Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu đặc biệt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu đặc biệt

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hs nắm được khái niệm về câu đặc biệt, hiểu được t.dụng của câu đặc biệt.

2. Về kỹ năng:

- Biết s.dụng câu đ.biệt trong những tình huống nói và viết cụ thể.

3. Về thái độ:

- Biết yêu thích, giữ gìn và phát huy vốn tiếng của dân tộc.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 20. Phần tiếng việt
Tiết 82: câu đặc biệt
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hs nắm được khái niệm về câu đặc biệt, hiểu được t.dụng của câu đặc biệt.
2. Về kỹ năng:
- Biết s.dụng câu đ.biệt trong những tình huống nói và viết cụ thể.
3. Về thái độ:
- Biết yêu thích, giữ gìn và phát huy vốn tiếng của dân tộc.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu rút gọn ? Cho ví dụ. Khi sử dụng câu rút gọn ta phải chú ý điều gì ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Nắng. Gió. Đây có phải là câu rút gọn không ? Vì sao ? Đây không phải là câu rút gọn mà là câu đ.biệt.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (17 phút)
- HS đọc VD trong sgk, chú ý những từ in đậm.
H: Câu in đậm có c.tạo như thế nào ? Hãy thảo luận với bạn và lựa chọn 1 câu trả lời đúng: 
a.Đó là 1 câu b.thg, có đủ CN-VN.
b.Đó là 1 câu rút gọn, lược bỏ CN-VN.
c.Đó là câu không có CN-VN.
- Gv: Câu in đậm là câu đ.biệt.
H: Em hiểu thế nào là câu đ.biệt ?
- Yêu cầu HS xem bảng trong sgk, chép vào vở rồi đánh dấu X vào ô thích hợp ?
H: Câu đ.biệt thường được dùng để làm gì ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút)
- HS thảo luận nhóm làm bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Cho lớp nhận xét
- GV nhận xét bổ sung.
- Gọi HS trả lời
- Cho các em khác nhận xét
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS viết đoạn văn
- Gọi 2 - 3 em trình bày
- Các em khác nhận xét
- GV nhận xét, uốn nắn
I - Thế nào là câu đặc biệt ?
1. Ví dụ: Ôi, em Thuỷ !
-> Đó là câu không có CN-VN.
* Ghi nhớ 1. sgk T28.
II - Tác dụng của câu đặc biệt.
1. Đáp án bảng sgk:
- Một đêm mùa xuân. ->xđ th.gian, nơi chốn.
- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ->liệt kê, thông báo về sự tồn tại của v.chất, h.tượng.
- Trời ơi ! ->bộc lộ cảm xúc.
- Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! Hỏi-đáp.
- Chị An ơi !
* Ghi nhớ2 sgk. T 29
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1. Tìm câu đ.biệt và câu rút gọn ?
 Đáp án:
a. Câu đ.biệt: không có.
- Câu rút gọn: câu 2,3,5.
b. Câu đ.biệt: câu 2.
- Câu rút gọn: không có.
c. Câu đ.biệt: câu 4.
- Câu rút gọn: không có.
d. Câu đ.biệt: Lá ơi !
- Câu rút gọn: Hãy kể chuyện... đi !
Bình thường... đâu.
2. Bài tập 2. Mỗi câu đ.biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có t.d gì ?
 Đáp án:
a. Giúp câu ngắn gọn, hàm xúc
b. Xđ th.gian (3 câu),
- bộc lộ cảm xúc (câu 4).
c. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, h.tượng
d. Gọi đáp.
3. Bài tập 3. Viết đ.v ngắn khoảng 5-7 câu, tả cảnh q.hg em, trong đó có 1 vài câu đ.biệt ?
 Đáp án:
Bản em ở cheo leo lưng chừng núi. Để đến được trong học, chúng em phải đi qua một triền dốc núi. Vào những ngày mưa rét, chúng em không thể đến trường được vì đường trơn, đi trên chiền núi rất nguy hiểm. Những hôm như vậy, đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống trường, em thầm gọi: Gió ơi ! Đừng thổi nữa. Mưa ơi ! Hãy tạnh đi.
*4 Hoạt động 4: (5 phút )
4. Củng cố.
- HS đọc lại các phần ghi nhớ.
5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 20. tập làm văn
Tiết 83: bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn 
nghị luận
(Tự học có hướng dẫn)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được bố cục chung của một bài văn nghị luận; phương pháp lập luận; mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
2. Về kỹ năng:
- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng; sử dụng các phương pháp lập luận.
3. Về thái độ:
- Có ý thức học hỏi nghiêm túc và vận dụng kiểu văn bản nghị luận vào đời sống hàng ngày.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày cách lập ý của bài văn nghị luận ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
ở những giờ học trước chúng ta đã biết nếu không biết lập luận thì không làm được bài văn nghị luận. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách lập bố cục và lập luận trong văn nghị luận.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (25 phút)
- GV chia lớp làm 3 nhóm, hướng dẫn HS nội dung yêu cầu của bài và phương pháp, cách tìm hiểu, thảo luận các câu hỏi trong sgk
- Yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản “Tinh thần yêu nước...”
- Lưu ý phần gợi ý:
H: Bài văn gồm mấy phần ? ND của mỗi phần là gì ?
H: Phần MB gồm mấy câu ? Nhiệm vụ của từng câu là gì ?
H: Phần TB có n.vụ gì ? Gồm mấy câu ? Chia làm mấy đoạn ? Mỗi đoạn nêu gì ?
Mối đoạn gồm mấy câu ? Nhiệm vụ của từng câu trong đoạn ?
H: Phần KB gồm mấy câu ? Nhiệm vụ của từng câu trong đoạn ?
- Các nhóm kết thúc thảo luận, cử đại diện nhóm mình lên trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét bài nhóm bạn
- GV đưa ra đáp án cho HS so sánh.
H: Qua nội dung vừa thảo luận em thấy bố cục của bài văn nghị luận thường gồm mấy phần ?
- Các nhóm tiếp tục thảo luận nội dung yêu cầu 2.
H: Dựa vào sơ đồ sgk, hãy cho biết các p.pháp lập luận được sd trong b.văn ?
- Các nhóm trình bày kết quả và nhận xét về phần trình bày của nhóm bạn.
- GV nêu đáp án
- Gv: Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1 mạng lưới LK trong VăN BảN nghị luận, trong đó p.pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục.
H: Để xđ luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, ng ta thường sd các p.pháp lập luận nào ?
*3 Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập (12 phút)
- HS đọc bài văn.
H: Bài văn nêu t.tưởng gì ?
H: T.tưởng ấy được thể hiện bằng nhứng luận điểm nào ?
H: Tìm những câu văn mang luận điểm ?
H: Bài văn có bố cục mấy phần ?
H: Hãy cho biết cách lập luận được sd ở trong bài ?
H: Câu mở đầu đối lập nhiều người và ít ai, là dùng phép lập luận gì ? 
- Suy luận tương phản.
H: Câu chuyện Đờ vanh xi vẽ trứng đóng vai trò gì trong bài ? 
- Dẫn chứng để lập luận.
H: Hãy chỉ ra đâu là ng. nhân, đâu là k.quả ở đoạn kết ? 
- Thầy giỏi là ng.nhân, trò giỏi là k.quả.
I - Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
1. B.văn “Tinh thần yêu...”
- gồm 3 phần.
a. Mở bài (đoạn văn đầu): 3 câu.
- Câu 1: nêu v.đề tr.tiếp.
- Câu 2: k.định g.trị của v.đề.
- Câu 3: s.sánh mở rộng và xđ phạm vi biểu hiện nổi bật của v.đề trong các cuộc k.c chống ngoại xâm bảo vệ đ.nc.
b. Thân bài (đoạn văn 3 - 4): CM truyền thống yêu nước anh hùng trong LS DT ta (8 câu).
*Trong quá khứ: 3 câu.
- Câu 1: g.thiệu k.q và chuyển ý.
- Câu 2: liệt kê d.c, xđ tình cảm, thái độ.
- Câu 3: xđ tình cảm, thái độ và ghi nhớ công ơn.
*Trong cuộc k.c chống Pháp hiện tại: 5 câu.
- Câu 1: k.q và chuyển ý.
- Câu 2,3,4: liệt kê d.c theo các bình diện, các mặt khác nhau. Kết nối d.c bằng cặp qht: từ... đến.
- Câu 5: kq nhận định đánh giá.
c. Kết bài (đoạn cuối): 5 câu.
- Câu 1: S.sánh, khái quát g.trị của t.thần yêu nước.
- Câu 2, 3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
- Câu 4,5: xác định trách nhiệm và bổn phận của chúng ta.
* Ghi nhớ1.
 Sgk. T 31
2. Các p.pháp lập luận trong bài văn:
- Hàng ngang 1,2: lập luận theo qh nhân quả.
- Hàng ngang 3: lập luận theo qh tổng-phân-hợp (đưa nhận định chung, rồi d.c bằng các trường hợp cụ thể, cuối c là KL mội ng đều có lòng yêu nước).
- Hàng ngang 4: là suy luận tương đồng (từ truyền thống suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. đây là mục đích của b.văn nghị luận).
- Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo th.gian (có lòng nồng nàn yêu nước-trong quá khứ-đến hiện tại-bổn phận của chúng ta).
* Ghi nhớ2.
 Sgk. T 31
II - Luyện tập.
1. Bài văn “Học cơ bản mới có thể trở thành tài”
a. Bài văn nêu lên 1 t.tưởng: Muốn thành tài thì trong h.tập phải chú ý đến học cơ bản.
- Luận điểm: Học cơ bản mí có thể trở thành tài lớn. -> Luận điểm chính.
- Những câu mang luận điểm (luận điểm phụ):
+ ở đời có nhiều ng đi học, nhưng ít ai biết học thành tài.
+ Nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.
+ Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.
b. Bố cục: 3 phần.
- MB: đoạn 1.
- TB: đoạn 2.
- KB: đoạn 3.
* Cách lập luận được sd trong bài là: Câu chuyện vẽ trứng của Đờ vanh xi, tập trung vào vào câu: Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.
 Để lập luận CM cho luận điểm nêu ở nhan đề và phần MB, tác giả kể ra 1 câu chuyện, từ đó mà rút ra KL.
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 20. tập làm văn
Tiết 84: luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm chắc đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận; cách lập luận trong văn nghị luận.
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong VBNL; trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
3. Về thái độ:
- Có ý thức học hỏi nghiêm túc về kiểu bài nghị luận
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: bài văn nghị luận thường gồm mấy phần ? Để xác lập luận điểm và xay dựng mối quan hệ giữa các phần người ta thường sử dụng các phương pháp lập luận nào ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Bố cục của b.văn nghị luận gồm có mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì ?
Trong văn nghị luận thg có những p.pháp lập luận nào ? 
Giờ học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kĩ hơn về điều đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (37 phút)
- Gọi HS đọc vd trong sgk
H: Trong những câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định q.điểm) của người nói ?
H: Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào ?
H: Vị trí của luận cứ và KL có thể thay đổi cho nhau không ?
H: Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau ?
H: Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, q.điểm của người nói ?
- Gv: Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm (KL) thường nằm trong 1 c.trúc câu nhất định. Mỗi l.cứ có thể có 1 hoặc nhiều l.điểm (KL) hoặc ngược lại. Có thể mô hìh hoá như sau: Nếu A thì B (B1, B2...)
 Nếu A (A1, A2...) thì B
 Luận cứ + Luận điểm =1 câu
- Gọi HS đọc vd trong sgk.
H: Hãy so sánh các KL ở mục I.2 với các l.điểm ở mục II ? 
- Chống nạn thất học là l.điểm có tính kq cao, có ý nghĩa phổ biến với XH. Còn Em rất yêu trường em là KL về 1 sự việc, mang ý nghĩa nhỏ hẹp.
H: Trong văn nghị luận, l.điểm có t.d gì ?
- Gv: Về hình thức: Lập luận trong đ.s hằng ngày thg được diễn đạt dưới hình thức 1 câu. Còn lập luận trong văn nghị luận thg được diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu. 
 Về ND ý nghĩa: Trong đ.s, lập luận thg mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. Còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tư
Do luận điểm có tầm q.trong nên ph.pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải có tính kh.học chặt chẽ. Tường minh.
H: Em hãy lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người ?
I - Lập luận trong đời sống
1. Ví dụ:
a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi ...
- Luận cứ - KL (qh nhân quả).
b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách....
 KL -LC (qh nh.quả)
c. Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
 Luận cứ - KL (qh nhân quả).
-> Có thể thay đổi v.trí giữa luận cứ và kết luận.
2. Bổ sung luận cứ cho kết luận
a. Em rất yêu trường em, vì từ nơi đây em đã học được nhiều điều bổ ích.
b. Nói dối có hại, vì nói dối sẽ làm cho người ta không tin mình nữa.
c. Mệt quá, nghỉ 1 lát nghe nhạc thôi.
3. Bổ sung kết luận cho luận cứ
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đến thư viện chơi đi.
b. Ngày mai đã đi thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải học thôi (chẳng biết học cái gì trước).
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, ai cũng khó chịu (họ cứ tưởng như thế là hay lắm).
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.
e. Cậu này ham đá bóng thật, chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.
II - Lập luận trong văn nghị luận
1. So sánh
- Giống: Đều là những KL.
- Khác: ở mục I.2 là lời nói giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa nhỏ hẹp. Còn ở mục II là luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính kq cao và có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
* Tác dụng của l.điểm: 
- Là cơ sở để triển khai luận cứ.
- Là KL của l.điểm.
2. Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người.
- Sách là ph.tiện mở mang trí tuệ, khám phá TáC GIả và cuộc sống. Bạn và người thân cùng nhau h.tập. Vai trò của sách giống như vai trò của bạn.
- Luận điểm này có cơ sở thực tế vì bất cứ ai và ở đâu cũng cần có sách để thoả mãn nhu cầu cần thiết trong h.tập, rèn luyện, giải trí.
- Từ các luận cứ trên có thể KL: Sách là người bạn lớn của con người.
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại nội dung bài.
5. Dặn: HS về học bài, làm bt 3, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
======================= Hết tuần 23 =======================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc