Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 97, 98: Tập làm văn : Viết bài tập làm văn số 5 ( bài viết tại lớp )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 97, 98: Tập làm văn : Viết bài tập làm văn số 5 ( bài viết tại lớp )

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ :

1. Kiến Thức:

 - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh. .

 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận, xây dựng luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.

 3. Thái độ: - Có thể tự đánh giá chính xác hơn về trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 97, 98: Tập làm văn : Viết bài tập làm văn số 5 ( bài viết tại lớp )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 TIẾT 97+98 Ngày soạn: 24/ 02/2013 
 Ngày dạy: 25/ 02 /2013 Tập Làm Văn : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5( BÀI VIẾT TẠI LỚP )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh. 
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ :
1. Kiến Thức:
 - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh. .
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận, xây dựng luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.
 3. Thái độ: - Có thể tự đánh giá chính xác hơn về trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm. 
 III. PHƯƠNG PHÁP: - Gv : Đề bài , đáp án. - Hs : Ôn bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
 - Tích hợp với các văn bản biểu cảm, kỹ năng làm bài văn nghị luận. - Phương pháp thực hành làm bài.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã học về văn nghị luận chứng minh. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết bài về văn nghị luận chứng minh.
4. ĐỀ BÀI 
*Câu 1: Hãy nên ngắn gọn nội dung, nghệ thuật của văn bản''Ý nghĩa văn chương'' (3đ).
*Câu 2: Hãy chứng ninh rằng ''Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta''.(7đ)
5. THEO DÕI HỌC SINH LÀM BÀI
6. THU BÀI
 V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của H/s
 - Xem lại các bước làm văn biểu cảm
- Làm lại đề bài trên vào vở bài tập
- Về xem lại bài các dạng lập ý bài văn NLCM 
 - Xem trước bài ''CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG''
MA TRẬN BÀI VIẾT SỐ 5
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
CẤP ĐỘ THẤP
CẤP ĐỘ CAO
Chủ đề 1
Văn học Việt Nam( văn nghị luận)
Hiểu nghệ thuật và ý nghĩa cuả văn bản ''ý nghĩa văn chương''
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
30
Số câu 1
Số điểm 3
30
 Chủ đề 2
Tập làm văn
Viết bài văn Nghị luận
Viết bài văn Nghị luận chứng minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 7
70
Số câu 1
Số điểm 7
70
Tổng Số câu
Tổng Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
30
Số câu 1
Số điểm 7
70
Số câu 2
Số điểm 10
100
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3 đ)
a. Nghệ thuật : 
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy dức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
1,5 đ
b. nội dung- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương
1,5 đ
Câu 2
(7 đ)
Nội dung
a. Mở bài 
- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người : là đối tượng được quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây.
- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng : là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm gần đây.
1đ
b. Thân bài
- Nêu định nghĩa về rừng :......
- Lợi ích của rừng:..........
+ cân bằng sinh thái.....
+ Bảo vệ , chống xói mòn....
- Lợi ích kinh tế........
- Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.....
- Rút ra bài học về bảo vệ rừng.....
4đ
c. Kết bài: 
- Trách nhiệm của bản thân ......
- Là HS cần có ý thức........
1đ
Hình thức
- Hình thức trình bày,cách diễn đạt 
1đ
TUẦN 26 TIẾT 99 Ngày soạn: 24/02/2013 Ngày dạy: 27/02/2013
Tiếng việt : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động.- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
 - Mục đích chuyển đổi câu chủ động và câu bị động và ngược lại.
2. Kĩ năng:a. Kỹ năng chuyên môn 
 - Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
b. Kỹ năng sống
- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng các loại chuyển đổi theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về chuyển đổi 
3. Thái độ: - Hình thành thói quen sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tăng sự diễn đạt.
 III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách chuyển đổi câu.
 - Động não : suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong 
 sử dụng câu tiếng Việt - Thực hành có hướng dẫn. - Học theo nhóm trao đổi phân tích
 IV. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :Câu 1.Nêu công dụng của trạng ngữ Câu 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì 
 Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
=> Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác 
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, làm cho câu văn, bài văn mạch lạc 
6 đ
Câu 2
Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống , cảm xúc nhất định 
4 đ
3. Bài mới : 
 - Tiết trước,chúng ta đã tìm hiểu được đặc điểm của trạng ngữ. Vậy tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem trạng ngữ có những công dụng nào ? Tách trạng thành câu riêng ra sao ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động. Mục đích của việc chuyển đổi:
- Hs: Đọc 2 vd trong sgk 
? Xác định chủ ngữ trong 2 vd trên ?
a. Chủ ngữ là mọi người b. Em 
? Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau ntn? 
- GV: Gợi: Chủ ngữ câu a có hoạt động gì? Câu b có gì khác câu a.
- Chủ ngữ ở câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động 
- Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động 
? Trong 2 câu đó câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động ?
? Vậy câu chủ động là gì ? câu bị động là gì ? 
- Ghi nhớ sgk: 2 hs đọc.
- Hs: Đọc vd trong sgk 
? Em sẽ chọn câu a hay câu b điền vào chỗ trống cả đoạn trích ? Vì sao ?
? Gợi: Nhân vật được nói tới trong đoạn trích là ai? Nếu câu trên đã nói về nhân vật đó câu dưới chủ thể không đó không được nhắc lại thì câu có sự liên kết không?
- HS: Chọn câu b: Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn: câu đi trước đã nói về Thuỷ( thông qua chủ ngữ em tôi) vì vậy sẽ là hợp lô gíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng nói về Thuỷ. 
? Vậy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì ? 
- Liên kết câu, tránh lặp lại 
- Gọi hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ 
- Hs đọc ghi nhớ sgk
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Câu chủ động và câu bị động: 
 * Tìm hiểu ví dụ: Xác định chủ ngữ.
a. Mọi người /yêu mến em.
 CN VN
-> Chủ ngữ thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác => Câu chủ động.
b. Em/ được mọi người yêu mến
 CN VN
-> Chủ ngữ được hoạt động của người khác hướng vào => Câu bị động.
a. Câu chủ động: Là chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác. 
b. Câu bị động: chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào. 
 * Ghi nhớ./sgk
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 
+ Tìm hiểu ví dụ:
- Lựa chon cách viết b.
- Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất 
* Ghi nhớ : Sgk / 57,58
II. LUYỆN TẬP :
1. Tìm câu bị động và giải thích vì sao tác giả chọn cách viết ấy. 
+ Các câu bị động :
- Có khi(các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê 
- Tác giả “mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ .
 + Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. 
VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
 - Học phần ghi nhớ sgk. Soạn tiếp bài: “Chuyển đổi Câu chủ động thành câu bị động”
 *************************************************
 TUẦN 26 TIẾT 100 Ngày soạn: 24/02/2013 Ngày dạy: 27/02/2013
 Tiếng việt : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:- Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động đã học.
 - Biết cách chuyển đổi câu chủ động và câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động .
2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 b. Kỹ năng sống- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng các loại chuyển đổi theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về chuyển đổi 
3. Thái độ: - Hình thành thói quen sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tăng sự diễn đạt.
 III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách chuyển đổi câu
 - Động não : suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong 
 sử dụng câu tiếng Việt - Thực hành có hướng dẫn.- Học theo nhóm trao đổi phân tích
 IV. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :Câu 1. Như thế nào là câu chủ động? Cho một ví dụ?
 Câu 2. Như thế nào là câu bị động ? Cho ví dụ? Thử chuyển 1 câu chủ động thành câu bị động ?
 Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
a. Câu chủ động: Là chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác. 
5 đ
Câu 2
b. Câu bị động: chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào. 
5 đ
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Tiết trước,chúng ta đã nhận biết câu chủ động và câu bị đông. Vậy tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Cách chuyển đối câu chủ động thành câu bị động :
- Gọi hs đọc 2 vd trong sgk
? Hai vd đó có điểm nào giống và khác nhau ?
- HS: + Giống: đều thông báo chung một nội dung, cùng là câu bị động. 
 + Khác nhau: câu a có từ được câu b không có từ được 
? Em hãy nêu quy tắc chuyển đối câu chủ động thành câu bị động ? 
- HS: Muốn chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động người ta chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay từ được vào sau từ hoặc cụm từ ấy. 
- Hs đọc vd 2 trong sgk
? Hai câu đó có phải là câu bị động không ? Vì sao? 
- 2 câu đó không phải câu bị động vì chỉ có thể nói câu bị động đối lập với câu chủ động tương ứng. 
? Vậy có mấy cách chuyển đối câu chủ động thành câu bị động ? ( ghi nhớ sgk )
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Cách chuyển đối câu chủ động thành câu bị động: 
 a. Xét ví dụ.
 a. Đối tượng của hoạt động đứng..
 b. ĐTHĐ đứng đầu câu + chủ thể..
 c. Vd: Người ta đã hạ.+ chủ thể
- Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ( hoặc cụm từ).
- Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
 b. Ghi nhớ : 
II. LUYỆN TẬP :
1. Bài tập 1: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo 2 kiểu 
a. - Ngôi chùa ấy được xây dựng từ thế kỷ XIII
 - Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
b. - Tất cả cánh cửa chùa ( người ta)làm bằng gỗ lim 
 - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim 
c.- Con ngựa bạch được ( chàng kị sĩ ) buộc bên gốc đào 
 - Con ngựa bạch buộc bên gốc đào 
d.- Một lá cờ đại được ( người ta) dựng ở giữa sân 
 - Một lá cờ đại dựng ở sân 
2. Bài tập 2: Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động, một câu dùng từ được một câu dùng từ bị 
a. - Em bị thầy giáo khen 
 - Em được thấy giáo khen 
b. - Ngôi chùa ấy được người ta phá đi 
 - Ngôi chùa ấy bị người ta phá đi 
c. - Sự khác biết giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp 
 - Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp 
 + Câu bị động dùng từ được: Có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu 
 + Câu bị đông dùng từ bị: Có hàm ý đánh giá tiêu cực 
Bài tập 3: Hướng dẫn cho hs làm
VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC,CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
 - Học thuộc ghi nhớ . Làm hết bài tập còn lại 
- Soạn bài “ Ôn tập văn nghị luận ” chuẩn bị tiết luyện tập. Ôn tập phần văn chuẩn bị kiểm tra.
 ******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V7 TUAN 26 CHUAN.doc