Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Bài 19: Tiết 77: Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Bài 19: Tiết 77: Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội (tiếp)

Kết quả cần đạt:

 - Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, ) của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản

 - Nắm được cách rút gọn câu, tác dụng của câu rút gọn.

 - Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận.

 

doc 22 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Bài 19: Tiết 77: Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
NGỮ VĂN - BÀI 19
Kết quả cần đạt:
 - Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,) của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản
 - Nắm được cách rút gọn câu, tác dụng của câu rút gọn.
 - Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận.
Ngày soạn: 15/01/2009
Ngày dạy: 17/01/2009 Dạy lớp: 7B
Tiết 77. Văn bản: 
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
 1. Mục tiêu: 
 Giúp HS: 
	a) Về kiến thức: 
	 - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,) của những câu tục ngữ trong bài học.
	b) Về kỹ năng: 
	 - Phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ; học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
	c) Về thái độ:
	 - Giáo dục HS biết trân trọng, yêu quý những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người;
 - Lòng tự hào về vốn văn học dân gian dân tộc.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: 
	 - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV; tham khảo thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 2.
 - Soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
 3. Tiến trình bài dạy:
 	a) Kiểm tra bài cũ: (3′)
	* Câu hỏi:	
 Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về lao động sản xuất và nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của toàn bài.
* Đáp án - biểu điểm:
- HS Đọc thuộc lòng theo yêu cầu. (3 điểm)
- Trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung:
 	 + Nghệ thuật: Lối nói ngắn gọn, có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. (3 điểm)
- Nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm chỉ được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. (4 điểm)
	b) Dạy nội dung bài mới:
 * Giới thiệu bài: Tục ngữ là lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm trí tuệ của nhân dân bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hnhf thức những lời nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt được rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách sống và cách ứng xử hàng ngày. Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu 9 câu tục ngư trong lĩnh vực đó. 	
( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
I. Đọc và tìm hiểu chung. (5′)
 GV
 - Hướng dẫn đọc: Những câu tục ngữ trong bài học hôm nay cũng như những câu tục ngữ thường thấy, rất ngắn gọn, có nhịp điệu hình ảnh gieo vần, khi đọc cần chậm rãi, ngắt nghỉ đúng nhịp.
 - Đọc mẫu 3 câu; gọi 1 HS đọc tiếp đến hết.
 HS
- Nhận xét; đọc lại toàn bài.
?Yếu 
* Giải nghĩa các từ : “mặt người, không tày”?
 HS 
- Dựa vào chú thích trả lời.
? Kh 
* Theo em 9 câu tục ngữ có thể chia làm mấy nhóm? Mỗi nhóm có những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
 HS
- 9 câu tục ngữ trên có thể chia làm 3 nhóm với 3 nội dung khác nhau:
 + Nhóm 1 : Câu 1, 2, 3 tục ngữ về phẩm chất con người.
 + Nhóm 2: Câu 4, 5, 6 tục ngữ về học tập.
 + Nhóm 3: Câu 7, 8, 9 tục ngữ về quan hệ ứng xử.
? Kh 
* Tại sao 3 nhóm trên vẫn có thể hợp thành 1 văn bản như SGK?
 HS
- Vì : Về nội dung chúng đều là kinh nghiêm và những bài học dân gian của con người và xã hội, Về hình thức chúng đều có cấu tạo ngắn, có vần nhịp và dùng phép so sánh, ẩn dụ.
 GV
Chuyển: Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo 3 nhóm trên.
II. Phân tích: 
( 33′)
1. Những câu tục ngữ về phẩm chất con người:
* Câu 1:
 HS
- Đọc câu 1; GV ghi bảng: 
Một mặt người bằng mười mặt của.
? Kh
* Câu tục ngữ dùng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
- Câu tục ngữ gieo vần lưng “người” vần với “mười”, rất dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ. Dùng phép nhân cách hoá của cải bằng từ “ mặt của”. Cách dùng từ mặt người, mặt của là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu. Mặt ở đây chỉ đơn vị người. Cha ông ta vẫn thường nói “ Hôm nay có mấy mặt người” (có bao nhiêu người). Nhưng từ mặt ở đây để chỉ đơn vị tiền của, tài sản vì phải so sánh hơn kém, mà đã so sánh thì phải có chung một đơn vị, cho nên ông cha ta đã nhân hoá tiền của. Cách dùng từ mặt người, mặt của còn đồng thời tạo nên những điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc, người nghe chú ý. Cùng hình thức so sánh là những đối lập đơn vị chỉ số lượng( một > < mười) khẳng định sự quý giá của người so với của.
? Tb 
* Em hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào?
 HS
- Câu tục ngữ có nghĩa bóng là người quý hơn của, quý gấp bội lần. Không phải nhân dân ta không coi trọng của mà đặt con người lên trên tất cả mọi thứ của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là “Một mặt người hơn mười mặt của” càng khẳng định điều đó.
?Yếu
* Câu tục ngữ này có thể dùng trong những trường hợp nào?
 HS
- Có thể dùng câu tục ngữ khi cần: 
 + Phê phán những trường hợp coi của hơn người.
 + An ủi những trường hợp mất của.
 + Nói về đạo lý, triết lý sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải, vật chất.
 GV
- Nhận xét, bổ sung và chốt ý Š 
 - Câu tục ngữ khẳng định giá trị con người quý hơn của cải vật chất.
 HS
- Đọc câu 2; GV ghi bảng:
Cái răng cái tóc là góc con người.
* Câu 2:
? Kh
* Câu tục ngữ được hiểu theo những nghĩa nào?
 HS
- Câu tục ngữ này có 2 nghĩa:
 + Răng, tóc là một phần thể hiện tình trạng sức khoẻ con người. 
 + Răng và tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách con người. Suy rộng ra những gì thuộc về hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó. 
- Câu tục ngữ nêu lên hai nét đẹp của con người. “ Góc con người” là cái duyên dáng, mặm mà, tươi đẹp của con người. Để tóc dài hay cắt ngắn, uốn tóc đều phải hoà hợp với con người và hoàn cảnh.
? Tb 
* Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
- Câu tục ngữ không chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn, chăm sóc cái răng, cái tóc của mình. Con người cần đẹp từ những thứ nhỏ nhất.
 GV
- Nhận xét, bổ sung và chốt ý Š 
- Cái gì thuộc về hình thức con người đều thể hiện nhân cách người đó.
 GV
* Chuyển: Nhan sắc đẹp đã quý. Nhưng quý hơn là phẩm giá, nhân cách con người. Chúng ta cùng tìm hiểu câu thứ 3:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
* Câu 3:
 HS
- Đọc câu tục ngữ.
? Tb 
* Cách diễn đạt của câu tục ngữ có gì đặc sắc?
 HS
- Câu tục ngữ có 2 vế đối rất chỉnh: đói > < thơm; đối xứng cả về ý, hai vế bổ xung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau.
Tb? Nghĩa của từng từ trong câu và cả câu tục ngữ được hiểu như thế nào?
- Các từ đói, rách thể hiện sự khó khăn thiếu thốn về vật chất( thiếu ăn, thiếu mặc ); sạch, thơm chỉ những điều con người phải giữ gìn, phải vượt lên hoàn cảnh. Các từ này vừa được hiểu tách bạch trong từng vế vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa 2 vế của câu(đói- sạch, rách- thơm ).
- Nghĩa đen của câu tục ngữ là dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho.
- Nghĩa bóng của câu tục ngữ : Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không phải vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
? Kh 
* Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?
 HS
- Hai vế câu có kết cấu đẳng lập nhưng bổ sung nghĩa cho nhau: Dù nói về cái ăn hay cái mặc, đều nhắc người ta giữ gìn cái sạch và thơm của nhân phẩm. Đấy là sự trong sạch, cao cả của đạo dức, nhân cách trong những tình huống dễ sa trượt. Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người phải có lòng tự trọng.
 GV
- Nhận xét, bổ sung và chốt ý Š 
- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người phải có lòng tự trọng.
 GV 
Chuyển: Tục ngữ được mệnh danh là tí khôn của dân gian, nó đúc kết những kinh nghiệm quý giá không những chỉ về những nhận xét, đánh giá về con người mà còn đúc kết về những kinh nghệm về học tập, về quan hệ ứng xử trong cuộc sống xã hội. Mới các em cùng tìm hiểu tiếp những câu tục tục ngữ còn lại để thấy đợc điều đó.
2. Những câu tục ngữ về học tập, về quan hệ ứng xử:
 HS
- Đọc câu 4, GV ghi bảng: 
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
* Câu 4:
? Kh
* Về hình thức câu tục ngữ này có gì khác những câu trên?
- Câu tục ngữ này có 4 vế, các vế vừa có quan hệ đẳng lập vừa bổ sung cho nhau. Từ “ học” được nhắc lại 4 lần, vừa nhấn mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học.
?Giỏi 
* Nghĩa của hai vế “ học ăn, học nói” và “ học gói, học mở” được hiểu như thế nào?
 HS
- Nghĩa của hai vế “Học ăn, học nói” chính là giải thích cụ thể và khuyên nhủ người ta phải “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” “ăn nên đọi (bát), nói nên lời”, “Lời nói gói vàng”, “ Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “ Im lặng là vàng”.
- “Học gói, học mở”: Các cụ kể rằng, ở Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén xinh bày lên mâm. Lá chuối tươi giòn, dễ gãy rách khi gập gói, dễ bật tung khi mở. Người gói phải khéo tay mới gói được. Người ăn phải biết mở gói nước chấm sao cho khỏi bắn tung toé ra ngoài chen, và bắn vào quần áo người ngồi bên cạnh. Biết gói, biết mở trong trường hợp này được coi là tiêu chuẩn của người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói nước chấm và mở nước chấm ra ăn đều phải học.
- Suy rộng ra “học gói, học mở” còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.
? Kh 
* Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện là gì?
 HS
- Mỗi hành vi của con người ta đều là sự “ tự giới thiệu” mình với người khác à đều được người khác đánh giá. Vì vậy con người phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là ngươig lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức con người có văn hoá, có nhân cách. 
 GV
- Khái quát Š 
- Câu tục ngữ khuyên con người cần phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.
 HS
- Đọc câu 5 và 6; GV ghi bảng : 
- Không thầy đó mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
* Câu 5, 6:
? Tb
* Em hiểu nghĩa của từng từ trong câu 6 như thế nào?
 HS
- Thầy: người truyền bá kiến thức; mày: người tiếp nhận kiến thức; làm nên: làm được việc, thành thạo trong mọi công việc.
? Tb 
* Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
 HS
- Muốn nên người, muốn thành đạt, người ta cần phải được dạy dỗ bởi các thầy. Trong sự học hỏi của con người không thể thiếu thầy dạy. Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công ơn của thầy. Người dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức, về cách sống, đạo đức. Sự thành ccông trong công việc cụ thể, rộng hơn nữa là sự thành đạt của học trò, đều có công sức của thầy. Vì vậy phải biết kí ... hôm qua. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua.)
- Cháy ạ. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy.)
? Tb
* Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì về cách nói năng?
- Bài học rút ra: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì câu rút gọn không đúng có thể gây hiểu lầm rất tai hại.
 GV
- Gọi HS đọc truyện: Tham ăn.
4. Bài tập 4: tr.17
? Tb
* Chi tiết nào trong truyện gây cười? Cái cười ấy có tác dụng gì?
- Việc dùng các câu tút gọn trong truyện của anh chàng phàm ăn đều có tác dụng gây cười và phê phán, vì rút gọn đến mức khó hiểu và trở nên thô lỗ.
c) Củng cố, luyện tập: ( 3′)
	? Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu có tác dụng gì?
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
- Về nhà học bài, nắm chắc 2 nội dung ghi nhớ, xem lại các ví dụ, học bài. Làm tiếp các bài tập còn lại trong SGK bài này.
- Chuẩn bị bài: Đặc điểm của văn nghị luận.
=============================
Ngày soạn: 19/01/2009
Ngày dạy: 22/01/2009 Dạy lớp: 7B
Tiết 79. Tập làm văn:
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu. Giúp HS:
 a) Về kiến thức:
- Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
 b) Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận (biết xác đinh luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản mẫu; biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài).
 c) Về thái độ:
- Bước đầu có ý thức vận dụng thể nghị luận trong đời sống hằng ngày.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Chuẩn bị của GV: 
	 - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV; tham khảo thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 2.
 - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
3. Tiến trình bài dạy:
	* Kiểm tra sĩ số: Lớp 7B:/19
 	a) Kiểm tra bài cũ: (5′) (Miệng)
	* Câu hỏi: Thế nào là văn nghị luận?
	* Đáp án - Biểu điểm:
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. (6điểm)
- Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong xã hội mới có ý nghĩa. (4 điểm)
	b) Dạy nội dung bài mới:
 	* Giới thiệu bài: Trong bài tìm hiểu chung về văn nghị luận các em đã biết bài văn nghị luận phải có luận điểm, lý lẽ và dẫn chứng. Vậy các yếu tố cơ bản này cần được hiểu cụ thể như thế nào, chúng có mối ưuan hệ với nhau ra sao? Xin mời các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
 	( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận.
(25′)
 GV
- Văn nghị luận đòi hỏi phải có luận đề tức là vấn đề bàn luận, có luận điểm là những câu khẳng định một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó, có lý lẽ, dẫn chứng tức là lời lẽ và sự việc cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm và cách lập luận tức là xắp xếp lý lẽ một cách có hệ thống để nhằm chứng minh cho một kết luận. Vậy những đặc điểm này được thể hiện trong bài nghị luận như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu văn bản trong phần bài tập.
* Bài tập:
Chống nạn thất học
* Gọi 1 HS đọc lại văn bản Chống nạn thất học (Bài 18)
1. Luận điểm:
? Kh
* Luận điểm chính của văn bản “Chống nạn thất học” là gì? Luận điểm đó được trình bày đầy đủ ở những câu văn nào?
- Luận điểm với tư cách là tư tưởng, quan điểm của bài viết.
- Trong bài: Chống nạn thất học, luận điểm chính à: Cần xác lập tư tưởng chống nạn thất học, mọi người cần tích cực góp sức vào phong trào (diệt giặc dốt”. Luận điểm chính thể hiện ngay trong nhan đề: Chống nạn thất học. 
- Luận điểm chính được trình bày cụ thể ở những luận điểm phụ trong những câu văn: 
 + Câu 1: (luận điểm 1) Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.
 + Câu 2: (luận điểm 2): Mọi người Việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới dể có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. 
? KH
* Em có nhận xét gì về cách trình bày luận điểm trong bài văn?
- Luận điểm được trình bày dưới hình thức câu khẳng định, diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, đúng đắn, chận thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Có luận điểm chính (lớn) tổng quát, bao trùm toàn bài. Có luận điểm phụ (nhỏ) là bộ phận của luận điểm chính. Ví dụ: Nói Tiếng Việt giàu đẹp – đó là luận điểm chính, tổng quát. Từ luận điểm chính ấy có thể chia các luận điểm phụ như: Tiếng Việt giàu thanh điệu, Tiếng Việt uyển chuyển tinh tế, Tiếng Việt hóm hỉnh. 
? Kh 
* Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận?
- Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận. Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm được thể hiện trong nhan đề (hay đề bài làm văn nghị luận)
? TB
* Em hiểu như thế nào là luận điểm trong văn nghị luận?
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung:
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu nhất quán. 
- Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
- Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 
2. Luận cứ:
 GV
- Gọi 1 HS đọc phần 2 mục I. Tr. 19
? Kh 
* Em hãy chỉ ra những lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản “Chống nạn thất học”.
 HS
 - Luận cứ trong bài “Chống nạn thất học” là: 
 a) Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, tức là thất học, nước Việt Nam không thể tiến bộ được;
 b) Nay nước độc lập rồi, muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước. 
? TB
* Với hai lí do trên tác giả đề ra nhiệm vụ gì? Và chống nạn thất học như thế nào?
 HS
- Với 2 lí do đó, tác giả đề ra nhiệm vụ: Mọi người Việt nam phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, tức là chống nạn thất học. 
- Một loạt dẫn chứng chống nạn thất học bằng cách: “Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết” Tác giả đưa ra một loạt ví dụ, dẫn chứng: “ Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo” Từ ví dụ trên có thể thấy luận cứ trả lời cho câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm đó có đáng tin cậy không? Ví dụ: Vì sao phải chống nạn thất học? Chống nạn thất học để làm gì? Chống nạn thất học như thế nào?
 GV
- Những lí lẽ, dẫn chứng trên được gọi là luận cứ.
? Kh
* Vậy theo em luận cứ trong văn nghị luận là gì? Luận cứ có vai trò gì trong văn nghị luận?
- Luận cứ chính là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, luận điểm được xem là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
- Luận cứ làm cho bài viết có sức thuyết phục. Trong văn bản, người ta thấy chống nạn thất học là cần kíp và đó là việc có thể làm được, vì luận cứ đưa ra tiêu biểu đúng đắn.
