Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Nắm được cách chyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án + Bảng phụ.
* Trò: Nghiên cứu, soạn bài.
Tuần : 27 Ngày soạn : 02/03/2010 Tiết : 99 Ngày dạy : 08-13/03/2010 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT) A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : Nắm được cách chyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. B. Chuẩn bị: * Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án + Bảng phụ.. * Trò: Nghiên cứu, soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. *Kiểm tra bài cũ * Treo bảng phụ (kiểm tra miệng) (?) Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau: -Mẹ rửa chân cho em bé. -Em bé được mẹ rửa chân. -Bọn xấu ném đá lên tàu hoả. -Tàu hoả bị ném đá lên. (?) Mục đích của việc chuyển đổi có tác dụng gì? ® Tạo liên kết, thay đổi cách diễn đạt, tránh lập mô hình câu. *Giới thiệu bài ** Ở tiết học trước, các em đã biết được mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm liên kết, thay đổi cách diễn đạt. Đó là 1 việc rất cần thiết cho việc tạo lập văn bản. Vậy, cách chuyển đổi như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ thực hành các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung hoạt động HĐ 1 : Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : * Treo bảng phụ (2VD mục 1 SGK) (?) So sánh 2 câu a và b có gì giống nhau và có gì khác nhau? Gợi ý: (?) Về nội dung, 2 câu cùng miêu tả 1 sự việc không? (?) Theo định nghĩa về câu bị động, 2 câu có cùng là câu bị động không? (?) Về hình thức, hai câu có gì khác nhau? (?) Câu sau có thể là cùng 1 nội dung miêu tả với 2 câu a, b không? * Treo bảng phụ: Người ta đã hạ cánh màn điều ở bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”. (?) Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? * Cho HS đọc 2 VD a, b mục 3. (?) 2 câu a, b có phải là câu bị động không? Vì sao? ** Gọi 3 HS đọc lại ghi nhớ để hệ thống hoá kiến thức. * Đưa bài tập nhanh: (?) Chuyển đổi câu: Bà đã dọn cơm. thành 2 câu bị động tương ứng? * Quan sát. - Giống nhau: + Miêu tả cùng 1 sự việc. + Đều là câu bị động. - Khác nhau: + Câu a: có dùng từ được. + Câu b: Không. - Cùng nội dung với câu a,b Þ Câu chủ động tương ứng với 2 câu a,b. - Trả lời 2 cách chuyển đổi như ghi nhớ phần 1 và tự ghi bài. => Hai câu a, b đều có dùng từ: bị, được nhưng không phải là câu bị động bởi lẻ chỉ có thể nói câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng. * Đọc. + Cơm đã được dọn. + Cơm đã dọn. 1/Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : * Có 2 cách chuyển đổi: - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu. * Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động. HĐ 3 :Hướng dẫn luyện tập : * Cho HS đọc yêu cầu bài tập * Phân công mỗi tổ thảo luận 1 câu. * Nhận xét, đánh giá, sửa chữa. * Đọc yêu cầu. * Thảo luận, trình bày. * Nhận xét, bổ sung. 2/ Luyện tập : BT1: Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động : a._ Ngôi chùa ấy được (1 nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII. _ Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII. b. _ Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. _ Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c. _ Con ngựa bạch được (chàng kị si) buộc bên gốc đào. _ Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d. – Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân. _ Một lá cờ đại dựng ở giữa sân. Cho HS đọc yêu cầu bài tập * Phân công mỗi tổ thảo luận 1 câu. * Nhận xét, đánh giá, sửa chữa. (?) Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng từ bị với câu dùng từ được có gì khác nhau? * Nêu yêu cầu, cho HS làm vào tập * Cho HS trình bày, đánh giá cho điểm. * Đọc yêu cầu. * Thảo luận, trình bày. * Nhận xét, bổ sung. * Đại diện 1 tổ trình bày, tổ khác nhận xét. * Nghe và thực hành. * Xung phong trình bày. * Nhận xét BT 2 :Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động- Một câu dùng từ “ được”, một câu dùng từ “bị”: a)Em bị thầy giáo phê bình. - Em được thầy giáo phêbình b)Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi _ Ngôi nhà ấy được phá đi. c)_ Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp. _ Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn được trào lưu đô thị hoá thu hẹp. * Câu bị động dùng được có hàm ý đánh giá tích cực về việc được nói đến trong câu. * Câu bị động dùng bị có hàm ý tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu. BT 3: Tự ghi . * Củng cố: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Kể ra ? * Dặn dò: - Học bài theo ghi nhớ. - Làm hoàn chỉnh bài tập 3. - Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. +Viết đoạn văn chứng minh ngắn cho đề 2, đề 3. + Xác định xem đoạn văn ở vị trí nào của bài. + Chú ý câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung làm sáng tỏ chủ đề; lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí; lập luận rõ ràng, mạch lạc.
Tài liệu đính kèm: