Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Bài 22, 23: Tiết 91: Tập làm văn: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Bài 22, 23: Tiết 91: Tập làm văn: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Bước đầu hiểu được cách làm một bài văn lập luận chứng minh.

 - Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn chứng minh vào việc giải quyết một vấn đề xã hội gần giũ, quen thuộc.

 - Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biết là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.

 - Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

 

doc 23 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Bài 22, 23: Tiết 91: Tập làm văn: Cách làm bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
NGỮ VĂN - BÀI 22, 23
Kết quả cần đạt: 
 - Bước đầu hiểu được cách làm một bài văn lập luận chứng minh.
 - Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn chứng minh vào việc giải quyết một vấn đề xã hội gần giũ, quen thuộc.
 - Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biết là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
 - Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Ngày soạn: 20/02/2009
Ngày dạy: 23/02/2009 Dạy lớp: 7B
 Ngữ văn.: Tiết 91. Tập làm văn:
 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1. Mục tiêu: Giúp HS
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở vững chắc hơn.
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh. Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
 b) Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề chứng minh, tìm ý và viết các phần đoạn trong bài văn chứng minh. 
 c) Về thái độ:
- Giáo dục HS lí tưởng hoài bào tốt đẹp, có lòng kiên trì trong học tập và cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, bài soạn - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18 
 a) Kiểm tra bài cũ: (4′) 
* Câu hỏi: Trình bày mục đích và phương pháp chứng minh.
* Đáp án - Biểu điểm: 
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
 b) Dạy nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: (1′) Để nắm bắt được các bước làm một bài văn lập luận chứng minh ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 HS
- Ghi đề lên bảng.
- Đọc đề văn.
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 
(25’)
* Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
? Tb
 HS
* Nhắc lại các bước làm một bài tập làm văn?
- Nhắc lại theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung) 
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
? Tb
* Xác định yêu cầu của đề?
* Tìm hiểu đề: 
+ Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh 
+ Nội dung: Chứng minh tính đúng đắn thể hiện trong câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
+ Phạm vi, giới hạn: Học tập, lao động, cuộc sống,Trong nước, ngoài nước,
 GV
- Muốn chứng minh được trước hết ta phải giải thích câu tục ngữ. 
* Tìm ý:
? Kh
* Hãy giải thích câu tục ngữ (Chí là gì? Nên là gì?) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
 HS
- Chí: hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì; Nên: sự thành công trong sự nghiệp.
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn ý trí nghị lực kiên trì của con người trong cuộc sống. Ai có ý chí nghị lực và sự kiên trì thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
? Kh
* Muốn chứng minh được tư tưởng nêu trong câu tục ngữ ta có thể lập luận theo mấy cách, đó là những cách nào?
 HS
- Có 2 cách:
+ Nêu lí lẽ
+ Nêu dẫn chứng 
- Có thể kết hợp được cả hai cách trên
? Giỏi
* Hãy xác định lí lẽ đưa ra để chứng minh?
 HS
- Lí lẽ:
+ Ở đời làm việc gì mà không gặp khó khăn, nếu bỏ dở thì không làm được việc gì.
+ Bất cứ việc gì dù đơn giản hay phức tạp nếu không có chí...
+ Con người muốn làm nên sự nghiệp lớn thì phải có ý chí, quyết tâm sự kiên trì thì mới thành công.
? Tb
* Cần phải đưa ra những dẫn chứng nào? Dẫn chứng lấy ở đâu?
 HS
- Dẫn chứng lấy từ thực tế.Ví dụ:
+ Thầy Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà đỗ đại học.
+ Các vận động viên khuyết tật đạt huy chương vàng,...
? Yếu
* Bước thứ hai phải làm gì?
2. Lập dàn bài:
? Tb
* Phần mở bài cần nêu được ý chính nào?
a) Mở bài:
- Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
? Tb
Hãy sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng cho phần thân bài?
b) Thân bài:
 HS
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung)
- Xét về lí: 
+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm nên được việc gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công (Dẫn chứng)
+ Chí giúp ta vượt qua khó khăn tưởng chừng như không vượt qua được (dẫn chứng)
? Tb
* Em dự định kết bài như thế nào?
c) Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm. 
- Câu tục ngữ mãi là một chân lí đúng đắn.
- Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được những việc lớn. 
3. Viết bài:
? Yếu
* Khi viết bài cần phải theo trình tự như thế nào?
 HS
- Mở bài Š Thân bài Š kết bài.
a) Viết phần mở bài:
 HS
- Đọc đoạn mở bài T. 49.
? Kh
* Khi viết mở bài có cần lập luận không? Ba cách mở bài trên khác nhau về cách lập luận như thế nào?
 HS
- Viết mở bài cần lập luận.
- Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề (trực tiếp)
- Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng (gián tiếp)
- Cách 3: Suy từ tâm lí con người (gián tiếp)
? Tb
* Như vậy có mấy cách mở bài?
 HS
- Có 2 cách: mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
 GV
- Dù mở bài trực tiếp hay gián tiếp vẫn phải phù hợp với yêu cầu của đề.
b) Viết phần thân bài:
? Tb
* Làm thế nào để các phần, các đoạn có thể liên kết với nhau?
 HS
- Phải có từ ngữ phải có từ ngữ chuyển tiếp để liên kết các phần, các đoạn với nhau. VD: thật vậy, đúng như vậy,...
- Viết đoạn phân tích lí lẽ.
? Kh
* Nên viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào? 
 HS
- Có thể nêu lí lẽ trước rồi mới phân tích sau hoặc ngược lại.
? Tb
* Nên chọn những dẫn chứng như thế nào để có sức thuyết phục?
- Viết đoạn nêu các dẫn chứng:
- Dẫn chứng phải tiêu biểu: về những người nổi tiếng ai cũng biết họ nên mới có sức thuyết phục, như Nguyễn Ngọc Kí, những người khuyết tật vượt lên trên hoàn cảnh,...
GV
- Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn (VD tóm lại... hoặc nhắc lại ý của phần mở bài)
c) Viết phần kết bài:
HS
- Viết
d) Đọc lại và sửa chữa:
GV
- Cho HS đọc lại phần đã viết và tiến hành chữa lỗi.
? Tb
* Em có nhận xét về cách làm một bài văn lập luận chứng minh? 
 HS
 GV
- Trình bày.
- Khái quát và chốt nội dung bài học =>
2. Bài học:
 HS
- Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện tốt bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bài:
 + Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
 + Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 + Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần thân bài.
- Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
- Đọc * Ghi nhớ: (SGK,T.50)
II. Luyện tập. (15 phút)
 HS
- Đọc đề 1 (T.51).
Để giải quyết đề trên chúng ta phải lần lượt thực hiện những bước nào?
- Tìm hiểu đề, tìm ý ; Lập dàn ý; Viết bài; Đọc lại và sửa chữa.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
? Tb
* Xác định yêu cầu của đề bài?
 HS
- Yêu cầu:
 + Kiểu bài lập luận chứng minh.
 + Nội dung: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
 + Giới hạn: Dẫn chứng trong cuộc sống học tập, lao động,...
? Kh
* Đề làm được bài ta cần phải viết những gì? 
 HS
- Giải thích ý nghĩa tiềm ẩn của cách nói ẩn dụ: Kiên trì nhẫn nại thì sẽ thành công.
- Tập hợp các dẫn chứng trong cuộc sống,... cho thấy những trường hợp vì biết kiển trì phấn đấu mà thành công.
2. Lập dàn bài:
 HS
- Lập dàn ý đại cương theo từng phần:
a) Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ.
- Nêu luận điểm khái quát để chứng minh.
b) Thân bài:
 - Giải thích ý nghĩa tiềm ẩn của cách nói ẩn dụ: Kiên trì nhẫn nại thì sẽ thành công.
- Tập hợp dẫn chứng:
 + Trong cuộc sống:
. Trong lĩnh vực chiến đấu bảo vệ tổ quốc: Những cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
. Trong học tập: Dẫn chứng xưa và nay (danh nho Nguyễn Siêu - viết chữ rất xấu nhưng vì kiên trì luyện tập nên đã đã có được những nét chữ tuyệt đẹp, được tôn làm “Thần Xiêu” , còn có lưu lút ở đền Ngọc Sơn; Nguyễn Ngọc Kí,...
. Trong khoa học: Giáo sư tiến sĩ Lương Đình Của từ những hạt thóc giống quý quý báu đem từ Nhật về, mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo, ông đã đem lại giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao,...
 + Trong văn chương:
. Trong tục ngữ, ca dao dân ca,...
. Trong truyện ngụ ngôn hoặc truyện ngắn,...
c) Kết bài:
- Giá trị lâu bền và sâu rộng của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học cho bản thân.
 c) Củng cố, luyện tập: ( 2′)
	- GV Khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản trong tiết học; Lưu ý các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 2′)
- Nắm chắc nội dung bài. 
- Làm bài tập: lập ý chi tiết cho 1 trong 2 đề đã cho.
- Chuẩn bị bài luyện tập (T.51, 52)
===================================
Ngày soạn: 21/02/2009
Ngày dạy: 24/02/2009 Dạy lớp: 7B
 Tiết 92. Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
1. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS:
 a) Về kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết và cánh làm bài văn lập luận chngs minh.
 b) Về kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và bước đầu triển khai thành bài viết.
 c) Về thái độ:
- Giáo dục lòng biết ơn, trân trọng những thành quả do người khác đem lại.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18 
 a) Kiểm tra bài cũ: (5′) (Miệng)
	* Câu hỏi: Nêu cách làm bài văn lập luận chứng minh?
	* Đáp án - Biểu điểm:
- Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện tốt bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa. (3 điểm)
- Dàn bài:(5 điểm)
 	+ Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
 	+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 	+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần thân bài.
- Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. (2 điểm)
 b) Dạy nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: (1′) Trong tiết học trước, các em đã nắm cách làm bài văn lập luận chứng minh. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng luyện tập về phép lập luận này.
( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 HS
- Ghi đề văn lên bảng.
- Xem lại phần đã chuẩn bị ở nhà theo ... * Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác, tác giả chứng minh ở những phương diện nào?
 HS
- Tác giả chứng minh ở 2 phương diện: Trong lối sống và trong cách viết.
? Tb
* Ngay câu đầu ở đoạn văn thứ nhất phần thân bài,tác giả đã xác định rõ sự giản dị của Bác trong lối sống được bộc lộ ở phạm vi nào?Tìm những dẫn chứng cụ thể làm rõ tính giản dị của Bác ở từng điểm đó?
 HS
* Trong lối sống:
- Sự giản dị của Bác thể hiện ở:
+ Bữa cơm.
+ Đồ dùng
+ Cái nhà
+ Lối sống
- Bữa cơm chỉ có vài ba món ăn giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch [...] thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
- Cái nhà sàn vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng [] lông gió và ánh sáng phảng phất hương thơm của hoa vườn.
- Bác suốt đời làm việc [] từ việc lớn [] đến việc rất nhỏ [] việc gì tự làm được thì không cần người giúp.
- Người giúp việc phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay[].
? Kh
* Em có nhận xét gì về các dẫn chứng và cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn?Tác dụng?
 HS
- Nghệ thuật: liệt kê
- Dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, toàn diện và sát thực, có sức thuyết phục.
- Những điều mà tác giả nói ra còn được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu bền, gắn bó của tác giả với chủ tịch Hồ Chí Minh.
=> Qua những việc làm rất nhỏ .chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
? Tb
* Ngoài những chứng cứ mà tác giả nêu ra trong bài văn hãy tìm thêm một số chứng cứ khác nữa nói lên sự giản dị của Bác?
- Những đồ vật gắn bó quen thuộc: quần áo nâu, đôi dép lốp cao su.
- VD: Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
 Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
- Nơi Bác ở sàn mây vách gió
 Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà
 Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ...
* Cùng với việc đưa ra chứng cứ chứng minh cho sự giản dị của Bác tác giả còn đưa ra những lời bình luận rất sâu sắc, Hãy chỉ ra những câu văn bình luận đó của tác giả?
- Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.
? Tb
* Việc xen kẽ những bình luận ấy có tác dụng gì?
- Khẳng đinh lối sống giản dị của Bác. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nghe.
? Tb
* Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả cho ta biết những lí do nào dẫn đến đời sống giản dị của Bác?
- Bác sống giản dị bởi: Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của nhân dân.
? Kh
* Em hiểu như thế nào về lí do ấy?
- Sự giản dị của Bác được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân.
? Tb
* Em có nhận xét gì về những lời giải thích, bình luận của tác giả?
 HS
- Giải thích, bình luận sâu sắc, chính xác. Đánh giá cao ý nghĩa và giá trị lối sống của Bác giúp người đọc, người nghe nhìn nhận vấn đề trên một tầm bao quát toàn diện hơn. Lời giải thích, bình luận còn mang cảm xúc ngưỡng mộ, kính trọng của tác giả đối với Bác.
? Kh
* Em hiểu gì qua lời giải thích, bình luận ấy?
 HS
- Đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng tình cảm những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
- Đó là biểu hiện của đời sống văn minh mà mọi người cần lấy đó là gương sáng noi theo. Cuộc sống cao đẹp không màng vật chất.
? Tb
* Ở đoạn cuối văn bản, để làm sáng tỏ sử giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn chứng những câu nói nào của Bác?
 HS
* Trong cách nói và viết:
- Không có gì quý hơn độc lập tự do.
- Nước Việt Nam ... thay đổi.
? Tb
* Nhận xét của em về dẫn chứng trên?
 HS
- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. Và đó là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa (nội dung) và ngắn gọn, dễ nhớ, dẽ thuộc (hình thức). Mọi người đều hiểu biết, đều thuộc những câu nói này.
-> Bác nói những điều lớn lao ấy một cách thật giản dị. Vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được.
? Kh
? Tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong cách nói, viết?
 HS
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Từ đó có thể khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác
- VD: Khi đọc tuyên ngôn độc lập Bác hỏi: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không”? Hay “tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, là đất nước ta hoàn toàn độc lập, tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. 
? Tb
* Qua phân tích phần thân bài của bài văn em cảm nhận được gì về phẩm chất cao đẹp của Bác?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
 Đức tính mà sâu sắc trong lối sống, lời nói và viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Hồ Chí Minh.
? Kh
* Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
III. Tổng kết - Ghi nhớ: (3′)
 HS
- Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận. Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi, nhận xét sâu sắc.
- Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Đọc * Ghi nhớ: (SGK,T.55)
IV. Luyện tập:(4’)
? HS
* Tìm đọc thêm một số bài thơ để thấy rõ sự giản dị trong câu văn, câu thơ của người?
- Một số bài thơ trong tập thơ chữ Hán: Nhất kí trong tù: Trượt ngã, Vọng nguyệt.
Hoặc năm điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, di chúc, thư gửi các cháu nhân ngày khai trường...
c) Củng cố, luyện tập: ( 2′)
	- GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản trong tiết học.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1′)
- Về nhà học bài, tập phân tích lại văn bản, nắm chắc nội dung bài học (ghi nhớ trong SGK, T.55).
- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo câu hỏi trong SGK.
===============================
Ngày soạn: 23/02/2009
Ngày dạy: 27/02/2009 Dạy lớp: 7B
Ngữ văn: Tiết 94: 
CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
1. Mục tiêu: Giúp HS
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm câu bị động, câu chủ động. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 b) Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.
 c) Về thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học. 
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18 
 a) Kiểm tra bài cũ: (5′)
* Câu hỏi: Trạng ngữ có những công dụng gì? Cho ví dụ.
* Đáp án - Biểu điểm:
 Trạng ngữ có những công dụng:
 - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra các sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác. (4 điểm)
 - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. (4 điểm)
Ví dụ: HS lấy được ví dụ về trạng ngữ theo yêu cầu. (2 điểm)
 b) Bài mới:
* Giới thiệu bài:(1′) Những tiết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về câu rút gọn và câu đặc biệt. Tiết học hôm nay ta đi tìm hiểu câu chủ động, câu bị động, mục đích chuyển đổi câu chủ động và câu bị động là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Câu chủ động và câu bị động. (12 phút)
1. Ví dụ:
 GV
- Ghi ví dụ lên bảng:
a) Mọi người /yêu mến em.
 CN VN
b) Em/ được mọi người yêu mến.
 CN VN
 HS
- Đọc ví dụ.
? Tb
* Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu trên?
 HS
 GV
- Xác định.
- Gạch chân phân tích cấu trúc câu theo kết quả xác định của HS
? Kh
* Ý nghĩa của chủ ngữ trong 2 câu trên có gì khác nhau?
 HS
- Câu (a) CN là chủ thể thực hiện hoạt động “yêu mến”; là người thực hiện hành động hướng tời người khác.
- Câu (b) CN là đối tượng được hoạt động của người khác hướng tới.
 GV
- Câu có cấu tạo như câu (a) là câu chủ động; câu có cấu tạo như câu (b) là câu bị động.
? Tb
* Em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động?
 HS
 GV
? TB
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nội dung bài học.
* Lấy 1 ví dụ về câu chủ động, một ví dụ về câu bị động? 
- Ví dụ: 1. Cô giáo khen Nam.
 2. Nam được cô giáo khen.
2. Bài học:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
 HS
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.57)
* Ghi nhớ: (SGK,T.57)
 GV
- Chuyển: Người ta thường chuyển câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? Mời các em cùng tìm hiểu tiếp.
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1. Ví dụ:
 GV
- Dùng bảng phụ có ghi ví dụ:
 Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay ... ,tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
(Theo Khánh Hoài)
 GV
- Gọi HS đọc ví dụ - chú ý dấu (...)
? Kh
* Em sẽ điềm vào dấu ba chấm trong đoạn trích câu (a) hay câu (b)? Giải thích vì sao chọn?
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
 HS
- Chọn câu (b): Em được mọi người yêu mến.
- Vì câu (b) giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn tốt hơn. Câu trước đã nói về Thuỷ. Câu này là lời nhận xét, do đó chọn câu (b) sẽ lô gích, dễ hiểu hơn.
? Tb
* Như vậy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
2. Bài học:
 Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
 HS
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.58).
* Ghi nhớ: (SGK,T.58)
III. Luyện tập. (15 phút)
 HS
- Đọc yêu cầu bài tập (SGK,T.58):
* Bài tập trong SGK (T.58).
? BT
* Tìm câu chủ động trong đoạn trích? Giải thích vì sao tác giả chon cách viết như vậy?
 HS
- Câu chủ động trong các đoạn trích:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đề nhất thi sĩ.
- Tác giả chon cách viết như vậy là để tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó đồng thời tạo sự liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
? Tb
 HS
* Đặt 1 câu chủ động và 1 câu bị động?
- Lên bảng đặt câu theo yêu cầu (có nhận xét, chữa bổ sung)
2. Bài tập đặt câu:
c) Củng cố, luyện tập: ( 2′)
	- ? HS: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
	- GV khái quát lại toàn bộ nội dung của văn bản.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 2′)
- Về nhà học bài, nắm chắc nội dung bài học (ghi nhớ SGK,T.57, 58)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về phép lập luận chứng minh; tham khảo các đề bài trong SGK, chuẩn bị viết bài tập làm văn số 5 (90 phút tại lớp)
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7Tuan 25.doc