Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiếp)

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

2. Về kỹ năng:

- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một VBNL.

- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho đề bài cụ thể.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 19. tập làm văn
Tiết 79: đặc điểm của văn bản nghị luận
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2. Về kỹ năng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một VBNL.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho đề bài cụ thể.
3. Về thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng từ đó xác định ý thức học hỏi, tìm hiểu kiểu văn bản này
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về kiểu văn nghị luận ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
ở những giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu chung về kiểu văn bản nghị luận. Kiểu văn bàn về những vấn đề mang tính xã hội. Trong văn nghị luận nhất thiết phải có hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận. Vạy chúng có những đặc điểm như thế nào ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (25 phút)
- HS đọc lại văn bản “Chống nạn thất học”
H: Theo em ý chính của bài viết là gì ? 
H: ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào ?
- Đc trình bày dưới dạng nhan đề.
H: Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính ?
- Các câu văn cụ thể hoá ý chính:
+ Mọi người VN...
+ Những người đã biết chữ...
+ Những người chưa biết chữ...
H: ý chính đó đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận ?
H: Muốn có sức thuyết phục thì ý chính phải đạt được yêu cầu gì ?
- Gv: Trong văn nghị luận người ta gọi ý chính là luận điểm.
H: Vậy em hiểu thế nào là luận điểm ?
H: Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào ?
H: Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học ?
- Do chính sách ngu dân...
- Nay nc độc lập rồi...
H: Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ? 
- Luận điểm thường mang tính k.quát cao, VD: Chống nạn thất học, Tiếng Việt giàu và đẹp, Non sông gấm vóc. 
- Gv: Có thể tạm s2 luận điểm như xương sống, luận cứ như xương sườn, xương các chi, còn lập luận như da thịt, mạch máu của bài văn nghị luận.
H: Như vậy để bài viết có tính thuyết phục thì hệ thống luận cứ phải ntn ?
H: Muốn có sức th.phục thì lí lẽ và d.c cần phải đảm bảo n yêu cầu gì ?
H: Qua đó em hiểu ntn về luận cứ trong bài văn nghị luận ?
H: Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt dưới những hình thức nào và có tính chất gì ?
H: Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học ?
- Nêu lí lẽ, dẫn chứng: Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên n.dân VN bị thất học. Nay độc lập muốn tiến bộ phải cấp tốc nâng cao dân trí.
- Nêu cách chống nạn thất học: Những ng biết chữ dạy cho ng chưa biết chữ.
- Gv:Tóm lại: trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học và chống nạn thất học để làm gì. Có lí lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạn thất học. Nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn. Người ta sẽ hỏi: Vậy chống nạn thất học bằng cách nào ? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải quyết việc đó. Cách sắp xếp như trên chính là lập luận. Lập luận như vậy là chặt chẽ.
H: Vậy em hiểu lập luận là gì ?
*3 Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập (13 phút)
H: Đọc lại văn bản Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18 ).
- Cho biết luận điểm ?
- Luận cứ ?
H: Cách lập luận trong bài ?
H: Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy ?
I - Luận điểm, luận cứ và lập luận
1. Luận điểm
* Văn bản: Chống nạn thất học.
- ý chính: Chống nạn thất học.
- ý chính thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.
- Muốn th.phục ý chính phải rõ ràng, sâu sắc, có tính phổ biến (v.đề được nhiều người quan tâm).
=> Luận điểm: Ghi nhớ (sgk-19 ).
2. Luận cứ
- Triển khai luận điểm bằng lí lẽ, d.chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức th.phục.
- Luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học:
- Muốn cho người đọc hiểu và tin, cần phải có h.thống luận cứ cụ thể, sinh động, chặt chẽ.
- Muốn có tính th.phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn và tiêu biểu.
=>Luận cứ: ghi nhớ (sgk-19 )
3. Lập luận
- Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt thành n lời văn cụ thể. Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày 1 cách hợp lí để làm rõ luận điểm.
- Trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học: 
=>Lập luận: ghi nhớ (sgk-19 ).
II - Luyện tập.
* Văn bản: “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
- Luận điểm: chính là nhan đề.
- Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu.
+ Luận cứ 2: Có ng biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
- Lập luận: 
+ Luôn dậy sớm,... là thói quen tốt.
+ Hút thuốc lá,... là thó quen xấu.
+ Một thói quen xấu ta thg gặp hằng ngày... rất nguy hiểm.
+ Cho nên mỗi ng... cho xã hội.
- Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì luận điểm mà tác giả nêu ra rất phù hợp với cuộc sống hiện tại.
*4 Hoạt động 4: (4 phút )
4. Củng cố.
- Trình bày những hiểu biết của em về luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 19. tập làm văn
Tiết 80: đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho 1 đề văn nghị luận.
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu vận dụng kiểu bài văn nghị luận vào đời sống
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo, đồ dùng (bảng phụ)
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Các giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu làm thế nào để bài văn nghị luận có sự rỗ ràng, rành mạch và có sức thuyết phục. Vậy để tìm hiểu đề, tìm ý cho một đề văn nghị luận ta phải trải qua những bước nào ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (25 phút)
- HS đọc các đề văn trong sgk.
H: Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không ? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không ?
- Ví dụ: Đề 1,2 là nhận định những q.điểm, luận điểm; đề 3,7 là lời kêu gọi mang 1 tư tưởng, 1 ý tưởng.
H: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là văn nghị luận ? 
- Nội dung: Căn cứ vào mỗi đề đều nêu ra 1 khái niệm, 1 v.đề lí luận.
H: Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn ? 
- Có ý nghĩa định hướng cho bài viết như lời khuyên, lơì tranh luận, lời giải thích,... chuẩn bị cho ng viết 1 thái độ, 1 giọng điệu.
- Gv: Tóm lại đề văn nghị luận là câu hay cụm từ mang tư tưởng, q.điểm hay 1 v.đề cần làm sáng tỏ. Như vậy tất cả các đề trên đều là đề văn nghị luận, đại bộ phận là ẩn yêu cầu.
H: Qua đó em thấy đề văn nghị luận có ND và t.chất gì ?
- HS đọc đề bài.
H: Đề bài nêu lên vấn đề gì ? 
- Đề nêu lên 1 tư tưởng, 1 thái độ phê phán đối với bệnh tự phụ.
H: Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì ? 
- Là lời nói, h.đ có t.chất tự phụ của 1 con người.
H: Khuynh hướng tư tưởng của đề là k.định hay phủ định ? 
- Khẳng định “Chớ nên tự phụ”.
H: Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
- Phải tìm luận cứ rồi xây dựng lập luận để phê phán bệnh tự phụ.
H: Yêu cầu của tìm hiểu đề là gì ?
H: Đề bài Chớ nên tự phụ nêu ra 1 ý kiến thể hiện 1 tư tưởng, 1 thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không ?
H: Nếu tán thành thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó?. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hoá luận điểm chính bằng các luận điểm phụ ?
- Gv: Để lập luận cho tư tưởng chớ nên tự phụ, thông thường ng ta nêu câu hỏi: Tự phụ là gì ? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ ? Tự phụ có hại như thế nào ? Tự phụ có hại cho ai ?
H: Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ, dẫn chứng q.trong nhất để phục vụ mọi người ?
- Nên bắt đầu lời khuyên chớ nên tự phụ từ chỗ nào ? Dẫn dắt ng đọc đi từ đâu tới đâu ? Có nên bắt đầu bằng việc miêu tả 1 kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường ng khác không ? Hay bắt đầu bằng cách định nghĩa tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó ?
H: Em hãy nêu cách lập ý cho bài nghị luận ?
*3 Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập (13 phút)
H: Sách có vai trò gì trong đời sống con người và xã hội ?
H: Vì sao ta phải coi sách là người bạn lớn ?
H: Sách giúp gì cho ta ?
H: Em xác định lập luận cho bài ntn ?
I - Tìm hiểu đề văn nghị luận
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:
- Đề văn: sgk (21 )
* Ghi nhớ1: (sgk -23 )
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
a. Đề bài: “Chớ nên tự phụ”.
b. Yêu cầu của việc tìm hiểu đề: 
* Ghi nhớ2 (sgk -23 ). 
II - Lập ý cho bài văn nghị luận
* Đề bài: “Chớ nên tự phụ”.
1. Xác lập luận điểm:
- Tự phụ là 1 căn bệnh, là 1 thói xấu của con người mà hs chúng ta dễ mắc phải.
- Bệnh tự phụ dễ mắc phải nhưng rất khó sửa.
- Tự phụ trong h.tập thì làm cho h.tập kém đi, sai lệch đi.
- Tự phụ trong g.tiếp với mọi người, với bạn bè thì sẽ hạn chế nhiều mặt.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi thường ý kiến của người khác.
- Để cho bản thân tiến bộ, cần tránh bệnh tự phụ, tự phụ sẽ khó tiếp thu ý kiến của người khác, làm cho mình ngày càng co mình lại, không tiến bộ được.
- Bệnh tự phụ thường được biểu hiện ở sự coi thường ý kiến của người khác, tự cho ý kiến của mình là đúng, là tuyệt dẫn đến thái độ khắt khe với người, để dễ dãi đối với mình.
3. Xây dựng lập luận:
- Tự phụ là căn bệnh dễ mắc phải và khó sửa chữa căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở đ.tượng có năng khiếu, học khá, học giỏi.
- Người mắc bệnh tự phụ thường có thái độ không b.thg hay đề cao ý kiến, t.tưởng củ m, coi thg xem nhẹ ý kiến của ng khác.
- Không nên nhầm lẫn giữa lòng tự trọng và lòng tự phụ. Tự trọng là có thái độ giữ gìn nhân cách đúng đắn của m, không để cho ng khác chê bôi, nhạo báng 1 cách không đúng đắn với m.
- Tự phụ thì khác hẳn, đó là thái độ tự cho m hơn hẳn ng khác, tự tạo ra khoảng cách giữa m và bè bạn.
 Đến 1 lúc nào đó bệnh tự phụ sẽ bị cô lập và mất dần đi sự tiến bộ đã có.
* Ghi nhớ3: sgk (23 )
II - Luyện tập:
1. Xác định luận điểm:
“Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người ?”
- Sách có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Sách đáp úng nhu cầu hưởng thụ cái hay, cái đẹp và nhu cầu p.triển trí tuệ tân hồn.
- Ta phải coi “sách là ng bạn lớn của con người” vì trên lĩnh vực văn hoá, t.tưởng không có gì thay thế được sách.
2. Tìm luận cứ:
- Sách mở mang trí tuệ - giúp ta khám phá n điều bí ẩn của thế giới x.quanh, đưa ta vào tìm hiểu Tác giả cực lớn là thiên hà và Tác giả cực nhỏ như hạt vật chất.
- Sách đưa ta ngược thời gian về với n biến cố LS xa xưa và hướng về ngày mai.
- Sách cho ta n phút thư giãn thoải mái.
3. Xây dựng lập luận:
- Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi ng. Phải biết nâng niu, trân trọng và chọn n cuốn sách hay để đọc.
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 20. văn học
Tiết 81: tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Nắm được NT nghị luận chặt chẽ, sáng gọn,có tính mẫu mực của bài văn qua đó thấy được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận HCM qua văn bản.
- Nhớ được câu chốt của bài và n câu có hình ảnh so sánh trong bài.
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết VBNL xã hội.
- Đọc - hiểu VBNL xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập VBNL chứng minh.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu nước; yêu thích thể văn nghị luận.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo, đồ dùng (bảng phụ)
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của nhóm câu tục ngữ về con người và xã hội ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Chúng ta đã biết văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho ng đọc, ng nghe 1 t.tưởng, q.điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, d.chứng thuyết phục. Những t.tưởng, q.điểm trong bài nghị luận phải hướng tới g.quyết n v.đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa, có t.dụng. Trong kho tàng văn nghị luận VN, bài TTYNCNDT của c.tịch HCM đã được đánh giá là 1 trong n áng văn nghị luận kiểu CM tiêu biểu, mẫu mực nhất. áng văn ấy đã làm sáng tỏ 1 chân lí: DT VN nồng nàn yêu nước.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (35 phút )
H: Em đã được biết về tác giả HCM qua bài thơ nào ? Em hãy g.thiệu 1 vài nét về tác giả HCM ?
H: Dựa vào c.thích *, em hãy nêu xuất xứ của VăN BảN ?
- GV đọc mẫu hướng dẫn HS đọc
- Hd đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm. Lưu ý các ĐT:lướt, nhấn, quá; các q.h từ: từ, đến; các hình ảnh s.sánh cần đọc với giọng phù hợp.
- Cho HS đọc các chú thích.
- Giải thích từ khó: Quyên: kêu gọi, động viên đóng góp, ủng hộ tiền bạc, của cải, v.chất 1 cách tự nguyện để làm 1 việc gì đó có ý nghĩa. Nồng nàn: tình cảm, cảm xúc sôi nổi, m.mẽ, dâng trào.
H:Bài văn nghị luận về v.đề gì ? 
-Lòng yêu nước của n.dân ta.
H: Câu văn nào giữ vai trò là câu chốt thâu tóm ND v.đề nghị luận trong bài ? 
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
H: Hãy xác định bố cục cho bài ? Nội dung của mỗi phần ?
- MB (Đ1): Nhận định chg về lòng yêu nước.
- TB (Đ2,3): CM n b.hiện của lòng yêu nước
- KB (Đ4): Nhiệm vụ của chúng ta. 
H: Em hãy lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ? 
- HS đọc lại đoạn 1.
H: Ngay ở phần MB, HCM trong cương vị c.tịch nc đã thay mặt toàn Đảng toàn dân ta k.định 1 chân lí, đó là chân lí gì?
H: Em có nhận xét gì về cách viết câu văn của tác giả ?
- Gv: Lời văn ngắn gọn, vừa p.ánh LS, vừa nhìn nhận đánh giá và nêu cảm xúc về LS, về đạo lí của DT.
H: Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm của tác giả HCM ?
H: Lòng yêu nước của n.dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào ? Vì sao ? 
- Vì đ.điểm LS của DT ta luôn phải chống ngoại xâm nên cần đến lòng yêu nước
H: Em hãy tìm n hình ảnh nổi bật nhất trong đoạn này ?
- “Nó kết thành 1 làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm kh.khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nc và lũ cướp nc”.
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? Nêu t.d của cách dùng từ đó ?
- Gv: Văn nghị luận dễ khô khan, nhưng văn của Bác không khô khan. Dùng hình ảnh làn sóng để g.thiệu td to lớn của tinh thần yêu nước, vừa có td ca ngợi 1 truyền thống quí báu của DT, vừa phát hiện ra 1 ng.nhân q.trong giúp dân ta c.thắng ng.xâm, vừa kích thích sự suy nghĩ, tìm hiểu của ng đọc, ng nghe. Cả ND và NT của phần mở đầu này thực sự hấp dẫn.
- HS đọc đoạn 2 + 3.
H: Để làm rõ lòng yêu nước, tác giả đã đưa ra n chứng cớ cụ thể nào ? 
-Lòng yêu nước trong q.khứ của LS DT và lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta.
H: Lòng yêu nước trong q.khứ được xác nhận bằng n chứng cớ LS nào ?
H: Trước khi đưa ra d.c, tác giả đã k.định điều gì ? Vì sao tác giả lại k.định như vậy ? 
- Vì đây là các th.đại gắn liền với các chiến công hiển hách trong LS chống ngoại xâm của DT.
H: Em có nhận xét gì về cách đưa d.c của tác giả ở đ.v này ?
H: Các d.c được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ?
H: LS DTAH mang truyền thống yêu nước từ ngàn xưa được nối tiếp theo dòng chảy của th.gian, của mạch nguồn sức sống DT được biểu hiện bằng 1 câu chuyển ý, chuyển đoạn. Đó là câu nào ?
H: Em có nhận xét gì về câu văn chuyển ý này ?
H: Để CM lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã đưa ra n d.c nào ?
- Từ các cụ già ... đến các cháu...
- Từ n c.sĩ..., đến n công chức...
- Từ n nam nữ công nhân..., cho đến n...
H: Các d.c được đưa ra theo cách nào ?
H: D.chứng được trình bày theo kiểu câu có mô hình chung nào ? C.trúc d.c ấy có q.hệ với nhau như thế nào ? 
- Mô hình LK: Từ ... đến - Cùng LK để làm sáng tỏ chủ đề đ.v: Lòng yêu nước của đồng bào ta trong k.chiến chống TD Pháp.
H: Các d.c được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ?
- HS đọc đoạn văn 4.
H: Đoạn em vừa đọc nêu gì ?
H: Tìm câu văn có sd hình ảnh s.sánh ?
H: Em có nhận xét gì về cách so sánh của tác giả ?
- Hình ảnh s.sánh độc đáo dễ hiểu.
H: Hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì ?
H: Theo như lập luận của tác giả thì lòng yêu nước được tồn tại dưới dạng nào ?
H: Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước được trưng bày và lòng yêu nước được cất giấu kín đáo ?
H: Trong khi bàn về bổn phận của chúng ta, tác giả đã bộc lộ q.điểm yêu nước như thế nào ? Câu văn nào nói lên điều đó ?
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ?
- Đưa hình ảnh để diễn đạt lí lẽ – Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (4 phút)
H: Hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài văn ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Bài văn trích trong Báo cáo c.trị của c.tịch HCM tại Đại hội lần thứ II, tháng 2.1951 của Đảng LĐ VN.
II - Tìm hiểu văn bản.
* Bố cục: 3 phần.
*Dàn ý theo trình tự lập luận: 
- Xác định lập luận: Đoạn 1.
- Luận cứ: Đoạn 2,3.
- Xây dựng lập luận: Đoạn 4.
1. Nhận định chung về lòng yêu nc:
 - Dân ta có 1 lòng nồng nà yêu nước. Đó là truyền thôngd quí báu của ta.
-> Câu văn ngắn gọn.
- Cách nêu luận điểm ngắn gọn, giản dị, mang tính thuyết phục cao.
* Đấu tranh chống ngoại xâm
-> Điệp từ kết hợp với ĐT, tính từ tả đúng hình ảnh và sức công phá của 1 làn sóng -> Gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn, thuyết phục người đọc.
2. Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nc:
*Lòng yêu nước trong q.khứ của LS DT:
- Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,..., Q.Trung,...
-> D.chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự th.gian LS.
=>Ca ngợi những chiến công hiển hách trong LS chống ngoại xâm của DT.
* Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta:
- “Đồng bào ta ngày nay c rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
-> Câu văn chuyển ý tự nhiên và chặt chẽ.
-> Liệt kê d.c vừa cụ thể, vừa toàn diện.
=>Cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đ.bào ta trong cuộc k.c chống TD Pháp.
3. Nhiệm vụ của chúng ta:
- “Tinh thần yêu nước c như các thứ của quí”.
=>Đề cao t.thần yêu nước của n.dân ta.
- Lòng yêu nước được tồn tại dưới 2 dạng:
+ Có khi được trưng bày... -> nhìn thấy.
+ Có khi được cất giấu kín đáo...
->không nhìn thấy => Cả 2 đều đáng quí.
- Phải ra sức giải thích tuyên tryuền...
=>Động viên tổ chức khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 SGK. T 13
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
H: Qua bài văn em hiểu thêm gì về c.tịch HCM ? 
- Chúng ta hiểu thêm và kính trọng tấm lòng của HCM đối với dân, với nc; hiểu thêm về tài năng và trí tuệ của Người trong văn chương kể cả thơ ca và văn xuôi.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
======================== Hết tuần 22 ======================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc