Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận (Tiếp)

MỤC TIÊU BÀI DẠY:

Giúp học sinh:

- Nắm được đặc điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn NL đã học.

- Chỉ ra những nét riêng đặc sắc trong NT nghị luận của mỗi TP nghị luận đã học.

- Nắm được đặc trưng chung của văn NL qua sự phân biệt với các kiểu bài văn khác.

B. CHUẨN BỊ

- GV soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ, bảng phụ.

- HS : chuẩn bị bài ôn tập truớc ở nhà.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1200Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 101
	Ôn tập văn nghị luận
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn NL đã học.
- Chỉ ra những nét riêng đặc sắc trong NT nghị luận của mỗi TP nghị luận đã học.
- Nắm được đặc trưng chung của văn NL qua sự phân biệt với các kiểu bài văn khác.
B. Chuẩn bị
- GV soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ, bảng phụ.
- HS : chuẩn bị bài ôn tập truớc ở nhà.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra vở soạn HS 
3. Bài mới: 
 I. Hệ thống hoá các tác phẩm nghị luận:
S
TT
Tên bài
Tác giả
Đề tài NL
Luận điểm
Kiểu NL
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dt VN
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta
Chứng minh
2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
CM kết hợp giải thích.
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện: đời sống sinh hoạt, cách nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự P2, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.
C.minh
kết hợp
G. thích và B luận
4
ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc: bắt nguồn từ tình yêu con người, tạo vật.
Nhiệm vụ: hình dung và sáng tạo sự sống.
Công dụng: làm giàu TG t/c? con người, làm cuộc đời thêm đẹp.
G.thích- C.minh
kết hợp bình luận
II. Vài nét đặc sắc nghệ thuật
* GV sử dụng phương pháp phát vấn.
* HS trình bày tóm tắt các đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của mỗi TP văn NL.
* Các nhóm tổ tranh luận, góp ý bổ sung.
* Bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
*Bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt
* Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ
* Bài "ý nghĩa văn chương" 
*Bố cục chặt chẽ, dc toàn diện, chọn lọc, sắp xếp hợp lý, hình ảnh so sánh đặc sắc.
* Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
* Dẫn chứng cụ thể, sát thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận, lời văn giản dị giàu cảm xúc.
* Trình bày những vấn đề trừu tượng, phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cx, văn giàu hình ảnh.
III. Phân biệt giữa văn nghị luận với văn tự sự và trữ tình.
	1. Lập bảng các yếu tố đặc trưng cho mỗi thể loại.
Thể loại
Yếu tố đặc trưng
Tên bài - ví dụ
Truyện - kí
- Cốt truyện
- Nhân vật
- Nhân vật kể
- Dế mèn phiêu liêu kí
- Buổi học cuối cùng
- Cây tre Việt nam
Trữ tình
- Tâm trạng, cảm xúc
- Hình ảnh, vần nhịp
- Nhân vật trữ tình
- Ca dao, dân ca trữ tình
- Nam quốc sơn hà, Nguyên tiêu, Mưa, Lượm
Nghị luận
- Luận điểm, luận cứ
- Lập luận
- T2 yêu nước của nhân dân ta; Sự giàu đẹp của TV; Đức tính giản dị
	2. Phân biệt Tự sự- Trữ tình- Nghị luận
Tự sự
Trữ tình
Nghị luận
- Các thể loại tự sự chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
- Các thể loại trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút) chủ yếu dùng phương thức biểu cảm, thể hiện cảm xúc qua hình ảnh, nhịp điệu và vần điệu.
- Văn nghị luận : Chủ yếu dùng phương thức lập luận, bằng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng ð thuyết phục người nghe bằng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ.
IV. Luyện tập
	1. Bài tập 1 (Học sinh thảo luận nhóm)
- Những câu tục ngữ (bài 18, 19) có thể coi là văn bản nghị luận đặc biệt. Dựa vào đặc điểm chủ yếu của văn bản nghị luận, có thể thấy mỗi câu tục ngữ là một luận điểm súc tích, khái quát một chân lí được đúc kết từ kinh nghiệm bao đời của nhân dân ta.
	2. Bài tập 2 (GV dùng bảng phụ)
Khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng.
a. Một bài thơ trữ tình
	A. không có cốt truyện và nhân vật
	B. Không có cốt truyện nhưng có nhân vật 
	C. Chỉ biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả.
	D. Có thể biểu hiện gián tiếp cảm xúc của tác giả qua hình ảnh thiên nhiên, con người, sự việc.
b. Một văn bản nghị luận
	A. Không có cốt truyện và nhân vật
	B. Không có yếu tố miêu tả và tự sự
	C. Có thể biểu hiện cảm xúc, t/c?
	D. Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
4. Củng cố kiến thức: - GV khái quát lại nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập nội dung bài
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm C-V để mở rộng câu: Tìm hiểu kĩ VD/ SGK.
 ********************************
Tiết 102
	Dùng cụm chủ – Vị để mở rộng câu
A- Mục tiêu bài dạy:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là cụm c - v để mở rộng câu( tức là dùng cụm c – v để làm thành phần câu hay là thành phần của cụm từ)
- Nắm được trường hợp cần thiết dùng cụm c – v để mở rộng câu.
- Sử dụng được câu mở rộng thành phần trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- GV soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ, bảng phụ.
- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ :
 Chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động theo 2 cách:
Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
Ông tôi xây ngôi nhà này từ 30 năm trước đây.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- GV dùng bảng phụ ghi 5 ví dụ(sgk).
- Xét VD1.
? Tìm những cụm dt có mặt trong vd, phân tích cấu tạo của nó?
? Hãy phân tích cấu tạo của phụ ngữ sau?
 (Hs lên bảng)
? Từ vd trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của những cụm dt này?
- Xét vd2.
 ? Phân tích cấu tạo của câu?
? So sánh với vd1è vd2 có gì khác về cấu tạo câu?
GV: Hai câu trên dùng cụm c-v để làm TP câu và TP của cụm từ. Đó chính là dùng cụm c-v để mở rộng câu.
- Hs đọc ghi nhớ.
? Xác định cụm c-v làm phụ ngữ trong câu sau. So sánh với câu không có phụ ngữ?
? Trở lại vd1 và 2. Cụm c-v được thêm vào làm thành phần gì trong câu?
? Xét 2 vd còn lại: xác định các cụm c-v làm thành phần của cụm từ?
?Từ các vd, có thể thấy, trong những trường hợp nào có thể sử dụng cụm c-v để mở rộng câu?
- GV hướng dẫn HS đọc hiểu ND ghi nhớ 2. 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
? Tìm cụm c-v làm tp câu hoặc TP cụm từ trong các câu và cho biết cụm c-v đó làm thành phần gì?
- GV chia nhóm cho HS luyện tập
- Đại diện nhóm lên bảng rtrình bày.
- GV kết luận, khẳng định những đáp án đúng.
I. Thế nào là dùng cụm c-v để mở rộng câu.
1. Ví dụ :
2. Nhận xét: 
1. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta/ không có, luyện những tình cảm ta/ săn có.
PN trước
Trung tâm
Phụ sau
Những
Những
tình cảm
tình cảm
ta ko có
C V
ta sẵn có
C V
[ Hai cụm DT có phụ ngữ sau cấu tạo bằng 1 cụm c – v.
 2. Chị Ba / đến // khiến tôi rất vui.
 C V 
 CN // VN
ð CN được cấu tạo bằng một cụm c- v 
3. Ghi nhớ 1.
- Căn phòng tôi / ở // rất đơn sơ
 DT c v
 CN // VN
- Căn phòng / rất đơn sơ
 CN VN
[ Câu sử dụng cụm c-v làm phụ ngữ để mở rộng cụm DT : ý nghĩa rõ ràng, cụ thể hơn.
II. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:
1. Ví dụ.
2. Nhận xét:
- VD1: cụm c-v làm phụ ngữ trong cụm DT
- VD2:Cụm c-v làm TP chính của câu: TP CN
- VD3:
Nhân dân ta//tinh thần/rất hăng hái
 CN C V
 VN
[ Cụm c-v làm TPVN
- VD4:Chúng ta//có thể nói rằng trời/sinh ra lá sen
 c / v
 PN
 CN // VN
[ Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT
2. Ghi nhớ 2. 
III. Luyện tập:
a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người cm / mới định được, 
 C / V 
 PN (DT) [ Cụm c-v làm PN trong cụm DT.
b.Trung đội trưởng Bính//khuôn mặt/đầy đặn c / v
 CN VN
ð Cụm c-v làm VN
c. Khi các cô gái Vòng / đỗ gánh//
 c v
ð Cụm c-v làm phụ ngữ trong cum DT
...hiện ra từng lá cốm /, sạch sẽ và ... 
ð Cụm c-v làm PN trong cụm ĐT.
d. Bỗng một bàn tay/dập vào vai//khiến 
 c v
 CN
hắn/giật mình
 c v
 VN 
Cụm c-v1 làm TP CN và PN trong cụm ĐT
4. Củng cố kiến thức: 
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc 2 ghi nhớ của bài.
- Hoàn thiện bài tập. Chuẩn bị tiết trả bài kiểm tra Văn - TV – TLV.
Tiết 103 
Trả bài kiểm tra :
Văn - Tiếng việt- Tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua tiết trả bài giúp hs thấy được ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, tự sửa trên lớp và ở nhà.
- Củng cố kiến thức và kĩ năng trọng tâm đã học của ba phân môn
- Tự nhận xét đánh giá năng lực học tập của mình, có kế hoạch học tập tốt hơn.
B. Chuẩn bị:
- GV trả bài trước cho HS, HS tự xem và nhận xét.
- HS xem trước yêu cầu của các tiét trả bài
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- GV trả bài cho hs xem trước cả 3 bài. Sau đó tiến hành chữa bài:
- HS xem lại bài làm.
- GV chữa bài, nêu đáp án đúng.
- HS đối chiếu và sửa lỗi sai.
- GV nhận xét ưu, nhược điểm.
HS đọc đề Tiếng Việt, trình bày đày cách làm, G chốt đáp án lên bảng.
G nhận xét ưu, nhược điểm của bài làm
HS đọc đề bài, trình bày cách làm, G chốt đáp án lên bảng.
G nhận xét ưu nhược điểm của bài làm
- Hs đọc đề bài.
? Hãy tìm hiểu đề bài trên?
 - Luận điểm:
 - T/c của đề: 
 - Kiểu bài :
 - Phạm vi dẫn chứng:
? Để triển khai luận điểm này, theo em phải có mấy luận điểm phụ? Lập luận theo trình tự nào?
? Dc tiêu biểu nào cần có trong bài?
? Đề bài gồm mấy phần? Yêu câu của từng phần?
? Hãy nêu đáp án đúng ở phần I ?
? ở phần II, khi viết đoạn văn CM cần đạt được những điều gì?
? Bài viết của em đã làm tốt điều gì? Chưa làm tốt điều gì?
- Gv nhận xét bài làm của hoc sinh.
? Từ những yêu cầu cơ bản trên, em hãy tự nhận xét bài viết của mình?
- Gv nhận xét những ưu khuyết điểm trong bài viết hs.
- Gv đưa ra một số lỗi cơ bản. Yêu cầu hs sửa.
- Gọi một vài HS lên bảng thống kê và chữa lỗi trong bài viết của mình.
I. Bài kiểm tra Tiếng Việt- tiết 90.
* Đề bài
* Đáp án
Câu 1: Câu rút gọn: ăn một quả đào
 Nhớ người vun gốc
Tác dụng: dễ nhớ, dễ thuộc, lời nhắc nhở là chung cho tất cả mọi người, không của riêng ai
Câu đặc biệt: Mưa! vắt rừng!
Tác dụng: Thông báo liệt kê hiện tượng thời tiết, nhấn mạnh những khó khăn khắc nghiệt mà bộ đội phảI trảI qua.
Câu 2: Sự khác nhau giãư câu rút gọn và câu đặc biệt là: Câu rút gọn vốn đủ thành phần câu nhưng bị rút gọn một số thành phần nhằm những mục đích nhất định
Câu đặc biệt không cấu tạo theo mô hình C-V
Câu 3: Các trạng ngữ:
- Buổi sáng- thời gian
- Trên cây gạo đầu làng- không gian
- Bằng chất giọng thiên sứ- Phương tiện
- Vào đêm trước ngày khai trường của con- thời gian
- Một ngày kia- thời gian
- Còn bây giờ- Thời gian
- Cứ mỗi lần- thời gian
- Vào đêm trước ngày khai trường của con- thời gian
Câu 4: 
1. Ưu điểm:
- Đa số xác định được câu rút gọn, câu đặc biệt.
- Phân biệt được 2 kiểu câu ấy.
- Xác định được trạng ngữ và nêu tác dụng.
- Viết đúng hình thức đoạn văn
- Đoạn văn có chủ đề rõ ràng, được triển khai rành mạch, hợp lý.
- Diễn đạt gọn gàng, có sử dụng trạng ngữ theo yêu cầu.
2. Nhược điểm
- 1 số xác định trạng ngữ và nêu tác dụng sai hoặc nhầm lẫn.
- Viết đoạn văn chưa đúng yêu cầu, chưa chỉ rõ các loại trạng ngữ trong đoạn văn. 
II. Bài kiểm tra Văn - tiết 98
* Đề bài
* Đáp án
Câu 1: a - Nhóm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: 1,3,5,6
- Nhóm tục ngữ về con người và xã hội: 2,4,7,8
b. Nhóm tục ngữ nói về kinh nghiệm học tập.
Câu 2:
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Xuất xứ: Trích báo cáo chính trị tại đại hội đảng lao động Việt Nam tháng 2/ 1951
Câu 3: Các ý cơ bản
- Bác giản dị trong cách ăn: Món ăn đơn giản, dân giã
- NơI ở: Nhà sàn xinh xắn, tiện nghi đơn sơ
- Cư xử thân mật với mọi người, không câu lệ, ỷ lại vào người giúp việc
1. Ưu điểm:
- HS nắm khá chắc các nhóm tục ngữ và xuất xứ của văn bản.
- Hầu hết đã biết viết đoạn văn hoàn chỉnh( có mở đoạn, có kết đoạn). Cách đưa vấn đề tương đối thành thục. Một số hiểu và chứng minh tương đối tốt.( Hạ, Nam, Nhàn, Duy 7A)
1. Nhược điểm:
- Dẫn chứng trong đoạn văn 1 số làm còn sơ sài, chưa thuyết phục, chưa thống nhất giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Một số bài làm kết quả yếu.
III. Bài viết Tập làm văn - tiết 95-96.
 Đề bài: Chứng minh rằng: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Đáp án
a. Mở bài: Dẫn dắt từ tình hình môI trường hiện nay nói chung, rừng nói riêng
- Giới thiệu vấn đề.
b. Thân bài: 
- Lí lẽ: Rừng và con người gắn bó mật thiết với nhau. Cuộc sống con người không thể tách rời môI trường và rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môI trường.
- Thực tế: Rừng đem lại nhiều nguồn lợi cho con người: điều hòa không khí, ngăn lũ, là nơI du lịch, là nguồn tài nguyên
+ Hiện nay rừng đang bị tàn phá một cách báo động ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người
- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người
c. Kết bài: Nhiệm vụ của HS
1. Nhận xét.
a. Ưu điểm:
- Nắm được phương pháp làm bài. Trình bày luận điểm rõ ràng, biết kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.
- Một số bài đã biết cách thay đổi hình thức viết câu để lí lẽ có sức thuyết phục. - Biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp với lí lẽ
b. Nhược điểm:
- Một số bài chưa nắm chắc phương pháp làm bài, tách rời lí lẽ và dẫn chứng. Bài chưa chứng minh được vấn đề.
- Viết đoạn văn lặp ý liên tục.
- Lỗi diễn đạt và lỗi chính tả con nhiều
2. Sửa lỗi:
a. Lỗi chính tả:
- cho lên-> cho nên
- Chắc chở ] trắc trở.
b. Lỗi diễn đạt
Rừng cung cấp không khí trong lành và rừng che chở cho con người trong những trận lũ lớn.
-> Rừng đem đến cho ta bầu không khí trong lành. Rừng như bức tường thành vững chắc bảo vệ con người khỏi thiên tai.
Kết quả chung:
Lớp 7A: 
Môn
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Văn
Tiếng Việt
Tập làm văn
Lớp 7B
Môn
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Văn
Tiếng Việt
Tập làm văn
4. Củng cố kiến thức: - Gv biểu dương những bài làm tốt, có kết quả cao. Động viên và nhắc nhở những em HS làm bài chưa tốt để cố gắng trong bài kiểm tra Học kì.
à GV khái quát nội dung tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà: - Làm lại các bài kiểm tra vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích:
+ Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK.
Tiết 104
	Tìm hiểu chung về
	Phép lập luận, giải thích
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp hs:
- Nắm mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
- Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích, so sánh với các đề bài nghị luận chứng minh.
B. Chuẩn bị
- GV soạn bài, sưu tầm thêm ví dụ.
- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu những đặc điểm của phép lập luận chứng minh?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
? Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích?
? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày?
? Làm như thế nào để có thể giải thích các vấn đề đó?
? Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề gì? để làm gì?
- Hãy lấy 1 đề văn làm ví dụ?
- Học sinh đọc bài văn "Lòng khiêm tốn".
? Bài văn giải thích vấn đề gì?
? Để giải thích vấn đề “Lòng khiêm tốn” , bài văn đã sử dụng những phương pháp nào?
? Vây khi gt một vấn đề có phải người viết chỉ sử dụng 1 P2 không?
? Ngôn ngữ giải thích trong bài viết có đặc điểm gì?
- Dựa vào các bước tìm hiểu bài “Lòng khiêm tốn” để làm bài tập.
- GV chia lớp làm hai nhóm để giải quyết bài tập.
I. Mục đích và phương pháp giải thích
1. Tìm hiểu:
- Khi có điều chưa rõ, chưa hiểu cần phải làm sáng tỏè cần giải thích. 
- Trả lời câu hỏi tại sao? Vì sao? là gì? Để làm gì?
[ Phải có tri thức khoa học chuẩn xác thì mới trả lời được các câu hỏi đó.
[Văn bản lập luận chứng minh yêu cầu giải thích các vấn đề: tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của con người.
2. Đọc bài văn "lòng khiêm tốn "
* GT vấn đề: Lòng khiêm tốn
* Các PP giải thích:
èNêu định nghĩa: Khiêm tốn là
(trả lời câu hỏi: khiêm tốn là gì?)
èPhân tích, So sánh hiện tượng, chỉ rõ lợi hại: khiêm tốn nâng cao giá trị con người, người khiêm tốn thành công trong mọi lĩnh vực.
(trả lời câu hỏi: khiêm tốn có lợi gì? vì sao phải khiêm tốn?)
èNhững biểu hiện của sự khiêm tốn ở con người (khiêm tốn biểu hiện như thế nào?)
èKhẳng định ý nghĩa của sự khiêm tốn
] Các phương pháp ; định nghĩa, nêu biểu hiện, s2, đối chiếu, chỉ ra lợi hại
] N2 trong sáng, dễ hiểu, giải thích vấn đề rõ ràng
* Ghi nhớ
II. Luyện tập
- Giải thích vấn đề: lòng nhân đạo
- Định nghĩa: thế nào là lòng nhân đạo
- Những biểu hiện cụ thể của lòng nhân đạo? 
- Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo để làm gì?
] Trong khi giải thích một vấn đề, có thể sử dụng nhiều phương pháp kết hợp.
4. Củng cố kiến thức: - Đọc 2 bài đọc thêm:
+ óc phán đoán và thẩm mĩ
+ Tự do và nô lệ
à GV khái quát nội dung tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm vấn đề cần giải thích và phương pháp giải thích trong hai bài đọc thêm.
- Soạn “Sống chết mặc bay”.
 + Đọc văb bản và trả lời câu hỏi SGK.
Ngày 15 tháng 3 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc