Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận

Giúp HS :

-Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.

-Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.

-Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ (Các bảng hệ thống kiến thức).

* Trò: Mỗi tổ cùng lập 2 bảng hệ thống theo mẫu SGK.

 Mỗi em tự soạn câu 2, câu 3b,c và đọc nắm nội dung ghi nhớ.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết : 101 – ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN .
Tiết : 102 – DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU 
Tiết : 103 – TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN , KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ,VĂN 
Tiết : 104 – TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH .
Tuần :28- Tiết :101
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn:3/3/2010
Ngày dạy :8/3/2010 - 13/3/2010
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
-Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
-Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
-Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ (Các bảng hệ thống kiến thức)..
* Trò: Mỗi tổ cùng lập 2 bảng hệ thống theo mẫu SGK.
 Mỗi em tự soạn câu 2, câu 3b,c và đọc nắm nội dung ghi nhớ.
C.Phương pháp
 Đàm thoại ,vấn đáp, thực hành nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
2.Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
3.Bài mới .
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Từ HKII, chúng tabắt đầu tìm hiểu về cụm văn bản nghị luận. Hãy nhắc lại nhan đề các văn bản nghị luận được học? (4 văn bản). Đó là 4 văn bản thuộc kiểu chứng minh và giải thích, là những dạng tương đối đơn giản trong văn nghị luận. Cả 2 bài tục ngữ cũng được đặt vào cụm bài nghị luận đặc biệt. Bài ôn tập văn nghị luận hôm nay sẽ giúp các em củng cố ghi nhớ được nội dung vàđặc điểm nghệ thuật nổi bật của từng văn bản nghị luận đã học; đồng thời hình thành và củng cố những hiểu biết cơ bản ban đầu về đặc trưng của văn bản nghị luận.
Hoạt động 2 :Tóm tắt thông tin các văn bản
* Cho HS trình bày bảng hệ thống đã chuẩn bị của tổ mình.
* Sửa chữa, đánh giá và treo bảng hệ thống đã chuẩn bị.
Chốt : qua những văn bản đã học cho biết nghị luận là gì ?
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
* Từng tổ trình bày bảng hệ thống cho các bạn nhận xét, bổ sung.
- Tự điều chỉnh.
- Hs tự liên hệ trả lời
1.Nghị luận là gì ?
Là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu một ý kiến đánh giá 
Nhận xét ,bàn luận về các hiện tượng sự việc ,vấn đề xã hội tác phẩm nghệ thuật hay về ý kiến của người khác.
BẢNG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐÃ HỌC
STT
TÊN BÀI
TÁC GIẢ
ĐỀ TÀI NGHỊ LUẬN
LUẬN ĐIỂM CHÍNH
PHƯƠNG PHÁP NGHỊ LUẬN
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Chứng minh
2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh (kết hợp giải thích)
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện: Bữa cơm (ăn), cái nhà(ở), lối sống, lời nói và bài viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.
Chứng minh (kết hợp với giải thích, bình luận)
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người
Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận)
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
Hoạt động 3: Tóm tắt đặc điểm nghệ thuật ở mỗi bài nghị luận đã học.
- Tóm tắt đặc điểm nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học?
* Nhắc lại và treo bảng hệ thống 2
* Cá nhân trình bày phần chuẩn bị của mình.
* Nhận xét, bổ sung.
* Tự điều chỉnh, sửa chữa.
NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT NGHỊ LUẬN
TÊN BÀI
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh đặc sắc.
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Dẫn chứng cụ thể xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc.
Ý nghĩa văn chương
Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh.
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
*Hoạt động 4:Tìm hiểu đặc trưng của văn bản nghị luận
* Nhận xét, bổ sung, điều chỉnh lại bảng hệ thống SGK thành bảng dưới đây (treo bảng phụ).
* Thảo luận, trình bày.
* Nhận xét, bổ sung.
* Tự sửa sai, ghi nhận.
THỂ LOẠI
YẾU TỐ CHỦ YẾU
TÊN BÀI- VÍ DỤ
Truyện
 Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.
Buổi học cuối cùng
Kí
 Nhân vật, nhân vật tự kể.
Dế Mèn phiêu lưu kí,
Thơ tự sự
Nhân vật, nhân vật tự kể, cốt truyện, vần, nhịp.
Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mao ốc vị thu phong 
Thơ trữ tình
Vần, nhịp, (tâm trạng, cảm xúc, hình ảnh, )
Nam quốc sơn hà, Nguyên tiêu
Tuỳ bút
Thường là tác giả tự biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc
Sài Gòn tôi yêu.
Nghị luận
Luận điểm, luận cứ.
Ý nghĩa văn chương
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
- Dựa vào sự tìm hiểu trên, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình?
* Chốt lại:
+ Tự sự: (Truyện, kí) Chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng,con người, câu chuyện.
+ Trữ tình: (thơ trữ tình, tuỳ bút) Chủ yếu dùng phương thức biểu 
* Cá nhân
2.Đặc trưng văn nghị luận.
 -Văn nghị luận phân biệt với các thể văn khác ở chỗ dùng lí lẽ ,dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc 
 -Bài nghị luận nào cũng có đối tượng nghị luận ,các luận điểm ,luận cứ ,lập luận.
cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh, vần, nhịp.
+ Nghị luận: Chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
-Các câu tục ngữ trong bài 18,19 có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?
* Đưa bài tập trắc nghiệm (bảng phụ)- Củng cố:
- Hãy chọn câu trả lời mà em cho là chính xác?
1) Một bài thơ trữ tình:
Không có cốt truyện và nhân vật.
Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật.
Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh, thiên nhiên, con người hoặc sự việc.
2) Trong văn bản nghị luận:
Không có cốt truyện và nhân vật.
Không có yếu tố miêu tả, tự sự.
Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
Không thể hiện tình cảm, cảm xúc.
3) Tục ngữ có thể coi là:
Văn bản nghị luận.
Không phải là văn bản nghị luận.
Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.
* Nhấn mạnh lại rõ ràng, mạch lạc nội dung ghi nhớ T67.
* Cá nhân:
 Các bài tục ngữ cũng được coi làvăn bản nghị luận đặc biệt vì nó đã khái quát được một chân lí được đúc kết bởi kinh nghiệm bao đời của nhân dân. Có những câu còn gợi mở các luận điểm ngắn gọn nhất, sâu sắc nhất.
* Cá nhân trả lời nhanh chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi.
Chọn c
* Nghe và tự ghi.
3.Phương pháp lập luận chính
 Chứng minh và giải thích 
-Dặn dò :
* Lập hoàn chỉnh 3 bảng hệ thống thống vào tập.
* Học thuộc ghi nhớ.
* Soạn bài Tiếng Việt: Dùng cụm C-V mở rộng câu
+ Thực hiện theo yêu cầu các câu hỏi tìm hiểu T 68.
+ Đọc các ghi nhớ.
+ Nghiên cứu trước các Bài tập: a, b, c, d trang 69.
Tuần :27- Tiết :102
DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Ngày soạn:3/3/2010
Ngày dạy :8/3/2010 - 9/3/2010
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
 Hiểu được thế nào là cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Chép các bài tập nhanh ra bảng phụ + Các VD SGK.
* Trò: Soạn các câu trả lời ra tập soạn.
C.Phương pháp
 Quy nạp ,vấn đáp ,thực hiện nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
: Khởi động: 
*1. Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
*2. Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
- Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau ?
 “Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.”
3.Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
Nội dung cơ bản
HĐ1:* Giới thiệu bài 
* Ngữ pháp Tiếng Việt rất uyển chuyển. Câu cú biến đổi linh hoạt. Đôi khi ta cần rút gọn câu nhưng có lúc ta phải mở rộng câu mới phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. Một trong những cách mở rộng câu là dùng cụm C-V làm thành phần câu. Hôm nay, chúng ta, cùng tìm hiểu cách dùng cụm C-V để mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
* Nghe và ghi tựa bài.
HĐ2 : Tìm hiểu khái niệm 
* Cho HS đọc mục 1 SGK.
* Ghi bảng VD:
 Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta
* Đọc.
I/ Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?
những tình cảm ta sẵn có.
- Tìm cụm danh từ trong câu?
- Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ trên và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ?
* Khẳng định: Ta không có, Ta sẵn có là những cụm C-V mở rộng câu.
Chốt : Em hiểu thế nào là cụm C-V mở rộng câu?
* Treo bảng phụ: Bài tập nhanh.
- Xác định cụm C-V làm định ngữ trong câu sau đây:
1) Căn phòng tôi ở rất đơn sơ.
2) Nam đọc quyển sách tôi cho mượn
Hoạt động 3:Các trường hợp mở rộng câu bằng cụm chủ –vị .
* Cho HS đọc mục II SGK
* Treo bảng phụ VD a, b, c, d.
- Xác định cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm trong các câu trên?
- Các cụm C-V trên làm thành phần gì?
Chốt : dùng cụm c-v mở rộng câu ở những trường hợp nào ?
* Cho 3 HS đọc to ghi nhớ.
 Treo bảng phụ: Bài tập nhanh-củng cố
-Xác định và gọi tên các cụm C-V làm thành phần câu:
 1) Mẹ về khiến cả nhà đều vui.
 2) Tôi nhìn qua khe cửa thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà cha tôi đã hướng dẫn.
* Cá nhân:
Những tình cảm ta không có.
 Những tình cảm ta sẵn có.
 ¯ ¯ ¯
 Phụ ngữ DT phụ ngữ
(chỉ lượng) (C-V)
* Cá nhân:
1) Tôi ở.
2) Tôi cho mượn.
* Đọc.
* Thảo luận mỗi nhóm 1 câu.
* Đại diện trả lời.
* Nhận xét, sửa chữa
a.Chị Ba đến. ® C
b.Tinh thần rất hăng hái® V 
c.Trời sinh lá sen® BN
d.Cách Mạng tháng Tám thành công. ® ĐN
-nhìn vào vd trả lời
* Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
* Thảo luận tổ.
* Đại diện trình bày.
* Tổ khác nhận xét, bổ sung, 
* Khẳng định:
 1) Mẹ về ® C
 Cả nhà đều vui. ® BN
 2) Tôi nhìn qua khe cửa. ® C
 Em tôi đang vẽ. ® BN
Cha tôi đã hướng dẫn ® ĐN
Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
Ví dụ : Bạn Nam khuôn mặt đầy đặn.
II/ Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
 Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.
HĐ3 Luyện tập 
* Cho HS đọc bài tập a,  ... giúp HS củng cố nhận thức và kĩ năng tổng hợp Ngữ văn 7 đã học 5 tuần đầu HK2.
Đánh giá chất lượng bài làm của mình, trình độ chứng minh của bản thân, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở lần sau.
Phân tích lỗi sai trong bài làm của bản thân, tự sửa trên lớp và ở nhà.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Chấm và trả bài trước cho HS, lấy điểm vào sổ cá nhân, ghi nhận lỗi vào sổ chấm trả bài.
* Trò: Tự đọc kĩ và tự sửa theo lời phê và hướng dẫn của GV .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
Nội dung cơ bản
HĐ1: Khởi động: 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : (không kiểm tra )
* Giới thiệu bài: 
Qua 3 bài bài kiểm tra chúng ta có dịp nhìn lại những khuyết điểm và ưu điểm của mình để từ đó chúng ta rút kinh nghiệm những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm. Đó là mục đích của tiết trả bài hôm nay.
* Lớp trưởng báo cáo.
* Nghe và ghi tựa bài.
HĐ 2 : Trả bài kiểm tra tiếng việt 
Gv phát đề và sửa 
Gv đọc phần I trắc nghiệm yêu cầu học sinh nghe và trả lời .
* Cho HS lần lượt nhận xét ưu khuyết điểm về các mặt nội dung, hình thức bài làm so với đáp án.
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
TS
Giỏi
Khá
TB
yếu
71
72
35
32
8
22,8%
6
18,75
14
40%
8
25%
9
25,7%
12
37,5%
4
11,4%
6
17,12%
* Đánh giá chung.
 Bài Tiếng Việt.
 - Phần trắc nghiệm học sinh làm tương đối khá .
 - Phần tự luận do một số học sinh học bài chưa tốt nên một số ít chưa đạt phần này.
- Học sinh chưa biết vận dụng kiến thức vào phần viết .
- Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa học bài tốt nên còn điểm kém .=> Hướng tới :Cho Kt lại đối với những em yếu và thường xuyên rèn luyện bài tập ở những tiết` tự chọn ,bồi dưỡng.
Hoạt động 3: Trả bài viết số 5
Gv ghi đề lên bảng 
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có chí thì nên ”.
-Lập dàn ý khái quát .
Gợi ý :
+ giải thích nghĩa của câu tục ngữ ?
+dẫn chứng 
+ Liên hệ thực tế
+ Câu tục ngữ trên có vai trò như thế 
nào ?
Gvsửa những lỗi hs mắc phải 
Đọc bài hay cho cả lớp nghe 
Tuyên dương những bài tiêu biểu 
Phát bài cho học sinh 
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
TS
Giỏi
Khá
TB
yếu
71
( 
72
35
32
4
11,4%
5
15,6%
3
8,5%
4
12,5%
20
62,5%
17
51,3% 
8
22,8% 
6
18,75%
* Đánh giá chung:
 Đa số các em nắm được yêu cầu đề ,viết đúng phương thức biểu đạt ,bố cục rõ ràng ,đảm bảo đúng yêu cầu đề .bài hay ở mỗi lớp khoảng 6,7hoặc 8 học sinh .Tuy nhiên vẫn còn lỗi chính tả ,văn còn lủng củng ,chưa nêu dẫn chứng tiêu biểu ,lí lẽ sơ sài vẫn còn trên 8 học sing ở mỗi lớp 
=> Hướng tới : Vì đây là bài văn nghị luận nên các em còn bỡ ngỡ chưa quen và những em dưới trung bình sẽ cho kiểm tra lại và mỗi lớp sẽ có thêm những tiết bồi dưỡng làm văn để thi Hk đạt kết quả tốt hơn .
Hoạt động 4: Trả bài kt văn 
 Gv phát đề và sửa 
Gv đọc phần I trắc nghiệm yêu cầu học sinh nghe và trả lời .
-Cho HS lần lượt nhận xét ưu khuyết điểm về các mặt nội dung, hình thức bài làm so với đáp án.
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
TS
Giỏi
Khá
TB
yếu
71
72
35
32
6
(17,1%)
7
(21,8%)
13
(37%0
14
(43,8%)
10
(28,5%)
6
(18,7%)
6
(17%)
5
(15,6%)
Đánh giá chung :
- Phần trắc nghiệm học sinh làm tương đối đạt .
- Phần tự luận học sinh có nắm được các văn bản , thể loại  nên đa số làm bài được ở phần này ,
- Còn một số học sinh không có tiến bộ trong học tập .
=>Hướng tới : Cho Kt lại đối với những em yếu và thường xuyên rèn luyện bài tập ở những tiết` tự chọn ,bồi dưỡng.
-Lắng nghe và trả lời câu hỏi
-Gv treo đáp án để học sinh so sánh với bài của mình. 
-Quan sát đề ghi ở bảng 
-Từ dàn ý ,tự lập dàn ý và so sánh bài làm của mình.
-Nghe bài hay để rút kinh nghiệm 
-Nhận bài và nghe sửa bài.
I)Trắc nghiệm(2điểm )
 Khoanh tròn đúng mỗi câu 0,5 điểm .
 1B , 2C, 3A ,4A
 II) Tự luận (8 điểm )
1)Mẫu đối thoại giữa bà và cháu không dùng câu rút gọn vì thể hiện sự lễ phép ,tôn kính của người cháu .(2 điểm )
2)Trạng ngữ l :
a) « ...để bảo vệ ..............Tổ quốc » -> Trạng ngữ chỉ mục đích (1 điểm )
b) Trên đồng cạn ,dưới đồng sâu ->Trạng ngữ chỉ nơi chốn (1 điểm )
c) Nhanh như cắt -.> Trạng ngữ chỉ cách thức (1 điểm )
3) Học sinh viết đúng chủ đề và có câu đặc biệt ( 3 điểm).
 Đáp án kiểm tra văn
I) Trắc nghiệm (2 điểm)
 Với mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm 
 1D,2C,3B,4C
II)Tự luận(8 điểm)
1) Chọn từ ,cụm từ đúng đạt 0,5 điểm cho mỗi câu tục ngữ :
a)Đêm tháng năm chưa nằm đ sng 
Ngày tháng mười chưa cười đ tối .
b) Một cy lm chẳng nn non 
Ba cy chụm lại nn hịn ni cao .
2)Theo em ,những lời khuyên răn của hai câu tục ngữ bỗ sung cho nhau .(0,5 điểm)
Vì ngoài việc học ở thầy ta còn học thêm kiến thức ở bạn ,những điều hay từ bạn để mở mang hơn nữa kiến thức .Câu tục ngữ này khuyên nhủ chúng ta mỡ rộng đối tượng ,phạm vi và cách học hỏi ,cũng như ý nghĩa của việc kết bạn.(1,5 điểm)
3) Nội dung chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là dân ta có một lòngng nồng nàn yêu nước .Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta .(1 điểm)
Nghệ thuật nổi bật của văn bản này l dẫn chứng cụ thể ,giàu sức thuyết phục ,lập luận chặt chẽ,bố cục rõ ràng (1 điểm)
4)* Qua văn bản có thể hiểu đức tính giản dị với các nghĩa sau :(1,5 điểm)
 -Một phẩm chất trong lối sống : đơn giản mà tự nhiên ,không cầu kì ,xa hoa.
 -Một đặc điểm trong cách suy nghĩ ,nói năng giao tiếp : trong sáng ,dễ hiểu ,đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc ,tiếp cận với chân lí .
( HS có thể dựa vào môn GDCD để định nghĩa)
 * Từ đức tính giản dị của Bác mỗi học sinh tự rút ra bài học cho bản thân (1,5 điểm)
- Dặn dò :
* Động viên, khích lệ HS yếu, kém cố gắng phấn đấu
* Tiếp tục chữa lỗi cho đến khi hoàn chỉnh, viết lại những đoạn chưa đạt.
 Soạn: THC lập luận giải thích.
+ Định nghĩa ,
+Đặc điểm cơ bản 
+ Đọc các bài giải thích SGK
Tuần :27- Tiết :104
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP 
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Ngày soạn:3/3/2010
Ngày dạy :8/3/2010 - 9/3/2010
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án.
* Trò: Đọc văn bản: “ Lòng khiêm tốn”, trả lời câu hỏi 1 trang 69, câu hỏi trang 71.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* 1)Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* 2)Kiểm tra : 
Kiểm tra việc soạn bài củahọc sinh .
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
Nội dung cơ bản
* Giới thiệu bài: 
** Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh. Chẳng hạn, từ những vấn đề xa xôi như: Vì sao có mưa? Vì sao có lụt? Vì sao có núi, có sông? Vì sao mất mùa, được mùa? Vì sao có bệnh dịch?  đến những vấn đề gần gũi như: Vì sao hôm qua em không đi học? Vì sao dạo này em học kém hơn trước?  đều cần được giải thích. Rõ ràng giải thích là 1 nhu cầu rất phổ biến trong đời sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là 1 kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh đã học.
HĐ 2 : Hình thành kiến thức 
- Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích?
- Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích?
- Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày
* Nghe và ghi tựa bài.
* Cá nhân:
 Khi muốn hiểu rõ những điều chưa biết. 
+ Vì sao có gió thổi?
+ Vì sao có thuỷ triều lên xuống
+ “Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” nghĩa là gì?
+ Tôn trọng và thực hiện luật lệ an toàn giao thông để làm gì?
1/ Giải thích trong đời sống:
 Là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lãnh vực.
* Ghi bảng một số câu hỏi loại: Vì sao? Để làm gì? Là gì? Có ý nghĩa gì? 
- Muốn trả lời những câu hỏi ấy, tức là giải thích các vấn đề trên thì phải làm thế nào?
* Cho HS đọc bài văn: “Lòng khiêm tốn”.
- Bài văn đã giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
- Phương pháp giải thích có phải là đưa ra định nghĩa về lòng khiêm tốn không? Vì sao?
- Liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao?
 Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại và nguyên nhân của khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
- Tìm bố cục của bài? Chì ra mối quan hệ giữa MB, TB, KB?
* Đọc, nghiên cứu, tra cứu  tức là phải hiểu, phải có tri thức mới làm được.
* Đọc.
* Cá nhân:
 - Giải thích lòng khiêm tốn bằng cách so sánh với các sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày- dùng nhiều lí lẽ để giải thích (định nghĩa, biểu hiện, lí do, lợi hại).
- Việc đưa ra các định nghĩa về khiêm tốn như: “ Khiêm tốn là nhã nhặn  Khiêm tốn tự cho mình là kém cỏi, là biết mình hiểu người ® là 1 trong những cách giải thích về khiêm tốn vì nó trả lời cho câu hỏi: Khiêm tốn là gì?
- Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn: Kiêu căng, tự phụ, khinh người  cũng được coi là một trong những cách giải thích vì đó là thủ pháp đối lập.
- Được coi là nội dung của giải thích vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì? Lợi hại ra sao? Vì sao con người phải khiêm tốn.
 Bố cục: 3 phần: 
2/ Giải thích trong văn nghị luận:
-Làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng , đạo lí phẩm chất  cần được giải thích nhầm nân cao nhận thức , trí tuệ
-Người ta có thể giải thích bằng nhiều cách : nêu định nghĩa , kể ra các biểu hiện 
- Bài văn giài thích phải mạch lạc , lớp lang , ngôn từ trong sáng , dễ hiểu .
- Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
1) MB: Giới thiệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng khiêm tốn.
2) TB:Giải thích lòng khiêm tốn.
3) KB: Khẳng định, đề cao lòng khiêm tốn.
- Dùng lí lẽ (có thể kèm dẫn chứng) để làm cho người ta hiểu rõ vấn đề, có thể giải thích bằng cách định nghĩa, nêu ra những biểu hiện so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, nêu ra cách đề phòng và noi theo.
* Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
HĐ 3: Luyện tập 
* Cho HS đọc bài: “ Lòng nhân đạo”.
- Cho biết vấn đề cần được giải thích và phương pháp giải thích trong bài?
* Thảo luận, trả lời:
 LÒNG NHÂN ĐẠO
- Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo, lòng biết thương người.
- Phương pháp giải thích:
+ Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi: “ Thế nào ?”
+ Đưa ra bằng chứng trong cuộc sống ® Kết luận (Đó là điều trả lời cho câu hỏi trên)
+ Nêu tác dụng của lòng nhân đạo ® cần phát huy (lại dẫn lời của thánh Găng đi).
3/Luyện tập :
Hs ghi vào vở nội dung bài tâp sau khi gv sửa
- Dặn dò : 
* Học ghi nhớ: 
 Định nghĩa và phương pháp giải thích.
* Đọc bài văn đọc thêm
 - Óc phán đoán và óc thẩm mĩ;
 - Tự do và nô lệ.
(?) Cho biết vấn đề giải thích và phương pháp giải thích trong bài?
* Soạn bài: Sống chết mặc bay
+ Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi trang 81, 82 vào vở soạn.
+vẽ tranh (nếu được)

Tài liệu đính kèm:

  • docT28.doc