Giúp học sinh:
- Qua bài văn, cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích, bình luận nhắn gọn mà sâu sắc.
- Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.
Tuần 24 Tiết 93 Đức tính giản dị của bác hồ -Phạm Văn Đồng- A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Qua bài văn, cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết. - Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích, bình luận nhắn gọn mà sâu sắc. - Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài. B. Chuẩn bị - GV : soạn bài, tư liệu tham khảo. - HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra 15 phút A.Đề bài I. Khoanh tròn vào đầu đáp án mà em lựa chọn: Câu 1: Những thể loại văn học dân gian đã học là: a. Tục ngữ và truyện dân gian c. Tục ngữ, truyện cổ tích và ca dao b. Tục ngữ, ca dao- dân ca và truyện dân gian d. Tục ngữ, truyện ngụ ngôn và ca dao. Câu 2: Thể thơ mà ca dao thường sử dụng là: a. Tự do b. Song thất lục bát c. Lục bát d. Ngũ ngôn Câu 3: Cụm từ:“ Da mồi tóc sương” là tục ngữ. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 4: Câu tục ngữ: “ Một mặt người bằng mười mặt của” sử dụng biện pháp nghệ thuật: a. So sánh b. Nói quá c. ẩn dụ d. Nhân hóa II. Điền tiếp để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau. Phân tích nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ đó: nhớ kẻ trồng cây. B. Đáp án- biểu điểm I. 2đ, mỗi câu đúng: 0,5đ 1.b, 2.c, 3.b, 4.a II. 8đ Điền đúng phần còn thiếu: 1đ: ăn quả Phân tích được nội dung và nghệ thuật câu tục ngữ: 7đ * Hình thức: Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh * Nội dung:Phân tích được nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ - Nghệ thuật: ẩn dụ ăn quả: Hưởng thụ thành quả Trồng cây: tạo dựng thành quả -> Câu tục ngữ có ý nghĩ kháI quát và vô cùng sâu sắc: Khi hưởng thụ thành quả cần nhớ đến người đã tạo ra thành quả đó. -> Nhắc nhở con người về lòng biết ơn, sự trân trọng những thành quả mà mình được hưởng. 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Người hi sinh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Cũng chính ở con người vĩ đại và cao cả này, ta lại bắt gặp một đức tính quí báu mà không phải bất cứ vị lãnh tụ nào cũng có: Đó là đức tính giản dị. Bài văn "Đức tính giản dị của Bác Hồ" sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nét đẹp này ởcon người của Bác. Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt - HS đọc chú thích (*) – SGK ?Trình bày những nét chính về tác giả và xuất xứ bài viết? - Giáo viên hướng dẫn đọc mẫu. - Học sinh đọc ? giải thích từ "thanh bạch", "tao nhã", "hiền triết" ? Bài văn dùng phương thức nghị luận nào? ? Luận điểm chính trong bài ? ? Để làm rõ luận điểm trên, tác giả đã lập luận theo trình tự nào? ? Từ đây, hãy xác định bố cục của bài văn? (Không có phần kết bài vì đây là một đoạn trích) - HS chú ý đoạn từ đầu đến “thanh bạch, tuyệt đẹp.” ? Câu văn đầu tiên nêu vấn đề gì? ? Nhận xét về cách nêu vấn đề? ? Lời bình luận tiếp theo của tác giả nhấn mạnh điều gì? ? Theo em, từ ngữ nào là quan trọng nhất khi nói về đức tính giản dị của Bác? ? Khi nhận định về đức tính của Bác Hồ, tác giả có thái độ như thế nào? ? Nhận xét giọng văn, tình cảm của tác giả trong phần mở bài? ? Trong phần thân bài tác giả cho thấy đức tính giản dị của Bác được biểu hiện trên những phương diện nào? - Học sinh đọc đoạn " Con người của Bác thế giới ngày nay" ? Đoạn văn viết về vấn đề gì? ? Câu nào chứa đựng luận điểm của đoạn văn? ? Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào? ? Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng trong bài văn này? ? Đoạn văn ngắn, rất nhiều dẫn chứng song đọc lên rất thuyết phục và không hề khô khan. Vì sao? ? Đoạn văn nào giải thích rõ nguồn gốc lối sống giản dị của Bác? ? Em hiểu như thế nào về lời bình luận của tác giả ? ? Tình cảm của tác giả như thế nào trong lời bình luận này? ? Qua đoạn văn chứng minh đức tính giản dị của Bác trong lối sống, em rút ra được điều gì khi làm bài văn chứng minh? ? Để chứng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả dùng dẫn chứng nào? ? Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những dẫn chứng này? ? Vì sao Người lại chọn cách nói và viết giản dị như vậy? ? Em có nhận xét gì về lời bình luận cuối đoạn văn? ? Qua bài văn, em hiểu thêm được điều gì về Bác Hồ kính yêu? ? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả trong bài? - HS rút ra ghi nhớ/ SGK. - Học sinh đọc ghi nhớ. I. Giới thiệu chung: - Phạm Văn Đồng( 1906-2000) - Nhà Cách mạng nổi tiếng, nhà văn hoá lớn, nguyên là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Ông là học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi với chủ tịch Hồ Chí Minh. - Ông viết nhiều tác phẩm có tư tưởng sâu sắc và giản dị, lời văn trong sáng, hấp dẫn đặc biệt là là những bài viết về Hồ Chủ tịch . - Bài " Đức tính giản dị của Bác Hồ " trích từ bài " Chủ tịch Hồ Chí Minh - tinh hoa và khí phách dân tộc, lương tâm của thời đại" 1970 II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Đọc - chú thích: Yêu cầu đọc mạch lạc, rõ ràng, sôi nổi, cảm xúc. - HS giải nghĩa theo SGK 2. Bố cục: - Phương pháp nghị luận chứng minh . - Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Lập luận đi từ nhận xét khai quát đến những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác Hồ. * Bố cục: 2 phần. - Mở bài( nêu vấn đề ): từ đầu ð tuyệt đẹp. Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị của Bác Hồ - Thân bài: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ. - Trong sinh hoạt, - Lối sống và việc làm. - Giản dị trong lối sống - Giản dị trong cách nói và viết. 3. Phân tích: a. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ. - Câu 1: “Điều rất quan trọng ... sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị ... với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của HCT” è Nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề - nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ: - Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý ... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. è Bình luận, nhấn mạnh đức tính giản dị của Bác Hồ ð Giọng văn sôi nổi, lôi cuốn, trang trọng, từ ngữ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảmð Tình cảm tự hào, ngợi ca của tác giả. b. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ. * Giản dị trong lối sống: Câu đầu đưa ra 3 luận điểm phụ: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. - Bữa cơm: + Chỉ vài ba món đơn giản. + Lúc ăn không để rơi vãi. + ăn xong, bát sạch, thức ăn còn được sắp xếp tươm tất. - Cái nhà: Nhà sàn gỗ thoáng mát, tao nhã chỉ có 3 phòng. - Lối sống: Tự mình làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, quan hệ giản dị, thân ái với mọi người. ðDc tiêu biểu, liệt kê làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong quan hệ với mọi người - Giữa mỗi ý chứng minh đều có những câu cảm xen kẽ để bình luận và biểu cảm làm cho đoạn văn trở nên sâu sắc, hấp dẫn. + ở mỗi việc nhỏ đó + Tâm hồn Bác + Một đời sống như vậy thanh bạch - Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của ND. - Bác sống giản dị vì người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh ấy. - Lối sống giản dị hoà hợp với các giá trị tinh thần khác làm thành phẩm chất cao quý ở Bác Hồ. - Đó là biểu hiện của đời sống văn minh mà mọi người lấy làm gương sáng. ð Giải thích, bình luận sâu sắc, đúng với con người Bác, mang cảm xúc ngưỡng vọng của tác giả. ð Dẫn chứng phải cụ thể, sát thực đi kèm với cm là bình luận, giải thích có bộc lộ cảm xúc. * Giản dị trong cách nói và viết: - Đưa dẫn chứng hai câu nói nổi tiếng của Bác: + "Không có gì + " Nước Việt Nam là một ð Đó là những câu nói nổi tiếng về những chân lí lớn lao của thời đại mà mỗi người dân VN ai cũng biết. - Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được, ð Lời bình luận đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị và sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi gợi lòng yêu nước, ý chí cách mạng của quần chúng nhân dân. - Khẳng định tài năng lớn, có thể viết thật giản dị những điều thật lớn lao của Bác. 4. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK. 4. Củng cố – Luyện tập: 1. Đọc một câu văn, câu thơ mà em biết nói về đức tính giản dị của Bác? 2. Qua bài văn, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn trình bày điều đó? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học theo nội dung phân tích, học hiểu ghi nhớ. - Tìm hiểu những tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. - Hoàn thiện bài tập. - Xem trước bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” ****************************************** Tiết 94 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động. - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Có ý thức sử dụng câu chủ động, bị động đúng mục đích, hợp lý trong khi nói và viết. B. Chuẩn bị - GV soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ, bảng phụ. - HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt - GV treo bảng phụ. - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. ? Hai câu sau đây có gì giống và khác nhau? - Về nội dung? - Về hình thức? ? Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động? câu bị động? - HS khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK. - Học sinh ghi nhớ 1 ? Đặt một câu chủ động và chuyển câu đó thành câu bị động? ? Tham gia vào thành phần của câu bị động thường có từ nào? ? Câu sau đây có phải là câu bị động không? VD: a. Cơm bị cháy b. Nó được đi bơi ð Mặc dù có sử dụng "bị", "được" nhưng hai câu trên không phải là câu bị động Câu a: không rõ chủ thể của hành động. Câu b: "đi bơi" là động nội động (hoạt động chính của chủ thể) chứ không phải động từ ngoại động (hoạt động của người, vật khác tđ vào) ð Câu bình thường - Học sinh đọc ví dụ: ? Em hãy chọn câu nào để điền vào chỗ trống ? giải thích lý do? ? Từ ví dụ này em rút ra nhận xét gì về tác dụng của câu bị động? ? So sánh hai cách viết sau: b. Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, ngửi chỗ kia một tí. * Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, ngửi chỗ kia một tí. ? Qua 2 ví dụ, em thấy việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động có tác dụng gì? - HS khái quát rút ra ghi nhớ. - Học sinh ghi nhớ - Học sinh đọc bài tập 1 (sgk) ? Tìm câu bị động trong đoạn văn? Giải thích vì sao? ? Chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động. Có câu nào không chuyển được không? Vì sao? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - HS làm ra phiếu học tập. - GV thu phiếu học tập à nhận xét. I. Câu chủ động và câu bị động: 1. Ví dụ : (SGK) 2. Nhận xét : a. Mọi người yêu mến em CN VN Chủ thể Đối tượng của hành động của hành động b. Em // được mọi người yêu mến. CN VN Đối tượng của hành động - Nội dung 2 câu hoàn toàn giống nhau. - Chủ ngữ câu a: chủ thể của hoạt động. - Chủ ngữ câu b: đối tượng của hoạt động [ Câu a là câu chủ động Câu b là câu bị động. 3. Ghi nhớ: SGK. - Câu chủ động: có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) - Câu bị động: có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) VD: - Thầy giáo phê bình An (CĐ) - An bị thầy giáo phê bình (BĐ) * Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy. ð Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy. ð Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi. ð Từ một câu chủ động có thể chuyển thành 1,2 câu bị động tương ứng. [ Tham gia vào câu bị động thường có từ “bị; được”. II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: Em được mọi người yêu mến ð Câu này giúp cho việc liên kết câu được chắc chắn hơn. Các câu trước đã nói về Thuỷ (qua CN "em tôi"), vì vậy sẽ là lôgic và dễ hiểu hơn nếu câu sau tiếp tục nói về Thuỷ qua CN "em". [ Sử dụng câu thứ nhất (câu chủ động) mạch văn sẽ khiến người đọc hiểu sai ý tưởng. [ Sử dụng câu bị động là hợp lí. 3. Kết luận: ð Đảm bảo mạch văn thống nhất, lk chặt - Tránh lặp kiểu câu, gây ấn tượng đơn điệu, nhàm chán. -Một vài trường hợp, giúp hiểu đúng ý nghĩa của câu. *. Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Có khi (các thứ của quý) được trưng bày - Tác giả "mấy vần thơ" liền được tôn làm ð Dùng kiểu câu bị động để tránh lặp lại kiểu câu đã dùng, tạo liên kết trong đoạn. 2. Bài tập 2: a. Thầy giáo phê bình em b. Người lái đò đẩy thuyền ra xa c. Bọn xấu ném đá lên tàu hoả d. Nó rời sân ga. đ. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. (Trường hợp: "Nó rời sân ga" không thể chuyển thành câu bị động vì không thể nói: sân ga được nó rời 4. Củng cố kiến thức: - GV cho HS làm bài tập trên bảng phụ. Tìm câu chủ động trong những câu sau đây: A. Cha mẹ tôi sinh được hai người con. B. Gia đình tôi chuyển về HN được 10 năm rồi. C. Bạn ấy được điểm 10. D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được bố mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập. à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm các bài tập vào vở. - Chuẩn bị làm bài viết tập làm văn số 5: lập luận chứng minh. ---------------------------------------------------------------- Tiết 95 + 96 viết Bài Tập làm văn số 5 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - Vận dụng kiến thức văn, tiếng Việt, TLV nghị luận chứng minh vào việc viết một bài văn lập luận chứng minh cụ thể. - Có thể đánh giá chính xác hơn trình độ viết văn nghị luận chứng minh của bản thân, có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm trong học tập của mình. - Qua bài viết, HS có ý thức quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị - GV ra đề bài. yêu cầu, biểu điểm. - HS ôn tập các kiến thức về văn nghị luận chứng minh đã học, chuẩn bị làm tốt bài kiểm tra. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới: I. Đề bài: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. II. Yêu cầu 1. Về hình thức - Kiểu bài: nghị luận chứng minh. - Bài có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng yêu cầu từng phần. - Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, đúng yêu cầu bài lập luận chứng minh, dẫn chứng thực tế, tiêu biểu có sức thuyết phục - Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. 2. Về nội dung - Luận điểm chính: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Tùy từng cách xây dựng lập luận của mỗi em, song bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau: *Rừng gắn bó với đời sống con ngời. - Rừng như người mẹ hiền che chở cho cuộc sống con người + Cân bằng môi trường sinh thái + Ngăn lũ + Trong kháng chiến, rừng là căn cứ quân sự lợi hại, cùng với nhân dân đánh đuổi quân thù - Rừng là nguồn tài nguyên dồi dào + Rừng cho gỗ quí + Rừng cung cấp dược liệu quí + Rừng là nơI trú ngụ của chim muông, động vật quí hiếm - Rừng là ngời bạn hiền của con người: điểm du lịch lí tưởng * Rừng đang bị tàn phá nặng nề, điều đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người - Cháy rừng - Khai thác tùy tiện -> Cảnh quan thiên nhiên xấu đi, không khí bị ô nhiễm, lũ lụt cuớp đi biết bao sinh mạng con ngời. * Bảo vệ rừng là việc làm không của riêng ai, không vì lợi ích của ai khác mà là vì chính cuộc sống của chúng ta. III. Biểu điểm Điểm 9,10: Bài đạt xuất sắc những yêu cầu trên, bài sâu sắc, có nhiều sáng tạo, văn phong sáng sủa. Điểm 7,8: Đạt những yêu cầu trên, tuy nhiên còn mắc một vài lỗi diễn đạt Điểm 5,6: Đảm bảo những yêu cầu cơ bản về nội dung, diễn đạt còn lủng củng, còn mắc lỗi chính tả Điểm 3,4: Nội dung sơ sài, bố cục chưa hoàn chỉnh, bài cẩu thả. Điểm 1,2: Bài quá yếu. 4. Củng cố kiến thức: - GV thu bài, nhận xét tinh thần, thái độ trong giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài "luyện tập viết đoạn văn chứng minh". - Chuẩn bị bài: ý nghĩa văn chương. + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK. Ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tài liệu đính kèm: