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 77.doc