Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 81: Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 81: Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Tiếp)

 - Hiểu được qua văn bản chính luận chứng minh mẫu mực, chủ tịch Hồ Chí minh đã làm sáng tỏ chân lí sáng ngời về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.

 - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.

 - Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội.

 - Chọn trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 855Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 81: Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	Ngày Soạn : ..2012
Tiết 81 	Ngày dạy :  ..2012
Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 - Hồ Chí Minh 
I. Mức độ cần đạt:
 - Hiểu được qua văn bản chính luận chứng minh mẫu mực, chủ tịch Hồ Chí minh đã làm sáng tỏ chân lí sáng ngời về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
 - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
 - Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội.
 - Chọn trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
III.Chuẩn bị :
GV:SGK, SGV, Giáo án, tranh
HS: SGK, Tập soạn, Tập Ghi, 
IV. Phương Pháp Dạy:
Phương pháp, phân tích, thảo luận nhĩm ,..
V. Tiến trình lên lớp : ( 45’)
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về con người và xã hội ? Nêu những nét đặc sắc về ND, NT của bài tục ngữ đó? -> Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : (30’)
 * Giới thiệu
 	 Chúng ta đã biết văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho ng đọc, người nghe một tư tưởng, q.điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những t.tưởng, q.điểm trong bài nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa, có tác dụng. Trong kho tàng văn nghị luận VN, bài TTYNCNDT của Chủ tịch HCM đã được đánh giá là 1 trong những áng văn nghị luận kiểu CM tiêu biểu, mẫu mực nhất. áng văn ấy đã làm sáng tỏ 1 chân lí: DT VN nồng nàn yêu nước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu chung: (5’)
 Em đã được biết về tác giả HCM qua bài thơ nào ? Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả HCM ?
 Dựa vào chú thích *, em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
-> Văn chính luận chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn thơ HCM.
HĐ2.Đọc- hiểu văn bản: (25’)
Đọc giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm
GV đọc mẫu đoạn thứ nhất, gọi HS đọc tiếp. Nhận xét.
Bài văn nghị luận về v.đề gì ? 
 Câu văn nào giữ vai trò là câu chốt thâu tóm ND vấn đề nghị luận trong bài ? 
Tìm bố cục bài văn ?Và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ? 
Ngay ở phần MB, HCM trong cương vị Chủ tịch nước đã thay mặt toàn Đảng toàn dân ta khẳng định 1 chân lí, đó là chân lí gì?
 Em có nhận xét gì về cách viết câu văn của tác giả ?
+Gv: Lời văn ngắn gọn, vừa phản ánh LS, vừa nhìn nhận đánh giá và nêu cảm xúc về LS, về đạo lí của DT.
 Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm của tác giả HCM ?
 Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào ? Vì sao ? 
Em hãy tìm n hình ảnh nổi bật nhất trong đoạn này ?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? Nêu t.d của cách dùng từ đó ?
 Để làm rõ lòng yêu nước, tác giả đã đưa ra những chứng cớ cụ thể nào ? 
 Lòng yêu nước trong q.khứ được xác nhận bằng những chứng cớ LS nào ?
 Trước khi đưa ra dẫn chứng, tác giả đã khẳng định điều gì Vì sao tác giả lại khẳng định như vậy ? 
 Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng của tác giả ở đoạn văn này ?
Các dẫn chứng được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ?
GV liên hệ giáo dục HS.
 LS dân tộc anh hùng mang truyền thống yêu nước từ ngàn xưa được nối tiếp theo dòng chảy của thời gian, của mạch nguồn sức sống DT được biểu hiện bằng 1 câu chuyển ý, chuyển đoạn. Đó là câu nào ?
 Em có nhận xét gì về câu văn chuyển ý này?
 Để CM lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ?
Các dẫn chứng được đưa ra theo cách nào ?
 Dẫn chứng được trình bày theo kiểu câu có mô hình chung nào ? Cấu trúc dẫn chứng ấy có quan hệ với nhau như thế nào ? 
Các dẫn chứng được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ?
Hs đọc đoạn 4. Đoạn em vừa đọc nêu gì ?
 Tìm câu văn có sd hình ảnh so sánh ? Hình ảnh so sánh đó có tác dụng gì ?
 Theo như lập luận của tác giả thì lòng yêu nước được tồn tại dưới dạng nào ?
 Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước được trưng bày và lòng yêu nước được cất giấu kín đáo ?
 Trong khi bàn về bổn phận của chúng ta, tác giả đã bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào ? Câu văn nào nói lên điều đó ?
 Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ?
 GV liên hệ giáo dục HS: Kết thúc bài viết Báo cáo chính trị thì ai nấy đều hiểu và đều thầm hứa với người sẽ vận dụng vào thực tế công tác của mình. Và chúng ta ngày nay, khi đọc văn bản này đều hiểu rõ để suy ngẫm sâu thêm về tấm lòng, trí tuệ và tài năng của Bác, làm theo lời Bác dạy: Phát huy tinh thần yêu nước trong công việc cụ thể hằng ngày, trong việc học tập, lao động và ứng xử với mọi người.
Nêu những nét đặc sắc về của văn bản?
Qua bài văn em hiểu thêm gì về Chủ tịch HCM ? 
-> Nhận xét, giáo dục học sinh.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
TTHCM : tư tưởng độc lập dân tộc sự quan tâm của BH đến GD lịng yêu nước cho mọi người dân VN nhất là thế hệ trẻ .
.
- HS đọc tiếp.
- Lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- TL4 (3’)
*Bố cục: 3 phần.
- MB (Đ1): Nhận định chung về lòng yêu nước.
- TB (Đ2,3): Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước.
- KB (Đ4): Nhiệm vụ của chúng ta.
- Hs chú ý đoạn 1. Đoạn 1 nêu gì ?
-> Câu văn ngắn gọn.
-> Đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Vì đặc điểm LS của DT ta luôn phải chống ngoại xâm nên cần đến lòng yêu nước.
->Nó kết thành  lũ cướp nước.
->Điệp từ kết hợp với ĐT, tính từ tả đúng hình ảnh và sức công phá của 1 làn sóng . Gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn, thuyết phục người đọc.
- Hs chú ý đoạn 2,3. Hai đoạn này có những vấn đề gì ?
-> Lòng yêu nước trong quá khứ của LS DT và lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta.
- TL2 (2’)
- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang LS vẻ vang.
-> Vì đây là các thời đại gắn liền với các chiến công hiển hách trong LS chống ngoại xâm của DT.
-> Ca ngợi nhưng chiến công hiển hách trong LS chống ngoại xâm của DT.
- TL2 (2’).
- Trình bày kết quả.
-> Mô hình liệt kẹ: Từ ... đến để làm sáng tỏ chủ đề đ.v: Lòng yêu nước của đồng bào ta trong kháng chiến chống TD Pháp.
->Hình ảnh s.sánh độc đáo dễ hiểu.
-> Hai dạng:
+ Có khi được trưng bày...
-> nhìn thấy.
+ Có khi được cất giấu kín đáo... 
->không nhìn thấy. 
=> Cả 2 đều đáng quí.
- Dựa vào SGK trả lời.
->Đưa hình ảnh để diễn đạt lí lẽ – Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.
- TL4 (3’)
Chúng ta hiểu thêm và kính trọng tấm lòng của HCM đối với dân, với nước; hiểu thêm về tài năng và trí tuệ của Người trong văn chương kể cả thơ ca và văn xuôi.
HD đọc ghi nhớ: sgk / 27 .
A-Tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ: Bài văn trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch HCM tại Đại hội lần thứ II, tháng 2.1951 của Đảng LĐ VN.
2. Thể loại: Nghị luận
B. Đọc - hiểu văn bản: 
I. Nội dung: 
1. Nhận định chung về lòng yêu nước:
 Dân ta có một lòng nồng nà yêu nước. Đó là truyền thông quí báu của ta.
-> Cách nêu luận điểm ngắn gọn, giản dị, mang tính thuyết phục cao.
2. Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nc:
 a. Lòng yêu nước trong quá khứ của LS DT:
- Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,..., Q.Trung,...
- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang LS vẻ vang.
-> Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử.
b. Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta:
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
-> Câu văn chuyển ý tự nhiên và chặt chẽ.
- Từ các cụ già ... đến các cháu ...
- Từ những chiến sĩ ..., đến những công chức ...
- Từ những nam nữ công nhân..., cho đến những ...
-> Liệt kê dẫn chứng vừa cụ thể, vừa toàn diện.
=>Cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chống chống TD Pháp.
3-Nhiệm vụ của Đảng ta:
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.
-> Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
- Phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đều đóng góp vào công việc kháng chiến.
->Động viên tổ chức khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người.
II. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền, 
Sử dụng từ ngữ gợi hình, câu văn nghị luận hiệu quả.
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
III. Ý nghĩa:
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
4. Củng cố: (5’)
	 - Qua tiết học hôm nay em rút ra được bài học gì cho bản thân?
	- Trong văn bản này Chủ tịch HCM chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo thời gian lịch sử. Đúng hay sai ? Vì sao?
5. Hướng dẫn tự học (4’)
	- Nắm được nội dung ghi.
	Kể thêm một văn bản nghị luận xã hội của Chủ tịch HCM.
	- Soạn bài: Câu đặc biệt.
Tuần 20	Ngày Soạn : ..2012
Tiết 82 	Ngày dạy :  ..2012
CÂU ĐẶC BIỆT
 I. Mức độ cần đạt: 
 -Học sinh nắm được khái niệm về câu đặc biệt, hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
 - Nhận biết được câu đặc biệt trong văn bản, biết phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn.
 - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong nói và viết.
 - Nhận biết câu đặc biệt.
 - Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
 - Sử dụng câu đạc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	KNS : ra quyết định lựa chọn cách sử dụng câu nhất là trong gt của bản thân 
III.Chuẩn bị :
GV:SGK ... a rét, chúng em không thể đến trong được vì sóng to, đi trên sông rất nguy hiểm. Những hôm như vậy, đứng trên bờ, chúng em thầm gọi: Gió ơi ! Đừng thổi nữa. Mưa ơi ! Hãy tạnh đi.
4. Củng cố : (5’)
- Thế nào là câu dace biệt?
- Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
5. Dặn dò: (4’)
- Nắm được câu đặc biệt, tác dụng; sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Tìm một số câu đặc biệt trong một văn bản đã học.
- Soạn bài: Bố cục và pp lập luận trong bài văn nghị luận.
Tuần 22	Ngày Soạn : ..2012
Tiết 83 	Ngày dạy :  ..2012
HDTH : BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN (15 phút)+ LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
I. Mức độ cần đạt: 
 - Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
 - Hiểu mối quan hệ giữa bố cục và pp lập luận của bài văn nghị luận.
- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.
 - Sử dụng các phương pháp lập luận.
III.Chuẩn bị :
GV:SGK, SGV, Giáo án, tranh
HS: SGK, Tập soạn, Tập Ghi, 
IV. Phương Pháp Dạy:
Phương pháp, phân tích, thảo luận nhĩm ,..
V. Tiến trình lên lớp : ( 45’)
 1/ Ổn định lớp: (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Em hãy trình bày cách lập ý của bài văn nghị luận ?
-> Nhận xét, cho điểm.
 3/ Quá trình dạy và học: (30’)
 * Giới thiệu bài:
Trong văn bản nghị luận không biết lập luận thì không làm được bài văn nghị luận. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách lập bố cục và lập luận trong văn nghị luận.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
*HĐ1: HDTH: Bố cục và phương pháp lạp luận trong bài văn nghị luận.
 ( 15’)
Bài văn gồm mấy phần ? Mỗi phần có mấy đoạn ?
Mỗi đoạn có những luận điểm nào?
 Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết bố cục bài văn nghị luận có mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần?
 Dựa vào sơ đồ sgk, hãy cho biết các phương pháp lập luận được sử dụng trong bài văn ?
Vậy nêu bố cục của văn bản nghị luận?
Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta thường sử dụng các phương pháp lập luận nào ?
 Gv: Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành một mạng lưới LK trong văn bản nghị luận, trong đó phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục .
Gọi Hs đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (15’)
Thế nào là lập luận trong văn nghị luân?
 Phạm vi sử dụng của văn nghị luận ở đâu?
?Trong những câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định q.điểm) của người nói ?
 Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào ?
+Hs đọc bài văn “Tinh thần yêu...”.
- TL4 (2’)
-> + Hàng ngang 1,2: lập luận theo quan hệ nhân quả.
+ Hàng ngang 3: lập luận theo quan hệ tổng-phân-hợp (đưa nhận định chung, rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể, cuối cùng là KL: mọi người đều có lòng yêu nước).
+ Hàng ngang 4: là suy luận tương đồng (từ truyền thống suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. đây là mục đích của bài văn nghị luận).
+ Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo thời gian (có lòng nồng nàn yêu nước - trong quá khứ - đến hiện tại - bổn phận của chúng ta).
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
-> Đọc ghi nhớ.
HS TL
NX
 1. Trong đời sống.
 2. Trong văn nghị luận.
Thảo luận 4'
Đd nhĩm trình bày.
Đd nhĩm NX
A . HDTH: Bố cục và phương pháp lạp luận trong bài văn nghị luận.
 Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a. Mở bài (Đoạn 1):Nêu vấn đề nghị luận (Luận điểm xuất phát)
b. Thân bài (Đoạn 2,3)
 + Luận điểm phụ 1:Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
 + Luận điểm phụ 2: Lòng yêu nước của nhân ta ngày nay.
-> Nhận định, chứng minh.
c. Kết bài (Đoạn4): Luận điểm kết luận
2. Các phương pháp lập luận trong bài văn:
- Luận điểm 1,2: Nguyên nhân.
- Lận điểm 3: Tổng – phân – hợp.
- Luận điểm 4: Tương đồng.
* Ghi nhớ: sgk (31 ).
B. Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
 I. Định nghĩa:
II. Phạm vi sử dụng:
 1. Trong đời sống.
 2. Trong văn nghị luận.
III. Luyên tập
1. Lập luận trong đời sống:
 *BT1
a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi ...
 -> Luận cứ - KL (quan hệ nhân quả).
b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách....
 -> KL -LC (quan hệ nhân quả)
c. Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
 ->Luận cứ - KL (quan hệ nhân quả).
=>Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận.
Tuần 22	Ngày Soạn : ..2012
Tiết 84 	Ngày dạy :  ..2012
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG 	 VĂN NGHỊ LUẬN (TT)
I. Mức độ cần đạt: 
-Khắc sâu kiến thức về phương pháp lập luận.
- Vận dụng các pp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.
- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
 - Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài làm văn nghị luận.
KNS : Suy nghĩ sáng tạo ra quyết định lựa chọn PP lấy dẫn chứng khi viết đoạn văn , bài văn tổng quát theo yêu cầu khác nhau .
III.Chuẩn bị :
GV:SGK, SGV, Giáo án, tranh
HS: SGK, Tập soạn, Tập Ghi, 
IV. Phương Pháp Dạy:
Phương pháp, phân tích, thảo luận nhĩm ,..
V. Tiến trình lên lớp : ( 45’)
1/ Ổn định lớp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Bố cục của bài văn nghị luận gồm có mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì ?	- Trong văn nghị luận thường có những phương pháp lập luận nào ?
-> Nhận xét, cho điểm.
3/ Quá trình dạy và học: ( 30’)
 * Giới thiệu bài:
 	 Tiết trước cô đã hướng dẫn các em tìm hiểu về bố cục của bài văn nghị luận và phương pháp lập luận. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ2.Hướng dẫn HS luyện tập: (20’)
Vị trí của luận cứ và KL có thể thay đổi cho nhau không ?
Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau ?
Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói ?
-> GV liên hệ giáo dục HS.
 Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm (KL) thường nằm trong 1 cấu trúc câu nhất định. Mỗi luận cứ có thể có 1 hoặc nhiều luận điểm (KL) hoặc ngược lại. Có thể mô hình hoá như sau: Nếu A thì B (B1, B2...)
 Nếu A (A1, A2...) thì B
 Luận cứ + Luận điểm =1 câu
Bổ sung kết luận cho các luận cứ trên?
Hãy so sánh các KL ở mục I.2 với các l.điểm ở mục II ? 
Trong văn nghị luận, luận điểm có tác dụng gì ?
-> - Về hình thức: Lập luận trong đời sống hằng ngày thường được diễn đạt dưới hình thức 1 câu. Còn lập luận trong văn nghị luận thg được diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu. 
 - Về ND ý nghĩa: Trong đời sống, lập luận thường mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. Còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tường minh.
 Do đó luận điểm có tầm quan trọng nên phươn pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải có tính khoa học chặt chẽ. Nó phải...
 Em hãy lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người ?
KNS : Suy nghĩ sáng tạo ra quyết định lựa chọn PP lấy dẫn chứng khi viết đoạn văn , bài văn tổng quát
HĐ3. Hướng dẫn tự học: (9’)
->Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc...
Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
- TL 4 (3’)
- Trình bày kết quả.
- Trả lời theo hiểu biết.
-> Trả lời.
- TL2 (2’)
->Chống nạn thất học là l.điểm có tính kết quả cao, có ý nghĩa phổ biến với XH. Còn Em rất yêu trường em là KL về 1 sự việc, mang ý nghĩa nhỏ hẹp.
->Tác dụng của l.điểm: 
- Là cơ sở để triển khai luận cứ.
- Là KL của luận điểm.
-> - Sách là phương tiện mở mang trí tuệ, khám phá tác giả và cuộc sống. Bạn và người thân cùng nhau học tập. Vai trò của sách giống như vai trò của bạn.
- Luận điểm này có cơ sở thực tế vì bất cứ ai và ở đâu cũng cần có sách để thoả mãn nhu cầu cần thiết trong học tập, rèn luyện, giải trí.
- Từ các luận cứ trên có thể KL: Sách là người bạn lớn của con người.
I. . Định nghĩa
II. Phạm vi sử dụng:
III. Luyên tập
1. Lập luận trong đời sống
 *BT1
 * BT2: Bổ sung luận cứ cho kết luận:
 a. Em rất yêu trường em, vì từ nơi đây em đã học được nhiều điều bổ ích.
 b. Nói dối có hại, vì nói dối sẽ làm cho người ta không tin mình nữa.
 c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
*BT3 Bổ sung kết luận cho luận cứ:
 a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đến thư viện đọc sách đi.
 b. Ngày mai đã đi thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải học thôi (chẳng biết học cái gì trước).
 c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, ai cũng khó chịu (họ cứ tưởng như thế là hay lắm).
 d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.
e. Cậu này ham đá bóng thật, chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.
1-Lập luận trong văn nghị luận:
 Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
 3-Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người.
- Nắm được lập luận trong văn nghị luận.
- Làm bài tập 3 ( theo yêu cầu).
- Tìm một truyện ngụ ngôn mà em đã đọc và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng rõ luận điểm đó.
- Đọc - soạn bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”
4. Củng cố ( 5’)
- Thế nào là lập luận trong văn nghị luận?
- Nêu sự khác nhau giữa lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận?
- Tìm kết luận cho luận cứ sau? Trăng đẹp quá .
5. Hướng dẫn tự học (4’)
- Nắm được lập luận trong văn nghị luận.
- Làm bài tập 3 ( theo yêu cầu).
- Tìm một truyện ngụ ngôn mà em đã đọc và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng rõ luận điểm đó.
- Đọc - soạn bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”

Tài liệu đính kèm:

  • docnv7 tuan22 CKT.doc