? Tb
* Khái quát ý hiểu của em về luận cứ trong bài văn nghị luận?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung:
- Luận cứ là lí lẽ , dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. - Luận cứ phải chân thật, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
3. Lập luận:
 GV
Gọi 1 HS đọc mục 3 phần I Tr. 19
? Kh 
* Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học” và cho biết lập luận như vậy theo tuần tự nào và có ưu điểm gì?
 - Trong văn bản Chống nạn thất học trình tự lập luận là: trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học? chống nạn thất học để làm gì? Chống nạn thất học như thế nào? Có lí lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạn thất học, nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn. Phần tiếp theo tác giả giải quyết vấn đề đó. Cụ thể: Lập luận của bài viết theo trình tự sau:
 + Hậu quả của việc thi hành chính sách ngu dân trên đất nước ta của thực dân Pháp trong thời thuộc Pháp.
 + Khi đất nước được độc lập, mọi người phải học tập, trước hết là học chữ quốc ngữ. Đốp là quyền lợi và nhiệm vụ của mỗi người.
 + Có nhiều cách để xoá nạn mù chữ, những cách này đều dễ dàng làm được.
 GV
- Đây là cách lập luận có ưu điểm lớn, chặt chẽ, giầu sức thuyết phục. Các lý lẽ và dẫn chứng được xếp theo thứ tự thời gian, giới tính, giai cấp rất hợp lí, thuyết minh vững chắc cho từng luận điểm.
* Tóm lại: Lập luận là cách nêu luận điểm và vân dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm nổi bật và có sức thuyết phục. Luận điểm được coi như là kết luận của lập luận. Mở bài, thân bài và kết bài đều cần có lập luận.
? Tb
* Em hiểu lập luận là gì?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt ý:
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. 
 GV
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
* Ghi nhớ:
SGK Tr.19
II. Luyện tập: (13′)
* Bài tập: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội
 GV
- Gọi 1 HS đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
? Tb 
* Nêu luận điểm của bài văn trên?
- Luận điểm của văn bản là: Trong đời sống con người có nhiều thói quen xấu, tuy khó sửa nhưng cần phải loại bỏ. Điều đó cũng có nghĩa là mọi người hãy ủng hộ những thói quen tốt để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
? Kh 
* Luận cứ và lập luận của bài văn trên như thế nào?
Luận cứ: Tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng sau:
 - Lí lẽ: + trong cuộc sống có những thói quen là tốt và có những thói quen là xấu.
 + Thói quen xấu rất khó sửa.
 + Thói quen xấu sẽ gây hại đến người khác và môi trường.
 + Thói quen tốt làm cho cuộc sống tốt đẹp văn minh hơn.
- Dẫn chứng: hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, vứt vỏ chuối ra đường, vứt vỏ cốc, vỏ chai vỡ ra lối đilà những thói quen xấu cần loại bỏ.
Kh? Nhận xét cách lập luận của bài văn này?
- Bài văn có lập luận chặt chẽ và hợp lí, tự nhiên: Bắt đầu là sự khẳng định: Cuộc sống có những thói quen tốt và thói quen xấu. Sau đó nêu ra một số thói quen tốt rất ngắn gọn. Tiếp theo tác giả nêu ra và phân tích những thói quen xấu để mọi người nhìn ra để cuối cùng đưa ra những lời khuyên bổ ích.
? Kh 
* Em hãy nhận xét về sức thuyết phục của bài văn này?
- Vấn đề bài văn nghị luận này nêu ra nhằm trúng một vấn đề mà ai cũng có thể nhận ra những không dễ sửa. Do vậy ý kiến của tác giả rất đúng đắn và có sức thuyết phục người nghe. Bài văn có sức thuyết phục từ luận điểm , luận cứ đến lập luận của nó.
* Gọi 1 HS đọc văn bản đọc thêm : Học thầy, học bạn.
* Văn bản: Học thầy, học bạn.
c) Củng cố, luyện tập: (2′) 
 	? Thế nào là luận điểm, luận cứ, luận lập luận trong văn nghị luận?
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1′) 
- Về nhà phân tích lại các ví dụ, học bài.
- Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
=========================

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7Tuan 21.doc