Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Bài 20, 21: Tiết 83: Tập làm văn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Bài 20, 21: Tiết 83: Tập làm văn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Nắm được bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Biết cách bố cục và lập luận khi làm bài tập làm văn.

 - Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai. Nắm được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

 - Nắm được đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ, nhận ra các dạng trạng ngữ trong câu.

 

doc 25 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Bài 20, 21: Tiết 83: Tập làm văn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
NGỮ VĂN - BÀI 20, 21
* KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Biết cách bố cục và lập luận khi làm bài tập làm văn.
 - Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai. Nắm được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
 - Nắm được đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ, nhận ra các dạng trạng ngữ trong câu.
Ngày soạn: 07/02/2009
Ngày dạy: 09/02/2009 Dạy lớp: 7B
 Tiết 83. Tập làm văn:
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu: Giúp HS
 a) Về kiến thức:
- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
- Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
 b) Về kĩ năng:
 	- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận.
 c) Về thái độ:
- Giáo dục HS tính kiên trì, chịu khó trong học tập.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18 
 a) Kiểm tra bài cũ: (3′) 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 b) Dạy nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở tiết học trước các em đã biết cách tìm hiểu đề và xác định luận điểm cho bài văn nghị luận. Bước tiếp theo là xây dựng bố cục và tìm phương pháp lập luận cho bài. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp điều đó trong tiết học hôm nay. 
( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Mối quan hệ giữa bố cục lập luận.
(23′)
1. Bài tập:
Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”:
 GV
- Gọi HS đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
? Kh
* Bài văn có mấy phần? Mỗi phần có mấy đoạn? Mỗi đoạn có những luận điểm nào?
- Bài văn có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài có 2 đoạn, phần mở bài và kết bài chỉ có một đoạn
- Đoạn mở đầu có luận điểm xuất phát (luận điểm chính): Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Thân bài có 2 luận điểm phụ: 
 + Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
 + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
- Đoạn kết bài có luận điểm: Bổn phận của chúng ta
? Kh 
* Mỗi đoạn văn trong bài văn đều có lập luận . Vậy lập luận của từng đoạn như thế nào?
- Mở bài, lập điểm xuất phát được lập luận theo thứ tự: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Šđó là truyền thống quý báu Š mỗi khi tổ quốc bị xâm lăngnó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước (vai trò của lòng yêu nước)
- Thân bài có 2 luận điểm phụ chứng minh cho lòng yêu nước, lập luận tương tự nhau:
 + Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đạiŠ Bà Trưng, Bà Triệu Š chúng ta phải ghi nhớ
 + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đángŠ Từđến, từ đến; Từđến; Từ đến..; Từ đến; Š Đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
- Phần kết bài: Bổn phận của chúng taŠGiải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 GV
- hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ trong SGK tr. 30
Các em chú ý các luận điểm và mục đích hướng tới của luận điểm (theo mũi tên ngang) ta thấy: có sự khác nhau giữa luận điểm xuất phát và luận điểm kết luận. Luận điểm xuất phát đóng vai trò lí lẽ (1), luận điểm kết luận là cái đích hướng tới (3).
 Trong sơ đồ có 2 chiều mũi tên, mũi tên chiều ngang và mũi tên chiều dọc chỉ sự lô gích của các nội dung.
? Tb
* Theo em, hàng ngang (1) lập luận theo quan hệ gì?
- Lập luận theo quan hệ nhân - quả: Nhân dân ta có lòng yêu nước Š tạo thành truyền thống Š có sức mạnh chống ngoại xâm.
? Tb 
* Hàng ngang thứ 2 lập luận theo quan hệ nào?
 HS
- Lập luận theo quan hệ nhân - quả: Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại như Bà Trưng, Bà TriệuŠ Chúng ta phải ghi nhớ.
? Kh
* Hàng ngang thứ 3 lập luận theo quan hệ gì?
 HS
- Lập luận theo quan hệ tổng – phân - hợp. Tức là đưa ra một nhận định chung rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể để cuối cùng kết luận là mọi người đều có lòng yêu nước.
? Kh
* Lập luận ở hàng thứ 4 là gì?
 HS
- Ở hàng thứ 4 là suy luận tương đồng: Từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. Đó là kết luận, là mục đích, là nhiệm vụ trước mắt. Nếu chỉ khẳng định dân ta có lòng yêu nước mà không dẫn tới kết luận đó thì chẳng cần nghị luận làm gì.
? Yếu 
* Các chữ số La Mã ở sơ đồ biểu thị ý gì của bài?
 HS
- Đó chính là bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài.
Tb? Dựa vào nội dung từng phần hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần mở bài, thân bài, kết bài ?
- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với thời điểm đó : Lòng yêu nước.
- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài: Lòng yêu nước trong quá khứ và ngày nay.
- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ , quan điểm cua rbài( nhiệm vụ của Đảng viên).
? Tb 
* Qua ví dụ hãy cho biết văn nghị luận có bố cục như thế nào? Yêu cầu từng phần?
 HS
- Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
 + Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( luận điểm xuất phát, tổng quát)
 + Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn 1 luận điểm phụ)
 + Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
? Tb 
* Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần có thể sử dụng các phương pháp lập luận nào?
 HS
- Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta có thể sử dụng phương pháp lập luận khác nhau như: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,
 GV
- Đó chính là phần bài học các em cần ghi nhớ =>
2. Bài học:
- Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
 + Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
 + Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn 1 luận điểm phụ)
 + Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
 - Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta có thể sử dụng phương pháp lập luận khác nhau như: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,
 GV
- HS đọc: * ghi nhớ: (SGK,T.31)
II. Luyện tập. ( 15′)
* Bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
 GV
- Gọi 1 HS đọc bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài.
? Kh 
* Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? 
- Bài văn nêu lên tư tưởng: Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi. Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm sau:
 + Có nhiều người đi học nhưng không phải ai cũng biết cách học để trở thành người tài giỏi.
 + Có những người đi học, trong quá trình học, khi học những điều cơ bản thì nhàm chán. Nhưng chỉ ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
 + Những người thầy lớn mới là người biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất.
? Tb
* Tìm những câu mang luận điểm?
- Câu văn mang luận điểm :
 + Ở đời có nhiều. thành tài.
 + Câu chuyện vẽ trứngcó tiền đồ.
 + Chỉ có những ông điều cơ bản nhất.
c) Củng cố, luyện tập: ( 2′)	
 ? Bố cục của bài văn nghị luận gồm có mấy phần, nhiệm vụ vủa từng phần là gì?
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 2′)
- Về nhà nghiên cứu lại ví dụ và bài tập đã học trên lớp, trên cơ sở đó học bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
===================================
Ngày soạn: 08/02/2009
Ngày dạy: 10/02/2009 Dạy lớp: 7B
 Tiết 84. Tập làm văn:
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu: Giúp HS
 a) Về kiến thức:
- Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận.
 b) Về kĩ năng:
 	- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận.
 c) Về thái độ:
- Giáo dục HS tính kiên trì, chịu khó trong học tập; có ý thức nhìn nhận đánh giá một vấn đề xã hội cụ thể.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18 
 a) Kiểm tra bài cũ: (5′) 
* Câu hỏi: Bố cục bài văn nghị luận gồm những phần nào? Nêu các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận?
* Đáp án, biểu điểm:
 - Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần: (6 điểm)
 + Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( luận điểm xuất phát, tổng quát)
 + Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn 1 luận điểm phụ)
 	 + Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
 - Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta có ương đồng, thể sử dụng phương pháp lập luận khác nhau như: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng (4 điểm)
 b) Dạy nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiết trước các em vừa học lập luận trong văn nghị luận. Để giúp các em hiểu sâu về khái niệm lập luận, tiết học hôm nay chúng ta cùng luyện tập.
( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Lập luận trong đời sống. (12′)
1. Bài tập 1: (T. 32)
 GV
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ:
a) Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
b) Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.
c) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
 HS 
- Đọc ví dụ, lớp theo dõi.
? Tb 
* Trong các ví dụ trên bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận?
- Kết luận thể hiện tư tưởng (tư tưởng là ý định, quan điểm) của người nói. Như vậy:
- Câu a, b: Vế đầu là luận cứ, vế sau là kết luận. Câu c: vế sau là luận cứ, vế đầu là kết luận. 
? Kh 
* Mối quan hệ của luận cứ và kết luận như thế nào?
 HS
- Luận cứ dẫn dắt người nghe, người đọc đến kết luận kết luận cho ta biết rõ về tư tưởng, quan điểm của người nói. 
=> mối quan hệ nhân quả.
? Tb 
* Vị trí của luận cứ và kết luận có thể đổi chỗ cho nhau được không?
- Luận cứ có thể đứng sau kết luận., nêu quan điểm, tư tưởng trước rồi mới nêu nguyên nhân, luận cứ sau nhưng phải có quan hệ từ.
 Ví dụ: Chiếc xe này đắt quá, tôi không mua. Hoặc: Tôi không mua vì chiếc xe này đắt quá.
2. Bài tập 2: (T. 33)
 GV
- Gọi HS đọc bài tập 2, (T. 33)
 GV
- Lưu ý HS: Bài tập này yêu cầu các em bổ sung luận cứ cho kết luận. Kết luận có thể đứng trước hoặc đứng sau luận cứ. Tuy nhiên phải viết tiếp dấu 3 chấm.
 HS
 GV
- Lên bảng làm bài tập theo yêu cầu.
- Cùng HS theo dõi, nhận xét, chữa bổ sung:
Ví dụ:
a) Em rất yêu trường em vì nơi đây đã gắn bó với em trong suốt tuổi học trò.
b) Nói dối rất có hại vì vậy chúng ta không nên nói dối.
c) Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d) Những đứa trẻ không nghe lời ... ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ”
? Tb 
* Em có nhận xét gì về các dẫn chứng đưa ra của tác giả ?
- Các dẫn chứng đưa ra khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ, vì thế người đọc phải có những hiểu biết cụ thể để minh hoạ cho các chứng cứ của tác giả. 
 GV
- Các em có thể lấy được các dẫn chứng chứng tỏ cho những nhận định của tác giả như:
 + Về sự phong phú và phối hợp hài hoà thanh điệu:
 - Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh
 - Cùng ngảnh lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu, Ngàn dâu xanh ngắt một mầu, Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
 - Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
 + Về sự uyển chuyển:
 - Người sống, đống vàng.
 - Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng chống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Tương tự như phần viêt về cái đẹp của tiếng Việt, chứng minh cho cái hay của tiếng Việt tác giả không đi vào nghiên cứu tỉ mỉ về nguồn gốc và đặc điểm của tiếng Việt như các nhà ngôn ngữ học, ông cũng không đưa ra những ví dụ cụ thể cho những nhận định của mình song những vấn đề ông đặt ra lại có sức thuyết phục người đọc bởi văn phong khoa học, chặt chẽ, dễ hiểu. Vì thế chúng ta cũng có thể tự minh hoạ được các ý kiến của ông bằng những kiến thức về khoa học và trong giao tiếp hàng ngày. Ví dụ: Các sắc thái xanh khác nhau trong bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân: xanh lá chuối non, xanh lá chuối già, xanh nước biển, xanh da trời, xanh hi vọng, xanh xăng dầu, xanh tà áo Kim Trọng Hoặc các sắc thái khác nhau của từ “ ta” trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhàhoặc các khái niệm như Văn bản nhật dụng là 1 khái niệm mới... Hoặc các từ Việt hoá như : ra- đi-ô, ti-vi, pan-nô, áp-phich
* Tóm lại : (GV ghi bảng) 
Tác giả đã chứng minh đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Cụ thể: Tiếng Việt đẹp và hay bởi sự hài hoà về âm hưởng thanh điệu, tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đủ khae năng diễn đạt tình cảm tư tưởng của con người, thoả mãn các yêu cầu phát triển của đì sống văn hoá, xã hội.
 Tác giả chứng minh đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt: hài hoà về âm hưởng thanh điệu, tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đủ khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng của con người, thoả mãn các yêu cầu phát triển của đì sống văn hoá, xã hội.
II. Tổng kết - ghi nhớ. (3′)
? Kh 
* Nêu những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận và nội dung của văn bản trên?
 HS
 HS
- Nghệ thuât: Nghị luận bằng cách kết hợp giải thích, chứng minh với bình luận; các lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ và toàn diện, có sức thuyết phục.
- Nội dung: Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp dẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
- Đọc: * Ghi nhớ: (SGK,T.37)
 GV
- Yêu cầu HS luyện tập ở nhà: Bài tập luyện tập 1, 2 và đọc văn bản đọc thêm (T.38).
IV. Luyện tập.
c) Củng cố, luyện tập: ( 2′)	
- GV khái quát lại toàn bộ nội dung của văn bản.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 2′)
- Về nhà đọc lại bài văn, tập phân tích lại nội dung;ộhc thuộc và nắm chắc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu theo câu hỏi trong SGK.
====================================
Ngày soạn: 10/02/2009
Ngày dạy: 13/02/2009 Dạy lớp: 7B
 Tiết 86. Tiếng Việt:
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
1. Mục tiêu: Giúp HS
 a) Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.
- Ôn lại khái niệm trạng ngữ đã học ở tiểu học.
 b) Về kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viêt câu có trạng ngữ.
 c) Về thái độ:
- HS có ý thức trong việc sử dụng câu.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18 
 a) Kiểm tra bài cũ: (5′) 
* Câu hỏi: Nêu khái niệm và tác dụng của câu đặc biệt? Đặt 1 câu đặc biệt.
* Đáp án - Biểu điểm:
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
 (3 điểm)
 - Câu đặc biệt dùng để : (3 điểm)
 + Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
 + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự việc, hiện tượng.
 + Bộc lộ cảm xúc.
 + Gọi đáp.
 - Đặt câu đúng là câu đặc biệt. ( 4 điểm) 
 b) Dạy nội dung bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt có những trường hợp người ta dùng câu rút gọn hoặc có lúc dùng câu đặc biệt. Nhưng cũng nhiều khi người ta lại dùng câu dài hơn câu vốn có, đó là trường hợp mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó.
( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Đặc điểm của trạng ngữ.
 1. Ví dụ:
 GV
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ (SGK,T.39):
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. []
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “ văn minh”, “ khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
 ( Thép Mới)
? Tb 
* Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trên?
- người dân cày Việt Nam // dựng nhà, dựng cửa, vỡ 
 CN VN
 ruộng khai hoang.
- Tre // ăn ở với người  
 CN VN
- Cối xay tre // nặng nề quay  xay nắm thóc.
 CN VN VN
? Yếu 
* Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy xác định trạng ngữ cho mỗi câu trên?
- Các trạng ngữ trong các câu trên là:
 + Dưới bóng tre xanh
 + đã từ lâu đời
 +  đời đời, kiếp kiếp
 + từ nghìn đời nay
? Tb 
* Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
+ Dưới bóng tre xanh (Bổ sung thông tin về địa điểm)
+ đã từ lâu đời (Bổ sung thông tin về thời gian)
+  đời đời, kiếp kiếp. (Bổ sung thông tin về thời gian )
+ từ nghìn đời nay (Bổ sung thông tin về thời gian)
? Kh 
* Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
- Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang các vị trí khác nhau như:
 + Người dân cày Việt nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
 + Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
 + Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.
 HS
- Đọc lại các ví dụ (lưu ý về mặt hình thức, khi nói và khi viết)
? Kh 
* Khi nói và viết, giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ có thể phân biệt bằng cách nào?
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phảy khi viết.
? Tb 
* Qua tìm hiểu ví dụ trên, em có nhận xét gì về đặc điểm của trạng ngữ?
 HS 
 GV 
- Dựa vào ghi nhớ trả lời. 
- Nhận xét, chốt nội dung bài học => 
2. Bài học:
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
 + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
 + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Đọc * ghi nhớ: (SGK,T.39)
 GV
Chuyển: Để nắm chắc hơn đặc điểm của trạng ngữ, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo.
II. Luyện tập. (15′)
1. Bài tập 1: 
(SGK,T.38, 39)
 HS
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.38, 39).
?BT1
* Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ “mùa xuân” là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ “mùa xuân” đòng vai trò gì?
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là múa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
 HS
- Suy nghĩ, làm việc cá nhân (3′).
 GV
- Gọi HS trình bày kết quả.
 HS
- Theo dõi, nhận xét, chữa bổ sung:
* Trạng ngữ:
Câu b: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
* Các câu còn lại, mùa xuân đóng vai trò sau:
- Câu (a): Cụm từ mùa xuân nằm trong thành phần chủ ngữ.
- Câu (c): Cụm từ mùa xuân làm phụ ngữ cho cụm động từ.
- Câu (d): Cụm từ mùa xuân là câu đặc biệt. 
2. Bài tập 2:
(SGK,T. 39)
 HS
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T. 39).
?TB2
* Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích?
 HS
- Suy nghĩ, làm bài tập cá nhận sau đó đứng tại chỗ trả lời kết quả (có nhận xét, bổ sung):
* Trạng ngữ:
a) [] như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết [] khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, [] Trong cái vỏ xanh kia [] Dưới ánh nắng [...].
b) [] với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây []
3. Bài tập 3: 
(SGK,T. 39)
 HS
- Đọc yêu cầu bài tạp 3 (SGK,T. 39).
?TB3
* Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học:
a) Hãy phân loại các trạng ngữ vừa tìm được qua bài tập 2.
b) Kể thêm những trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh hoạ.
 2 HS
 GV
- Lên bảng làm bài tập theo yêu cầu. 
- Cùng HS theo dõi, nhận xét, chữa bổ sung:
a) Phân loại các trạng ngữ:
- Như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết Š Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi Š Trang ngữ chỉ nơi chốn.
- Trong cái vỏ xanh kia [] Dưới ánh nắng [...] Trang ngữ chỉ nơi chốn.
- Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây Š Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện.
b) Những trạng ngữ khác:
- Trạng ngữ chỉ mục đích: (kèm theo các từ để, cho, vì): Vì Tổ quốc, chúng ta không tiếc xương máu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: (kèm theo các từ vì, do, tai): Tại mệt, bạn ấy nghỉ học.
- Trạng ngữ chỉ đối tượng (kèm theo các từ về, đối, với): Đối với học sinh, học yếu là một điều đáng xấu hổ.
- Trạng ngữ chỉ tình thái: 
- Ái ngại, mọi người xúm lại động viên bạn.
- Xong việc, tôi sẽ về ngay.
c) Củng cố, luyện tập: ( 2′)
	- ? HS: Trạng ngữ của câu có đặc điểm gì?	
- GV khái quát lại toàn bộ nội dung của văn bản.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 2′)
- Về nhà học bài, nắm chắc nội dung bài học (ghi nhớ trong SGK,T39)
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh theo câu hỏi trong SGK.
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7Tuan 23.doc