Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai; những đặc điểm của TV; những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Về kỹ năng:
- Nắm được những đ.điểm nổi bật trong NT nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính kh.học.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu quý, giữ gìn vốn tiếng Việt; yêu thích thể văn nghị luận.
tuần 24 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 21. văn học Tiết 85: sự giàu đẹp của tiếng việt - Đặng Thai Mai - (Hướng dẫn đọc thêm) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai; những đặc điểm của TV; những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn. 2. Về kỹ năng: - Nắm được những đ.điểm nổi bật trong NT nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính kh.học. 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS tinh thần yêu quý, giữ gìn vốn tiếng Việt; yêu thích thể văn nghị luận. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo - Những điều cần lưu ý: Đ.trích này tập chung nói về đặc tính đẹp và hay của TV> Bài văn rất chặt chẽ trong lập luận và có bố cục rõ ràng, hợp lí. Bài văn gần với văn phong kh.học hơn là văn phong NT. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Chúng ta là người VN, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ-tiếng nói của toàn dân-tiếng Việt-để suy nghĩ, nói năng, g.tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng nói VN có những đ.điểm, những g.trị gì và sức sống của nó ra sao. Muốn hiểu sâu để cảm nhận 1 cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói DT VN. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu văn bản Sự giàu đẹp của TV của Đặng Thai Mai. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút ) - Gọi HS đọc phầm chú thích (*) sgk. H: Dựa vào phần c.thích *, em hãy g.thiệu 1 vài nét về tác giả ? - Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động XH có uy tín. H: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản ? - Trích trong bài n.cứu “TV, một biểu hiện hùng hồn của sức sống DT”. - GV đọc mẫu, hươnggs dẫn HS đọc - Hd đọc: Giọng rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh những câu in nghiêng (mở - kết). - Cho HS đọc các chú thích từ khó. H: Tác giả đã dùng phình thức nào để tạo lập văn bản ? Vì sao em x.định như vậy ? - Hình thức nghị luận, vì văn bản này chủ yếu là dùng lí lẽ và d.chứng. H: Em hãy tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mối đoạn ? - Đoạn 1,2 (MB): Nhận định chung về p.chất giàu đẹp của TV. - Đoạn 3: +TB: CM cái đẹp, cái hay của TV. +KB (câu cuối): Nhấn mạnh và k.định cái đẹp, cái hay của TV. H: Câu văn nào nêu ý kq về p.chất của TV ? H: Câu văn này có ý nghĩ gì ? H: Trong nhận xét đó, tác giả đã phát hiện ph.chất TV trên những ph.diện nào ? - Một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay H: T.chất giải thích của đ.v này được thể hiện bằng 1 cụm từ lặp lại đó là cụm từ nào ? H: Vẻ đẹp của TV được giải thích trên những yếu tố nào ? H: Lời giải thích đó có ý nghĩ gì ? H: Dựa trên căn cứ nào để tác giả nhận xét TV là 1 thứ tiếng hay ? H: ĐV này LK 3 câu với 3 ND: Câu 1 nêu nhận xét kq về p.chất của TV, câu 2 giải thích cái đẹp của TV và câu 3 giải thích cái hay của TV. Qua đó em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Cách lập luận đó có t.dụng gì ? H: ý chính của đoạn 3 là gì ? Khi CM cái hay, cái đẹp của TV, tác giả đã lập luận bằng những luận điểm phụ nào ? H: Để CM vẻ đẹp của TV, tác giả đã dựa trên những đặc sắc nào trong c.tạo của nó ? H: ở đây tác giả chưa có dịp đưa ra những d.c sinh động về sự giàu chất nhạc của TV. Em hãy tìm 1 câu thơ hoặc ca dao giàu chất nhạc ? - Chú bé loắt choắt... nghênh nghênh. H: Tính uyển chuyển trong câu cú TV được tác giả xác nhận trên chứng cớ đ.s nào ? H: Hãy giúp tác giả đưa ra 1 d.c để CM cho câu TV rất uyển chuyển ? - Người sống đống vàng. Đứng bên ni đồng... H: Em có nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của TV ? H: Tác giả đã quan niệm như thế nào về 1 thứ tiếng hay ? H: Dựa vào chứng cớ nào để tác giả xác nhận các khả năng hay đó của TV ? H: Em hãy giúp tác giả làm rõ thêm các khả năng đó của TV bằng 1 vài d.c cụ thể trong ngôn ngữ văn học hoặc đ.s ? - - Các màu xanh khác nhau trong đ.v tả nc biển Cô Tô của Nguyễn Tuân. Sắc thái khác nhau của các đại từ ta trong thơ BHTQ và thơ Ng.Khuyến... H: Nhận xét lập luận của tác giả về TV hay trong đ.v này ? *3 Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút) H: Bài nghị luận này mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về TV ? H: nêu những đặc sắc về nghệ thuật thể hiện của tác giả ? I - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Đặng Thai Mai (1902-1984), quê ở Thanh Chương - Nghệ An. 2. Tác phẩm: II - Tìm hiểu văn bản. -Hình thức nghị luận. * Bố cục: 3 phần 1. Nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của TV: - “TV có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay”. -> Nhận xét k.quát về ph.chất của TV (luận đề - luận điểm chính). - “Nói thế có nghĩa là nói rằng” - Nhịp điệu: hài hoà về âm hưởng thanh điệu. - Cú pháp: tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. -> Giải thích cái đẹp của TV. - Đủ kh.năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người VN. - Thoả mãn cho yêu cầu của đ.s v.hoá nc nhà qua các thời kì LS. => Cách lập luận ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý kq đến ý cụ thể – Làm cho người đọc, người nghe dễ theo dõi, dễ hiểu. 2. Chứng minh cái đẹp, cái hay của tiếng Việt: a. Tiếng Việt đẹp như thế nào ? *Trong c.tạo của nó: - Giàu chất nhạc: + Người ngoại quốc nhận xét: TV là 1 thứ tiéng giàu chất nhạc. + H.thống ng.âm và phụ âm khá ph.phú... giàu thanh điệu... giàu hình tượng ngữ âm. ->Những chứng cớ trong đ.s và trong XH. - Rất uyển chuyển trong câu cú: Một giáo sĩ nc ngoài: TV như 1 thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch...uyển chuyển...ngon lành trong những câu tục ngữ ” => Cách lập luận kết hợp chứng cớ kh.học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc. b. Tiếng Việt hay như thế nào ? - Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người. - Thoả mãn yêu cầu của đ.s văn hoá ngày càng phức tạp. - Từ vựng... tăng lên mỗi ngày 1 nhiều. - Ngữ pháp... uyển chuyển, c.xác hơn. - Không ngừng đặt ra những từ mới... => Cách lập luận dùng lí lẽ và các chứng cớ kh.học, có sức thuyết phục người đọc ở sự c.xác kh.học nhưng thiếu d.c cụ thể. III - Tổng kết. * Ghi nhớ. Sgk. T 37 *4 Hoạt động 4: (6 phút ) 4. Củng cố. - Tìm d.c thể hiện sự giàu đẹp của TV về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6,7 ? Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con. => Hai câu ca dao là lời than thở, thể hiện 1 nỗi lo lắng u buồn về h.cảnh sống. Các từ đầy, gầy là những âm bình, mang âm hưởng lo âu, than vãn về 1 h.cảnh sống. 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 21. phần tiếng việt Tiết 86: thêm trạng ngữ cho câu A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu. - Một số trạng ngữ thường gặp; vị trí của trạng ngữ trong câu. - Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học 2. Về kỹ năng: - Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu; phân biệt các loại trạng ngữ. 3. Về thái độ: Thấy được sự phong phú của tiếng Việt; Có ý thức sử dụng trạng ngữ trong khi nói và viết. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo - chuẩn bị bảng phụ. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu bài theo sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu đặc biệt ? Đặt một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của nó. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Trong tiếng Việt có một bộ phận các thành phần nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm C-V. Trạng ngữ là một thành phần như thế. Vậy thế nào là trạng ngữ ? Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (15 phút) - GV treo bảng phụ chép đoạn trích. - Gọi HS đọc đoạn trích. H: Đoạn văn có mấy câu ? H: Xác định nòng cốt câu của các câu 1, 2, 6 ? H: Xác định trạng ngữ trong các câu trên và cho biết tác dụng của chúng trong câu ? H: Em hãy đặt câu trong đó có sử dụng TRN và chỉ ra ý nghĩa của các TRN đó ? - Bốp bốp, nó bị hai cái tát.->cách thức diễn ra sự việc. - Nó bị điểm kém, vì lười học.->ngnhân - Để không bị điểm kém, nó phải chăm học.->m.đích. - Nó đến trường bằng xe đạp.->ph.tiện. H: Về ND (ý nghĩa) TN được thêm vào câu để làm gì ? H: Về hình thức TN có thể đứng ở những v.trí nào trong câu ? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (20 phút) - HS trao đổi thảo luận theo bàn - Gọi 2 - 3 HS trả lời - Các em khác nhận xét - GV nêu đáp án - Gv chia lớp làm 3 nhóm tiến hành thảo luận. - Gọi đại diện các nhóm trình bày và nhận xét chéo - GV nêu đáp án - HS sửa chữa. I. Đặc điểm của trạng ngữ 1. Ví dụ: - Câu 1,2: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày VN / dựng nhà,..., khai hoang. Tre / ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. ->Bỗ xung thông tin về th.gian, đ.điểm. - Câu 6: Cối xay tre nặng nề quay /, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.->Th.gian. * Ghi nhớ Sgk. T 39 II - Luyện tập. 1. Bài tập 1: Đáp án: a. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của HN-/ là ...->CN. b. Mùa xuân, cây gạo / gọi đến bao... ->TRN th.gian. c. Tự nhiên... : Ai cũng chuộng mùa xuân. ->Phụ ngữ. d. Mùa xuân ! Mỗi khi... -> Câu đ.biệt. 2. Bài tập 2 + 3 Đáp án: a - Câu 1: Như báo trước...tinh khiết ->TN nơi chốn, cách thức. - Câu 2: Khi đi qua...xanh, mà hạt thóc... tươi ->TN nơi chốn. - Câu 3: Trong cái vỏ xanh kia ->TN nơi chốn. - Câu 4: Dưới ánh nắng ->TN nơi chốn. b. - Với khả năng thích ứng... trên đây ->TN cách thức. *4 Hoạt động 4: (5 phút ) 4. Củng cố. - HS đọc lại phần ghi nhớ. 5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 21. tập làm văn Tiết 87: tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Đặc điểm của phép lập luận, chứng minh trong bài văn nghị luận; yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong VBNL; phân tích phép lập luận, chứng minh trong bài văn nghị luận. 3. Về thái độ: - Có ý thức tìm hiểu thể văn lập luận chứng minh B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Trong văn nghị luận người ta thường sử dụng những ph.pháp lập luận nào ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Trong cuộc sống đôi khi ta gặp những trường hợp phải dùng chứng cứ chính xác để chứng minh về một điều nào đó là đáng tin cậy. Vậy đó là thể văn nào ? Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (32 phút) H: Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đ.s khi nào người ta cần CM ? - VD: Khi cần xác nhận CM về tư cách công dân, ta đưa ra giấy chứng minh thư. Khi cần xác định, CM về ngày sinh của mình, ta đưa ra giấy khai sinh H: Khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói của mình là thật, em phải làm như thế nào ? H: Qua đó em hiểu thế nào là chứng minh trong đời sống ? H: Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ s.dụng lời văn (không dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ? - Gv: Những d.c trong văn nghị luận phải hết sức chân thực, tiêu biểu. Khi đưa vào bài văn phải được lựa chọn, p.tích. Dẫn chứng trong văn chương cũng rất đa dạng đó là những số liệu cụ thể, những câu chuyện, sự việc có thật. Và d.c chỉ có g.trị khi có xuất xứ rõ ràng và được thừa nhận. - Gọi HS đọc bài văn trong sgk. H: Luẩn điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó ? H: Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, Bài văn đã lập luận như thế nào ? H: Em hiểu thế nào là phép lập luận CM trong văn nghị luận ? I. Mục đích và ph.pháp chứng minh 1. Trong đời sống: - Có những trường hợp ta cần xác nhận 1 sự thật nào đó - Đưa ra những bằng chứng để thuyết phục, bằng chứng ấy có thể là người (nhân chứng), vật (vật chứng), sự việc, số liệu... * Ghi nhớ. Sgk T 42 2. Trong văn bản nghị luận: - Người ta chỉ dùng lí lẽ, d.c (thay bằng vật chứng, nhân chứng) để k.đ 1 nhận định, 1 luận điểm nào đó là đúng đắn. 3. Bài văn nghị luận: Đừng sợ vấp ngã. - Luận điểm: Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ... không sao đâu. Và khi kết bài, tác giả nhắc lại 1 lần nữa luận điểm: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng lo sợ hơn là bạn...hết mình. - Lập luận: Mọi người ai cũng từng vấp ngã, ngay những tên tuổi lừng lẫy cũng từng bị vấp ngã oan trái. Tiếp đó tác giả lấy d.c 5 danh nhân từ Oan-Đít-xnây đến En ri cô, Ca ru xô là những người đã từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng. * Ghi nhớ. Sgk. T 42 *3 Hoạt động 3: (4 phút ) 4. Củng cố. - Gv hệ thống lại nội dung bài. - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 21. tập làm văn Tiết 88: tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiếp) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Hiểu sâu hơn đặc điểm của phép lập luận, chứng minh trong bài văn nghị luận; yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong VBNL; phân tích phép lập luận, chứng minh trong bài văn nghị luận. 3. Về thái độ: - Có ý thức tìm hiểu thể văn lập luận chứng minh B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là phép lập luận CM trong văn nghị luận. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh. Để củng cố và hiểu sâu hơn điều đố giờ này ta sẽ cùng nhau đi làm một số bài tập... Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (35 phút) - Gv chia lớp làm 3 nhóm để thảo luận làm bài tập. - GV nêu một số câu hỏi và cách làm để hướng dẫn HS: H: Bài văn nêu lên luận điểm gì ? H: Hãy tìm những câu mang luận điểm đó ? H: Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không ? H: Cách lập luận CM của bài này có gì khác so với bài Đừng vấp ngã ? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả - Các nhóm đánh giá phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét, bổ sung và cho điểm 15 phút. II - luyện tập. * Bài văn: “Không sợ sai lầm” a. Luận điểm: Không sợ sai lầm. - Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào... hèn nhát trước cuộc đời. - Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại...không bao giờ có thể tự lập được. - Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì ? - Khi tiếp bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm. b. Luận cứ: - Bạn sợ sặc nc thì bạn không biết bơi, bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ. - Một người không chịu mất gì thì sẽ không được gì. - Tác giả còn nêu nhiều luận cứ và p.tích sai lầm cũng có 2 mặt, nó đem lại tổn thất nhưng lại đem đến bài học cho đời... Thất bại là mẹ thành công. c. Cách lập luận CM ở bài này khác với bài Đừng sợ vấp ngã: Bài Không sợ sai lầm người viết dùng lí lẽ để CM, còn bài Đừng sợ vấp ngã chủ yếu dùng d.c để CM. *4 Hoạt động 4: (4 phút ) 4. Củng cố. - Gọi 1 HS đọc lại phần ghi nhớ - GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,... 5. Dặn: HS về học bài, làm bt 3, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... ======================== Hết tuần 24 ========================
Tài liệu đính kèm: