Giúp HS :
- Cảm nhận được 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị (trong lốisống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài. Đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
- Nhớ và thuộc được 1 số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.
B. Chuẩn bị:
Tuần :24. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : 93. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ -PHẠM VĂN ĐỒNG- A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : Cảm nhận được 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị (trong lốisống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết. Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài. Đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. Nhớ và thuộc được 1 số câu văn hay, tiêu biểu trong bài. B. Chuẩn bị: * Thầy: Nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án. Ảnh Bác Hồ cùng thủ tướng Phạm Văn Đồng . Toàn bài viết của thủ tướng: “ Hồ Chủ Tịch hình ảnh của dân tộc tinh hoa của thời đại”. * Trò: Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, chú thích, soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ 1: Khởi động : * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. * Kiểm tra : (?) Vì sao có thể khẳng định: Tiếng Việt rất đẹp, rất hay? (?) Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, chúng ta phải làm gì? (?) Em hãy nêu những dẫn chứng cụ thể để làm rõ nhận định: Tiếng Việt giàu đẹp về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp? * Giới thiệu bài: ** Đồng chí Phạm Văn Đồng là 1 trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi của chủ tịch HCM. Đặc biệt, trong hơn 30 năm giữ cương vịThủ tướng chính phủ, có điều kiện sống và làm việc bên cạnh BH, ông đã viết cuốn sách và bài báo về Bác, mà tiêu biểu là “Chủ tịch HCM tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”- 1970. Viết về BH thủ tướng không chỉ nói về cuộc đời hoạt động CM và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại mà vô cùng giản dị. Hôm nay, * Lớp trưởng báo cáo. -Hai học trả bài. -Nghe và ghi tựa bài vào tập Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò chúng ta cùng tìm hiểu phẩm chất cao đẹp này của chủ tịch HCM qua đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng PhạmVăn Đồng- người học trò xuất sắc- người cộng sự gần gũi nhiều năm với BH. HĐ2: Đọc - hiểu văn bản . I/Tìm hiểu chung : 1)Tác giả: Chú thích trang 54. 2)Thể loại: Nghị luận chứng minh. 3)Bố cục: II/Tìm hiểu văn bản: 1) Đặt vấn đề: Trực tiếp vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của nó vừa giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị. 2)Giải quyết vấn đề a)Chứng minh đời sống giản dị, khiêm tốn của BH: -Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, giản dị. -Cái nhà sàn gỗ thoáng * Nêu yêu cầu đọc:Vừa mạch lạc, rõ ràng vừa sôi nổi biểu hiện được tình cảm của tác giả. * Đọc mẫu 1 đoạn, gọi 2 HS đọc đến hết bài. * Gọi HS đọc chú thích. (?) Bài văn thuộc thể loại gì? Nêu luận điểm chính của toàn bài? (?) Theo em, bố cục của bài văn này có gì đáng lưu ý? Nó có phần kết luận không? Vì sao? * Cho HS đọc 2 câu đầu. (?) Vấn đề tác giả nêu ra ở đây là gì? Đức tính giản dị và khiêm tốn của BH được nhấn mạnh và mở rộng ntn trước khi chứng minh? * Cho HS đọc đoạn: “ Con người của Bác Nhất, Định, Thắng, Lợi. (?) Tác giả đã chứng minh vấn đề, nêu lên luận điểm, luận cứ ntn? Theo trình tự nào, có hợp lí cà có sức thuyết phục không? Vì sao? * Nghe . * Đọc văn bản. * Đọc chú thích. * Nhận xét cách đọc. - Đức tính giản dị của BH. * Quan sát , suy nghĩ, phát biểu: Bố cục: 2 phần: + MB: “ tuyệt đẹp”: Sự nhất quán giữa cuộc đời CM và cuộc sống giản dị, thanh bạch của BH. + TB: “Còn lại”: Chứng minh sự giản dị của BH trong sinh hoạt, lối sống, việc làm. + Không có kết bài vì là đoạn trích. * Đọc. * Cá nhân: + Nêu trực tiếp và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, đặt nó trong mối quan hệ giữa cuộc đời hoạt động chính trị cách mạng và đời sống giản dị hằng ngày, trong sự nhất quán, thống nhất cao độ. + Giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị đặc biệt ấy được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm đầy sóng gió vì 1 mục đích cao đẹp. * Đọc. * Thảo luận nhóm, phát biểu: - Câu đầu khái quát luận điểm thành 3 luận điểm phụ: Đời sống giản dị của HCT (bữa cơm và đồ dùng, cái nhà, lối sống) - Lần lượt chứng minh từng khía Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò mát, tao nhã. -Lối sống tự mình làm việc từ lớn đến nhỏ. ® Luận cứ toàn diện, dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực. Þ Giàu sức thuyết phục. -Đoạn 4: Giải thích và bình luận về phẩm chất giản dị của Bác ® Đề cao lối sống của Bác. b)Đức tính giản dị của BH trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong lời nói, bài viết: (?) Một số câu cảm xen kẽ trong đoạn có tác dụng gì? (?) Em có thể nhớ đọc lại 1 số câu thơ của chính BH (hoặc của người khác) nói về đời sống giản dị của Bác không? -Dùng tư liệu cá nhân minh hoạ cho HS (Bộ quần áo nâu, đôi dép lốp cao su, áo caki, nón cối ). * Cho HS đọc tiếp đoạn: “Nhưng chớ hiểu ngày nay” (?) Trong đoạn này, tác giả sử dụng dẫn chứng hay lí lẽ? Tác dụng của cách viết này là gì? (?) Em hãy tìm trong bài văn câu nói về mối quan hệ giữa đức tính giản dị và đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú của BH? (?) Vì sao tác giả nói đó là cuộc sống thật sự văn minh? (?) Tác giả nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này ntn? Có câu văn, thơ nào, lời nói nào của Bác hoặc người khác về vấn đề này? cạnh bằng cách chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực. ® Nhận xét, bình luận để kết lại từng ý (đoạn văn hấp dẫn hơn). - Sự chứng minh giàu sức thuyết phục vì: + Luận cứ toàn diện (ăn, ở, lối sống). + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực. + Tác giả gắn bó lâu dài với Bác. * Thi đua các tổ. -Nghe. * Đọc. * Cá nhân: + Tác giả chêm vào đoạn giải thích, bình luận bắng lí lẽ sâu sắc, xác đáng (phân biệt lối sống giản dị với khắc khổ tu hành hay thanh tao, cô độc của nhà hiền triết, ẩn dật) ® Đánh giá cao lối sống của BH (văn minh, văn hoá). * Cá nhân. * Thảo luận: Vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. * Thảo luận: Người viết đưa ra 3 luận điểm nhưng chỉ dẫn chứng bằng 2 câu nói nổi tiếng của Bác. Do giới Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò Đoạn cuối, tác giả đưa ra 3 luận điểm phụ nhưng mới dẫn chứng bằng 2 câu nói tiêu biểu.Câu cuối mới chỉ dẫn đến kết 1 luận điểm. III/Tổng kết : * Đưa thêm dẫn chứng:Lời nói, bài viết giản dị của BH (tư liệu). (?) Nêu gía trị cơ bản về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài văn? * Cho HS đọc to ghi nhớ. * Đọc cho HS nghe những mẫu chuyện của BH (SGV- tài liệu tham khảo tranh 71) hoặc cho HS kể những mẫu chuyện nói về sự giản dị của BH mà em biết? (?) Bài văn dã thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với BH? (?) Qua bài văn, em hiểu ntn là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? hạn 1 đoạn trích nên không có thể dẫn chứng cụ thể, toàn diện. * Nghe. * Cá nhân: Ghi nhớ. * Đọc. * Nghe (kể). + Thấm đượm tình cảm kính yêu chân thành đối với BH. * Thảo luận: + Lối sống đơn giản mà tự nhiên, không cầu kì, xa hoa. + Trong suy nghĩ, nói năng, giao tiếp: Trong sáng, dễ hiểu. Þ Cách sống đẹp đáng giữ gìn và phát huy. HĐ3: Dặn dò : ** Đọc lại bài văn: Nắm luận điểm, cách chứng minh. * Học thuộc ghi nhớ. * Sưu tầm 1 số mẫu chuyện về đời sống của BH trong sách báo. * Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.Câu hỏisgk * Nghe và tự ghi nhớ. Tuần : 24 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : 94. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - Nắm được khái niêäm câu chủ động, câu bị động. - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. B. Chuẩn bị: * Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án + Bảng phụ. * Trò: Nghiên cứu, soạn bài trước.. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ1: Khởi động: * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. *Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh *Giới thiệu bài : ** “Tiếng Việt rất giàu và đẹp”, một trong những nét giàu đẹp của Tiếng Việt là diễn đạt linh hoạt, cấu trúc ngữ pháp phong phú, cùng 1 nội dung nhưng có nhiều cách nói như: -Thầy giáo phạt học sinh. -Học sinh bị thầy phạt. Thực chất, đó là 2 kiểu câu có những khác biệt về hình thức và nội dung, việc chuyển đổi kiểu câu như thế nhằm mục đich gì? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này qua bài học: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”. - Lớp trưởng báo cáo. -Tổ trưởng báo cáo . -Nghe. HĐ2: Hình thành kiến thức : 1/Câu chủ động và câu bị động : * Treo bảng phụ: Mọi người yêu mến em. Em được mọi người yêu mến. (?) Xác đinh chủ ngữ của 2 câu a, b? (?) Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào? * Quan sát, đọc. * Cá nhân: a.Mọi người.® Chủ ngữ biểu thị người thực hiện Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò a/Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) b/Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). 2/Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: * Khẳng định: Kiểu câu như câu a gọi là câu chủ động, câu b gọi là câu bị động. (?) Em hiểu thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? (?) Tại sao nói câu b là câu bị động tương ứng? -Bài tập nhanh: (?) Tìm câu bị động tương ứng với câu chủ động sau:(treo bảng phụ) 1. Người lái đò đẩy thuyền ra xa. 2. Nhiều người tin yêu Bắc. 3. Bọn xấu ném đá lên xe. 4. Thầy phạt Nam. * Treo bảng phụ: (mục 1 Trang 57) (?) Em sẽ điền câu a hay b vào chỗ trống trong đoạn trích? Vì sao? ** Chốt: Ngoài ra việc chọn câu bị động như thế còn có tác dụng thay đổi cách diễn đạt, tránh lập mô hình câu. Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn thay đổi thì câu văn phải luôn thay đổi để thoả mãn nhu cẩu giao tiếp của một hoạt động hướng đến người khác (biểu thị chủ thể của hành động) b.Em.® Chủ ngữ biểu thị người được hoạt động của người khác hướng tới (đối tượng của hoạt động) * Cá nhân phát biểu, đọc chậm nội dung ghi nhớ và tự ghi bài. * Thảo luận, trả lời: Vì đó là cặp câu luôn đi với nhau, nghĩa là có thể biến đổi câu chủ động Û câu bị động. Ngoài ra, còn nhiều câu khác không thể đổi được: Xe bị hết xăng. Nó bị ngã. Vải được mùa. Nó được đi bơi Þ Câu bình thường. Cá nhân: 1. Thuyền được (người lái đò) đẩy ra xa. 2. Bắc được mọi người tin yêu. 3. Xe bị bọn xấu ném đá. 4. Nam bị thầy phạt. * Quan sát, đọc. * Thảo luận trả lời: Chọn câu b vì nó tạo liên kết câu (hợp logic dễ hiểu hơn) * Nghe. Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành 1 mạch văn thống nhất. con người. Trong đó việc chuyển đổi câu chủ động Û bị động là 1 trong những cách góp phần làm cho việc giao tiếp sinh động hơn và có hiệu quả hơn. * Cho 3 HS đọc ghi nhớ và ghi bài. * Đọc gho nhớ và tự ghi bài. HĐ 3: Luyện tập : 3/Luyện tập: * Các câu bị động là: - Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. - Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. Þ Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trong đó, đồng thời tạo sự liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. * Cho HS đọc bài tập, thảo luận tổ. * Đánh giá. **Bài tập bổ trợ: (?) Xác định câu bị động trong số các câu có chứa bị hoặc được sau: (treo bảng phụ): Nhà chị bị giặc đốt nhiều lần. Tôi bị các ông tra tấn, đánh đập nhiều quá! Mình được 1 xâu cá. Xe bị hết xăng. Nó bị ngã. Nhà gần hồ. Nó định về quê. * Đọc bài tập, thảo luận. * Đại diện trình bày. * Tổ bạn nhận xét, bổ sung. * Nghe yêu cầu, đọc, thảo luận: 1. Câu bị động. Vì có câu chủ động tương ứng: + Giặc đốt nhà chị nhiều lần. + Nhiều lần, giặc đốt nhà chị. 2. Câu bị động. Vì có câu chủ động tương ứng: + Các ông tra tấn, đánh đập tôi nhiều quá! 3,4,5,6,7 Không phải câu bị động. Vì đây là câu bình thường. HĐ 4:Dặn dò : * Học bài ghi (2 ghi nhớ). * Chuẩn bị giấy viết bài ở lớp. * Xem lại cách làm bài lập luận chứng minh, nghiên cứu các dàn bài SGK trang 58 + các đề đã luyện tập và các điều lưu ý trang 58 SGK. * Nghe và tự ghi nhớ. Lưu ý Đối với câu có chứa bị , được. Chúng chỉ là câu bị động khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: Trong câu phải có mặt từ bị , được. Đứng sau bị, được phải là C – V, trong kết cấu này có thể lược C. Động từ trong kết cấu C – V sau bị, được phải là động từ ngoại động. Ví dụ: + Em được thầy giáo / phê bình. + Ngôi nhà ấy bị người ta / phá đi. + Hồng được (lược) / tặng thưởng. Tuần : 24 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : 95, 96 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TẠI LỚP A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : Ôn tập cách làm bài văn lập luận chứng minh cũng như các kiến thức Văn – Tiếng Việt có liên quan để vận dụng vào bài lập luận chứng minh cụ thể. Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm. B. Chuẩn bị: * Thầy: Đề và đáp án. * Trò: Ôn lại kiến thức, chuẩn bị giấy, viết làm bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Nội dung hoạt động Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ1: Khởi động: * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. *Kiểm tra sự chuẩn bị của học sin - Lớp trưởng báo cáo. * Nộp tài liệu, chuẩn bị giấy viết làm bài. HĐ2: Chép đề và theo dõi học sinh làm bài : ** Chép đề: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. * Ổn định trật tự, theo dõi, uốn nắn cho HS làm bài. ** Chép đề và trật tự làm bài. HĐ3: Thu bài : * Giáo viên thu bài học sinh. * Nộp bài. HĐ 4: Dặn dò : * Đọc văn bản: “Ý nghĩa văn chương”. + Tìm hiểu tác giả Hoài Thanh, chú thích trang 62. + Soạn 4 câu hỏi tìm hiểu văn bản. + Tìm hiểu trước phần luyện tập trang 63. * Nghe và tự ghi nhận. ĐÁP ÁN * Luận điểm: Lòng kiên trì, nhẫn nại, ý chí quyết tâm sẽ giúp ta thành công. I. Mở bài: - Lời dẫn dắt vào luận điểm: “” - Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. II. Thân bài: - Giải thích sơ lược ý nghĩa của câu tục ngữ. - Đưa lí lẽ chứng minh cho sự kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công: Bất cứ việc gì, dù đơn giản (học ngoại ngữ, rèn chữ viết, tập phát âm chuẩn) Nhưng không kiên trì, không có ý chí thì liệu có làm được không? Huống chi ở đời phải đương đầu với muôn ngàn khó khăn! Nếu gặp khó khăn mà nãn lòng thì làm sao đạt kết quả được. - Đưa dẫn chứng để chứng minh vấn đề người có chí thì thành công: + Từ việc nhỏ đến việc lớn (trong nước): Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Hiền, những người khuyết tật, Lương Đình Của, Nguyễn Ngọc Kí + Nước ngoài: Cô Pa-đu-la (mù) ® người mẫu; nhà văn Ốt-xtơ-rốp-xki mù ® nhà văn nổi tiếng - Khẳng định ý chí, lòng kiên trì, nhẫn nại giúp ta vượt qua khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ. Nêu ý nghĩa của nó. Mọi người nên tu dưỡng từ những việc làm cụ thể để khi ra đời thành công trong mọi việc.
Tài liệu đính kèm: