Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 97: Ý nghĩa của văn chương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 97: Ý nghĩa của văn chương

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được sơ lược về nhà văn hoài Thanh và quan niệm của ông về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận chứng minh.

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích thể văn nghị luận; Hiểu được ý nghĩa và có thái độ tích cực trong việc học văn chương.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1104Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 97: Ý nghĩa của văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 27
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 24. phần văn học
Tiết 97: ý nghĩa của văn chương
- Hoài Thanh - 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được sơ lược về nhà văn hoài Thanh và quan niệm của ông về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận chứng minh.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích thể văn nghị luận; Hiểu được ý nghĩa và có thái độ tích cực trong việc học văn chương.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 Chúng ta đã được học những áng văn chương như: c.tích, ca dao, thơ, truyện,... Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì ? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh-một nhà phê bình văn học có tiếng.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút )
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk.
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Hoài Thanh ?
H: Nêu xuất xứ của văn bản ?
- Gv đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc văn bản.
- Hd đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, rành mạch, biểu lộ cảm xúc.
H: Ta có thể chia bài văn thành mấy phần, ý của từng phần là gì ?
- Đ1,2,3,4: Nguồn gốc của văn chương.
- Đ5,6,7,8: Công dụng của văn chương.
H: ở đoạn 1, tác giả đi tìm ý nghĩa v.chương bắt đầu từ câu chuyện gì ? Đây có phải là d.c không ?
H: Vậy đâu là câu văn nêu lí lẽ ?
- Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
H: Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của v.chương như thế nào ? 
H: Từ câu chuyện ấy tác giả đi đến KL gì ? Đây có phải là luận điểm không ?
H: Em có nhận xét gì về v.trí của luận điểm trong đ.v ? V.trí ấy cho thấy l.điểm đã được trình bày theo cách nào ?
H: Em hiểu luận điểm này như thế nào ?
- Nhân ái là ng.gốc chính của v.chg.
- GV: Câu chuyện có lí lẽ là một chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Đây chính là lí lẽ để chuyển tiếp đến luận điểm.
H: Để làm rõ hơn nguồn gốc tình cảm nhân ái của v.chg, tác giả nêu tiếp 1 nhận định về vai trò tình cảm trong s.tạo v.chg, đó là những câu văn nào ?
- “V.chg sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế v.chg còn s.tạo ra sự sống”.
 “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của v.chg đều là tình cảm, là lòng vị tha”.
H: Em hiểu nhận định này như thế nào ?
H: Hãy tìm 1 số TP v.chg đã học để chứng minh cho q.niệm v.chg nhân ái của Hoài Thanh ? 
- VD: về ca dao có Những câu hát về tình cảm g.đình, về t.yêu q.hg đ.nc...
- Gv: Đọc v.chg, ta thấy có những bài x.phát từ tình thg người như : Chiều chiều ra đứng ngõ sau..., nhưng cũng có những bài xuất phát từ tình cảm đả kích châm biếm như : Số cô chẳng giàu thì...
H: Từ thực tế đó, em có suy nghĩ gì về q.điểm v.chg của Hoài Thanh ? Vì sao? - Đúng nhưng chưa toàn diện. Vì có thứ v.chg thg người nhưng cũng có thứ v.chg châm biếm đả kích.
H: Hoài Thanh đã bàn về công dụng của v.chg đối với con người bằng những câu văn nào ?
H: ở câu thứ nhất, tác giả nhấn mạnh công dụng nào của v.chg ? 
- Khơi dậy những cảm xúc cao thượng của con người).
H: ở câu thứ 2, tác giả đã cho thấy công dụng nào của v.chg ? 
- Rèn luyên, mở rộng thế giới tình cảm của con người.
H: Kết hợp lại, Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của v.chg đối với con người ?
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả ?
H: Tiếp theo, Hoài Thanh giành 2 câu văn để nói về công dụng xã hội của v.chg, đó là 2 câu văn nào ?
H: Câu 1, tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của v.chg ? 
- V.chg làm đẹp và hay những thứ bình thg.
H: Câu 2, tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của v.chg ? 
- Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại.
H: Hai câu văn trên, cho ta hiểu thêm gì về ý nghĩa của v.chg ?
- Gv: Rõ ràng v.chg đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. V.chg góp phần tôn vinh c.s của con người. Có nhà lí luận nói: chức năng của v.chg là hướng con người tới những điều chân, thiện, mĩ. Hoài Thanh tuy không dùng những từ mang tính k.q như thế, nhưng qua lí lẽ giản dị, kết hợp với cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, t.dụng của v.chg. Nói khác đi bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi v.chg, tôn vinh tài hoa và công lao của các văn nghệ sĩ.
H: Bài văn đã cho em hiểu biết thêm gì về ý nghĩa của v.chg ? Em h.tập được gì về cách nghị luận của tác giả ?
- Hoài Thanh là người am hiểu v.chg, có q.điểm rõ ràng, xác đáng về v.chg, trân trọng đề cao v.chg.
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút)
H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung của văn bản ?
H: Bài văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nghị luận nào ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Hoài Thanh (1909-1982).
- Là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2. Văn bản:
- Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động". 
II - Tìm hiểu văn bản.
*Bố cục: 2 phần.
1. Nguồn gốc của văn chương:
- Chuyện con chim bị thg-Tiếng khóc của thi sĩ . ->D.c thực tế
- V.chương x.hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt. 
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
->Luận điểm ở cuối đoạn-Thể hiện cách trình bày theo lối qui nạp từ cụ thể đến k.quát.
=>V.chg phản ánh và sáng tạo ra đời sống, làm cho đ.s trở nên tốt đẹp hơn.
2. Công dụng của văn chương:
- “Một người hằng ngày chỉ... hay sao” ?
- “V.chg gây cho ta... nghìn lần”.
=>V.chg làm giàu tình cảm con người.
- Nhgệ thuật nghị luận giàu cảm xúc nên có sức lôi cuốn người đọc.
- “Có kẻ nói... mới hay”.
- “Nếu pho lịch sử... đến bực nào”.
=>V.chg làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. T 63
*4 Hoạt động 4: (6 phút )
4. Củng cố.
H: Qua văn bản và môn học Ngữ Văn em có suy nghĩ gì về ý nghĩa, vị trí của văn chương trong đời sống ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 98: kiểm tra văn
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Biết vận dụng nội dung kiến thức đã học về các tác phẩm trữ tình phần văn học dân gian và các văn bản nghị luận đã được học để làm được bài kiểm tra theo yêu cầu của đề.
- Biết vận dụng các vấn đề về nội dung và tư tưởng của các tác phẩm đã học
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra
- Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc trong thi cử
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Xây dựng ma trận đề
- Ra đề - Đáp án - Thang điểm.
2. Học sinh:
- Ôn tập theo hướng dẫn của GV - chuẩn bị kiểm tra
I - Ma trận đề.
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học dân gian.
2 1
1 0,5
1 3
4 4,5
Các tác phẩm nghị luận.
2 1
1 0,5
1 4
4 5,5
Tổng
4 2
3 4
1 4
8 10
II - Đề kiểm tra.
A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng trong các câu sau.
Câi 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn hộc:
A. Văn nhọc dấn gian.
B. Văn học viết.
C. Văn học kháng chiến chống Pháp.
D. Văn học chống Mỹ.
Câu 2: Câu nào sau đây không phẩi là tục ngữ ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
B. Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
C. Một nắng hai sương.
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
Câu 3: Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt bằng biện pháp tu từ:
 A. So sánh; B. ẩn dụ; C. Chơi chữ; D. Nhân hoá.
Câu 4: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kỳ:
A. Kháng chiến chống Mỹ.
B. Kháng chiến chjống Pháp.
C. Xây dựng CNXH ở miền bắc.
D. Những năm đầu thế kỷ XX.
2. Người đọc, người nghe còn biết được sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính các tác phẩm văn học do người sáng tác. Điều đó đúng hay sai ?
A. Đúng; B. Sai.
3. Nối nội dung cột A với nội dung cột B để được một nhận định đúng.
A
B
1.Dưới hình thức nhận xét, khuyên nhủ, tục ngữ về con người và XH truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích .
a.Về cách nhìn nhận các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.
b.Về cách nhìn nhận con người trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày.
c.Về cách nhận biết các hiện tượng thời tiết.
d.Về cách khai thấc tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
B . Tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”.
Câu 2:(4đ) Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: “Chỉ qua các từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng đủ chứng tỏ rằng tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp”.
II - Đáp án - Biểu điểm.
A. TNKQ: (3đ) Mỗi câu trả lời đúng ch 0,5 đ.
Câu
1.1
1.2
1.3
1.4
2
3
Đ.A
A
C
B
B
Đúng
1-b
B.Tự luận: (7đ). 
Câu 1: (3đ) HS trình bày bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đủ các ý cơ bản sau:
- Cảm nhận nội dung: Câu tục ngữ khuyên con người một điều sau sắc: dù khó khăn, vất vả, nghèo khổ đến đâu cũng phải giữ lấy lương tâm, nhân phẩm của mình đẹp đẽ, không vì nghèo khổ mà làm chuyện trấi lương tâm, đạo đức. (2,5đ)
- Về nghệ thuật: dùng cách diễn đạt ẩn dụ, dùng hình ảnh cụ thể để nói đến một điều sâu xa, thấm thía; hình thức ngắn gọn, súc tích. (0,5đ)
Câu 2: (4đ)
- Về nội dung: Khẳng định được: tiếng Việt giàu và đẹp trong khả năng và cách thức diễn đạt. Các từ đòng nghiã và trái nghĩa đã chứng minh cho sự giầu và đẹp của Tiếng Việt về ý nghĩa và hình thức của từ ngữ. Đưa ra được các dẫn chứng cụ thể về từ đồng nghĩa và trái nghĩa. ( 3,5đ).
- Về hình thức diễn đạt: đoạn văn có cấu trúc hoàn chỉnh, trình bày rõ ràng, mạch lạc, không sai quá nhiều lỗi chính tả. (0,5đ)
C. Tiến trình.
1. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: (40 phút)
- GV giao đề kiểm tra
- GV đọc cho HS soát lại đề một lần
- HS làm bài dưới sự giám sát của GV
*2 Hoạt động 2: (2 phút)
- Thu bài: 
+ Lớp trưởng đi thu bài.
*3 Hoạt động 3: (2 phút)
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, ý thức làm bài của HS
5. Dặn:
- HS về nhà xem lại đề kiểm tra, chuẩn bị nội dung giờ học sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 24. phần tiếng việt
Tiết 94: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
(Tiếp...) 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Về kỹ năng:
- Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
3. Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu chủ động, câu bị động trong khi nói và viết.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo, chuẩn bị bảng phụ
- chuẩn bị bảng phụ.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu bài theo sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu chủ động và câu bị động ? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
ậ giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu về câu chủ động và câu bị động cũng như mục đích của việc chuyển đổi ấy. Vậy khi chuyển đổi các câu chủ động thành bị động và ngược lại được thực hiện theo những quy tắc nào ? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (20 phút)
- Gọi HS đọc VD trong sgk
H: Hai câu a,b giống nhau ở nội dung hay hình thức ? Vì sao ?
- Giống nhau về ND, vì cùng miêu tả 1 sự việc.
H: Về hình thức 2 câu này giống nhau hay khác nhau ? Khác ở chỗ nào ?
- Về hình thức 2 câu này khác nhau: câu a có dùng từ "được", câu b không dùng từ "được".
H: Hai câu này là câu chủ động hay bị động ? 
- Câu bị động.
- GV dùng bảng phụ ghi vd gọi HS đọc
H: Câu c có cùng nội dung miêu tả với câu a và câu b không ? 
- có.
H: Câu c là câu chủ động hay câu bị động ? 
- câu chủ đông.
H: Em hãy chuyển câu chủ động (câu c) thành câu bị động ?
- Gv: Như vậy là từ 1 câu chủ động, ta có thể chuyển đổi thành nhiều câu bị động khác nhau vầ hình thức nhưng vẫn giống nhau về ND.
H: Theo em, có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Đó là những cách nào ? Nêu qui tắc chuyển đổi của từng cách ?
- HS đọc vd trong sgk
H: Những câu em vừa đọc có phải là câu bị động không ? Vì sao ? Về hình thức nó giống câu bị động ở chỗ nào ?
- Gv: 2 câu này tuy có dùng từ bị và được nhưng không phải là câu bị động. Vì ta không thể chuyển đổi thành: Giải nhất được bạn em trong kì thi hs giỏi. Đau bị tay.
H: Có phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động không ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút)
- HS thảo luận theo bàn
- Gọi 4 HS lên bảng làm bt
- Cho các em khác nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa
H: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau ?
- HS thảo luận theo bàn
- Gọi 3 HS lên bảng làm bt
- Cho các em khác nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa
H: Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động- một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị ?
H: Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau ?
- GV hướng dẫn HS về nhà àm bt 3.
I - Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1. Ví dụ 1:
a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
b. Cánh màm điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
c. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng".
d. Cánh màm điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm "hoá vàng".
 * Ghi nhớ 1.
 Sgk. T 64
2. Ví dụ 2:
a. Bạn em được giải nhất trong kì thi hs giỏi.
b. Tay em bị đau.
 * Ghi nhớ 2.
 Sgk. T64
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1.
 Đáp án:
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ TK XIII.
- Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ TK XIII.
- Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
- Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
- Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
- Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
- Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
- Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
2. Bài tập 2:
 Đáp án:
a. Thầy giáo phê bình em.
- Em bị thầy giáo phê bình.
- Em được thầy giáo phê bình.
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
- Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c. Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá.
* Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
* Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
3. Bài tập 3: 
*4 Hoạt động 4: (5 phút )
4. Củng cố.
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Đặt một câu chủ động và một câu bị động.
5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 24. tập làm văn
Tiết 100: luyện tập viết đoạn văn chứng minh
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.
3. Về thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc về thể văn lập luận chứng minh
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Văn bản chứng minh đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết về các kiến thức cuộc sống, xã hội và nhất là phải có được sự lập luận chính xác, thuyết phục. Giờ luyện tập hôm nay sẽ giúp chúng ta bổ sung về điều ấy.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (38 phút)
H: Em hãy nhắc lại các bước, quy trình xây dựng một đoạn văn chứng minh ?
- Gv hướng dẫn hs cách viết một đoạn văn với một đề tài đã cho- Chọn đề 3 sgk (65 ). Hs đọc đề bài.
H: Để viết được đoạn văn này, điều đầu tiên chúng ta phải làm gì ? 
- Xđ luận điểm cho đv.
H: Vậy luận điểm của đv này là gì ?
H: Em dự định sẽ triển khai đv theo cách nào ? 
- Triển khai theo cách diễn dịch.
H: Thế nào là diễn dịch ? 
- Nêu luận điểm trước rồi mới dùng d.c và lí lẽ để chứng minh
H: Để chứng minh cho luận điểm trên, em cần bao nhiêu lụân cứ giải thích, bao nhiêu luận cứ thực tế ? 
- Cần 2 luận cứ giải thích và 4 luận cứ thực tế. 
H: Đó là những luận cứ nào ?
- Trên cơ sở đã chuẩn bị bài viết ở nhà của HS
- Gv gọi 3 - 4 em trình bày bài làm của mình
- Cho các em khác nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm bài làm đạt.
II - Lý thuyết.
1. Qui trình xây dựng một đoạn văn chứng minh:
- Xác định luận điểm cho đ.v chứng.
- Chọn lựa cách triển khai (qui nạp hay diễn dịch).
- Dự định số luận cứ triển khai:
+ Bao nhiêu luận cứ giải thích.
+ Bao nhiêu luận cứ thực tế.
- Triển khai đv thành bài văn.
- Chú ý LK về ND và hình thức.
2. Cách viết một đv với một đề bài đã cho:
*Đề 3: Chứng minh rằng "văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có".
- Luận điểm: Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
- Luận cứ giải thích: Văn chương có nội dung tình cảm. 
Văn chương có tác dụng truyền cảm.
- Luận cứ thực tế: Ta tìm được tình cảm thực tế qua các bài văn đã học:
+ Cổng trường mở ra: Nhớ lại tình cảm ngày đầu tiên đi học.
+ Mẹ tôi: Nhớ lại những lỗi lầm với mẹ.
+ MTQCLN: Cốm: Nhớ lại một lần ăn cốm.
+ MXCTôi: Nhớ lại một ngày tế cở q.hg
II - Thực hành.
*3 Hoạt động 3: (2 phút )
4. Củng cố.
- GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,...
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
======================== Hết tuần 27 =======================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 Tuan 27CKTKN.doc