Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)

Mục tiêu cần đạt

 a. Kiến thức :

- Giúp HS nắm được công dụng của cácloại trạng ngữ.

- Hiểu được giá tị tu từ của việc tách trạng ngữ

b. Rèn kỹ năng :

Rèn kỹ năng sử dụng trạng ngữ ,tách trạng ngữ thành một câu.

c. Tư tưởng :

- Giáo dục ý thức cho học sinh khi nói, viết phải có trạng ngữ.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12 /2/2011 	 Ngày giảng 7A: 15/2/2011
 Tuần 25 7D: 15/2/2011
Tiết 89: Tiếng việt:
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp)
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức :	
Giúp HS nắm được công dụng của cácloại trạng ngữ.
Hiểu được giá tị tu từ của việc tách trạng ngữ 
b. Rèn kỹ năng :
Rèn kỹ năng sử dụng trạng ngữ ,tách trạng ngữ thành một câu.
c. Tư tưởng :
Giáo dục ý thức cho học sinh khi nói, viết phải có trạng ngữ.
2. Chuẩn bị
a.Thầy: SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (3')
 	 Câu hỏi: Nêu đặc điểm của trạng ngữ?
 	 Đáp án: - Về ý nghĩa trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
- Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
 + Trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
b- Bài mới
 Giới thiệu bài (1’) Ở tiết học trước các em được tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ.Vậy trạng ngữ có những công dụng gì? Việc tách trạng ngữ trong câu có tác dụng gì? Cô trò chúng ta đi tìm hiểu tiết ngày hôm nay.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Gv: Treo bảng phụ
Hỏi: Tìm và gọi tên các trạng ngữ trong 2 ví dụ trên?
Gv: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu.
Hỏi: Nhưng vì sao trong những câu văn trên đây ta không nên lược bỏ trạg ngữ?
Hỏi: Trong bài văn, TN có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận?
Gv: Đó chính là nội dung của phần bài học.
Hỏi: Vậy trạng ngữ có công dụng gì?
Gv: Chốt
Gv: Viết ví dụ lên bảng.
Hỏi: Đoạn văn có mấy câu? chỉ ra TN của câu 1?
Hỏi: Câu in đậm có gì đặc biệt?
Hỏi: So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 TN trên?
Hỏi: Việc tách như vậy có tác dụng gì?
Chốt.
Gv: Đưa bài tập nhanh.
Nhận xét về cách tách trạng ngữ thành câu riêng?
- Vì ốm mệt, Nam không ăn gì cả, đã hai ngày rồi.
- Vì ốm mệt, Nam không ăn gì cả. Đã hai giờ rồi.
Nhận xét: Việc tách câu giúp gọn hơn và rõ nghĩa hơn và nhấn mạnh thời gian Nam không ăn.
Hỏi: Tìm trạng ngữ ở bài tập, xác định công dụng của nó?
Hỏi: Chỉ ra những trường hợp thêm trạng ngữ được tách thành câu riêng? Nêu tác dụng?
Đọc ví dụ
a, Thường thường, vào khoảng đó
-> Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Sáng dậy 
-> Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trên giàn thiên lý 
-> Trạng ngữ chỉ địa điểm.
- Chỉ độ tám, chín giờ 
-> Trạng ngữ chỉ thời gian
- Trên nền trời trong trong -> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
b, Về mùa đông 
-> Trạng ngữ chỉ thời gian.
Thảo luận1'
Thời gian không nên lược bỏ vì: các trạng ngữ a, b, d, g bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nội dung trong câu rõ ràng, chính xác hơn.
Các TN a, b, c, d, e có tác dụng liên kết câu
Giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo trình tự không gian hoặc quan hệ nguyên nhân- kết quả, suy luận... làm cho bài văn rõ ràng, mạch lạc
Đoạn văn có 2 câu: Để tự hào với tiếng nói của mình(TN1)
Là trạng ngữ: và để tin tưởng hơn nữa vào...(TN2)
HS Khá:
- Giống: Cả hai đều có quan hệ như nhau với CN, VN; có thể gộp hai câu thành một câu duy nhất có hai CN.
- Khác: TN2 được tách thành một câu riêng.
Nhấn mạnh ý ngiã của trạng ngữ 2 và tạo nhịp điệu cho câu văn.
Suy nghĩ làm bài, lên bảng trình bày
a. Trạng ngữ:
b. Lần đầu tiên... biết đi (thời gian)
Thảo luận, lên bảng trình bày
I. Công dụng của trạng ngữ. ( 10’)
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- TN có công dụng:
+ Xác định: hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác... 
+ Nối kết các câu , các đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng(10')
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
Một số trường hợp: Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ ở cuối câu thành một câu riêng.
III. Luyện tập(18')
1. Bài 1: 
a. Trạng ngữ:
- Kết hợp những bài này lại (cách thức)
+ ở loại bài thứ 1
+ ở loại bài thứ 2
-> Nơi chốn. Kết nối các câu, các đoạn với nhau làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc
b. Lần đầu tiên... biết đi (thời gian)
- Lần đầu tiên tập bơi (Thời gian)
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn (thời gian)
- Lúc còn học phổ thông (Thời gian)
- Về môn hóa (nơi chốn)
-> Liên kết các câu, các đoạn với nhau
2. Bài 2:
a. Năm 72 (Nhấn mạnh thời gian hi sinh)
b. Trong lúc tiến đờn bồn chồn (Nhấn mạnh nội dung trong câu)
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 Nhắc lại nội dung kiến thức của bài, hướng dẫn Hs làm bài tập 3
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
 - Học bài cũ. 
Làm bài tập 3
Chuẩn bị bài mới : Cách làm bài văn lập luận chứng minh; ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra Tiếng Việt.
Ngày soạn : 13 /2/2011 	 Ngày giảng 7A,D: 16//2/2011
Tiết 90: Tiếng việt:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài kiểm tra
	a. Kiến thức :	
Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học trong học kì II để làm bài.
Đánh giá khả năng nắm kiến thức của học sinh.
b. Rèn kỹ năng :Rèn kỹ năng làm bài tập , thực hiện đúng theo yêu cầu của đề.
c. Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức làm bài nghiêm túc tự giác.
2. Nội dung kiểm tra:
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Đọc kĩ các câu sau đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng(Chữ cái đầu câu trả lời đúng)
Câu 1: Câu rút gọn là câu:
Chỉ có thể vắng Chủ ngữ.
Chỉ có thể vắng VN.
Chỉ có thể vắng CN và VN.
Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
Câu 2: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn:
Ai cũng phải học đi đôi với hành.
Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành.
Học đi đôi với hành.
Rất nhiều người đi học đi đôi với hành.
Câu 3: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “ Trongta thường gặp nhiều câu rút gọn”
Văn vần.
Truyện cổ dân gian.
Truyện ngắn.
Thơ, ca dao.
Câu 4: Câu đặc biệt là gì?
Là câu có cấu tạo theo mô hình CN-VN.
Là câu không cấu tạo theo mô hình CN- VN.
Là câu chỉ có CN.
Là câu chỉ có VN.
Câu 5: Trong các dòng sau, dòng nào không nói đến tác dụng của việc câu đặc biệt ?
Bộ lộ cảm xúc.
Gọi đáp.
Làm cho lời nói thêm ngắn gọn.
Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Câu 6: Trạng ngữ là gì?
Là thành phần chính của câu.
Là thành phần phụ của câu.
Là biện pháp tu từ trong câu.
II. PHẦN TỰ LUẬN
 Hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu, trong đó có sử dụng câu rút gọn. Xác định và chỉ rõ bộ phận nào rút gọn ?
B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : C ( 1 điểm )
Câu 2 : C ( 1 điểm ).
Câu 3 : D ( 1điểm )
Câu 4 : B ( 1điểm )
Câu 5 : C ( 1 điểm )
Câu 6 : C ( 1 điểm )
II. PHẦN TỰ LUẬN
HS viết được đoạn văn từ 3- 5 câu, có sử dụng câu rút gọn và chỉ ra được câu rút gọn.
Đoạn văn : Văn phong sáng sủa, mạch lạc, câu đúng ngữ pháp, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng.
3. Nhận xét bài kiểm tra 
 - Nhận xét giờ làm bài kiểm tra của HS.
Xem lại những kiến thức đã học.
Làm lại các bài tập phần kiểm tra hôm nay.
- Chuẩn bị bài mới : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 
Ngày soạn: 15 /2/2011 	 Ngày giảng 7A: 21/2/2011
	 7D: 18/2/2011
Tiết 91: Tập làm văn:
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức:	
Củng cố, ôn tập những hiểu biết về văn lập luận chứng minh.
Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến, một vấn đề xã hội.
b. Rèn kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài văn lập luận chứng minh.
c. Tư tưởng: Giáo dục ý thức yêu thích văn chứng minh
2. Chuẩn bị:
a.Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (3')
 	 Câu hỏi: Thế nào là phép lập luận chứng minh?
 	 Đáp án:
 - Trong văn NL, chứng minh là mộ phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được CM) là đáng tin cậy.
- Lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
GV nhận xét--> cho điểm. 
 b. Bài mới 
 Giới thiệu bài ( 1’) Tục ngữ có câu "có bột mới gột nên hồ", muốn có hồ thì nhất định phải có bột. Để làm bài văn chứng minh cần có lí lẽ, dẫn chứng nhưng như vậy chưa đủ mà cần phải biết cách làm bài . Vậy cách làm bài ntn chúng ta tìm hiểu bài ...
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Y/c: Hs đọc đề văn
Hỏi: Muốn làm được bài văn chứng minh bước đầu tiên ta phải làm gì?
Hỏi: Yêu cầu chung của đề là gì?
Gv: Đề bài không yêu cầu phân tích câu tục ngữ như ta thường làm trong một tiết giảng văn, đề đòi hỏi người viết cần nhận thức đúng về tư tưởng chứa đựng trong câu tục ngữ ấy và chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đó.
Hỏi: Từ đó ta có thể rút ra điều gì?
Hỏi: Hãy cho biết câu TN khẳng định điều gì? chí là gì?
Hỏi: Muốn chứng minh câu TN này có mấy cách lập luận?
Gv: Xét về mặt lí lẽ: bất cứ việc gì dù đơn giản ....
Dẫn chứng: từ xa xưa đến nay có bao tấm g]ơng vượt khó: Nguyễn Ngọc Ký, Nhữ Thị Khoa ...
Hỏi: Sau bước tìm hiểu đề và tìm ý là bước gì?
Hỏi: Ta lập dàn ý theo bố cục ntn?
Hỏi: Phần mở bài cần làm gì?
Hỏi: Phần thân bài làm những công việc gì?
Hỏi: Phần kết bài có nhiệm vụ gì?
Y/c: Hs đọc các đoạn mở bài-> kết bài.
Hỏi: Các cách mở bài trên khác nhau về lập luận ntn?
Hỏi: Các cách mở bài này có phù hợp với yêu cầu của đề không?
Hỏi: Để liên kết đoạn đầu tiên của thân bài với phần mở bài ta phải làm gì?
Hỏi: Sau đó viết đọan nào?
Hỏi: Cần làm gì để các đoạn sau của văn bản liên kết với đọan trước nó?
Hỏi: Nên viết đoạn phân tích lí lẽ ntn?
Có thể nêu lí lẽ trước rồi phân tích hoặc ngược lại ..
Đọc 3 đoạn kết bài
Hỏi: Kết bài đã cho thấy luận điểm được chứng minh chưa?
Hỏi: Bước cuối cùng là gì?
Hỏi: Các bước làm bài văn NLCM là gì?
Hỏi: Với hai đề văn trên em sẽ làm theo các bước ntn?
Hỏi: Hai đề có gì giống, khác nhau?
- Đọc
Tìm hiểu đề và tìm ý.
Đề nêu ra một tư tưởng được thể hiện bằng câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đó.
- Muốn viết được bài văn chứng minh, người viết phải tìm hiểu lí lẽ ...
- Câu TN: khẳng định vai trò của "chí" trong cuộc sống.
- Chí: hoài bão, lí tưởng tốt.
- Hai cách lập luận : nêu dẫn chứng xác thực, dùng lí lẽ.
--> Gồm 3 phần: MB, TB, KB.
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống được đúc kết trong câu TN. Khẳng định điều đó là chân lí, đúng đắn.
- Xét về lí: 
+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công. (nêu dẫn chứng)
+ Giúp ng]ời ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (VD).
- Rút ra được bài học: Mọi người nên tu dưỡng ý chí ...
- Đọc
- Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ cái chung đến cái riêng
- Suy từ tâm lí con người.
--> Phù hợp với yêu cầu của đề, của bài làm.
- Trước hết dùng các từ ngữ chuyển đoạn: Thật vậy, đúng như vậy ...
- Viết đoạn phân tích lí lẽ
- Viết đoạn nêu các dẫn chứng ...
- Có thể nhắc lại ý (luận điểm)đã nêu ở phần mở bài.
- Sử dụng các từ ngữ chuyển ý
- Kết bài nên hô ứng với bài
Đọc ghi nhớ
- Tuân thủ theo 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài; viết bài; 
+ Giống: đều là thể loại NLCM.
+ Khác: Đề 1 nhấn mạnh chiều thuận.
Đề 2: cả hai chiều thuận, nghịch.
I. Các bước làm bài văn nghị luận chứng minh (33')
Đề văn: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". 
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Xác định yêu cầu chung của đề (tìm hiểu đề)
Muốn viết được bài văn chứng minh, người viết phải tìm hiểu lí lẽ để nắm chắc nhiệm vụ nghị luận được đặt ra trong đề bài.
b) Tìm ý:
2. Lập dàn ý
a) Mở bài: 
b) Thân bài: (phần chứng minh)
c) Kết bài: 
3. Viết bài:
a) Viết đoạn mở bài:
b) Viết thân bài:
c) Kết bài:
4) Đọc lại và sửa chữa
* Ghi nhớ : SGK / 50
II. Luyện tập (5')
Cho hai đề văn: 1,2 SGK
- Cần tuân thủ theo 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và sửa chữa.
+ Giống: đều là thể loại NLCM.
+ Khác: Đề 1 nhấn mạnh chiều thuận.
Đề 2: cả hai chiều thuận, nghịch.
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 Nhắc lại nội dung kiến thức của bài
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
Học thuộc ghi nhớ. 
Làm tiếp bài tập 2
Chuẩn bị bài mới : Luyện tập văn chứng minh.
Ngày soạn: 15 /2/2011 	 Ngày giảng 7A: 21/2/2011
	 7D: 18/2/2011
Tiết 92: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức:	
Củng cố, cung cấp những hiể biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến, một vấn đề xã hội.
b. Rèn kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài văn lập luận chứng minh.
c. Tư tưởng: Giáo dục ý thức yêu thích văn chứng minh.
2. Chuẩn bị
a.Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (3')
 Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh?Bố cục của một bài văn lập luận chứng minh?
 Đáp án:
 	- Có 4 bước:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn ý.
+ Viết bài
+ Đọc lại và sửa chữa.
- Có 3 phần: MB, TB, KB.
b- Bài mới
 	 Giới thiệu bài ( 1’) Các em nói hoạc viết bài văn chứng minh theo đề bài trong SGK. Tiết trước ta đã học cách làm bài văn lập luận chứng minh theo các bước, tiết này ta sẽ vận dụng.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hỏi: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?Em hiểu ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì? uống nước nhớ nguồn là gì?
Hỏi: Yêu cầu lập luận chứng minh của đề như thế nào?
Hỏi: Em hãy diễn giải rõ hơn thế nào là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”?
Nêu dẫn chứng?
Hỏi: Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không? Ngày TBLS ngày NGVN 20 – 11, ngày QTPN có ý nghĩa như thế nào?
Hỏi: Người Việt Nam có thể sống thiếu các phong tục được không?vì sao?
Đạo lí đó gợi cho em những suy nghĩa gì?
Gv: Cho HS tham khảo các đoạn mở bài (đã học ở tiết trước).
Chia nhóm cho HS trình bày từng phần MB, TB, KB.
Nhận xét đánh giá bài làm của bạn
Bổ sung, chữa.
- Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn của những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng.
- Yêu cầu lập luận chứng minh :đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để người đọc, người nghe thấy những điều đã nêu ở đề là đúng đắn, có thật.
- Diễn giải rõ hơn về ý nghĩa của hai câu tục ngữ.
- Dẫn chứng : Những câu ca khuyên con người phải ghi nhớ công lao ông bà, cha mem. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ý nghĩa đặc biệt
Không. Vì đó là những tục lệ ăn sau vào tiềm thức, vào nếp sống sinh hoạt của NDVN ta, thể hiện sự trọng đạo lí của nhân dân Việt Nam
- Tham khảo một đoạn văn trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để HS tập cách neu luận điểm, dẫn chứng, cách phân tích dẫn chứng.
Bám sát vào yêu cầu viết bài văn.
I. Đề bài: (3’)
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn”
1. Tìm hiểu đề và tìm ý (5’)
a) Tìm hiểu đề.
b, Tìm ý :
2. Lập dàn ý :( 10’)
a) Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.
b, Thân bài :
Nêu lí lẽ và dẫn chứng chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- Sắp xếp theo hai luận điểm :
+ Từ xưa: Dân tộc Việt Nam luôn nhớ đến cội nguồn, luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng thành quả, những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống  (dẫn chứng)
+ Ngày nay: đạo lí ấy vẫn được người VN của thời đại phát huy (dẫn chứng)
c) Kết bài:
- Nêu ý nghĩa của luậnh điểm đã nêu.
- Suy nghĩ, bài học.
3. Viết đoạn văn
- Viết đoạn mở bài
- Viết đoạn thân bài
- Viết đoạn kết thúc.
II. Thực hành trên lớp. 
(20’)
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 Nhắc lại nội dung kiến thức của bài
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
Xem lại lí thuyết văn chứng minh.
Đọc một số bài văn tham khảo.
Đọc tham khảo 5 đề SGK/58 để chuẩn bị viết bài số 5 (2 tiết).

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc