Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 104:  Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án.

* Trò: Đọc văn bản: “ Lòng khiêm tốn”, trả lời câu hỏi 1 trang 69, câu hỏi trang 71.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1341Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 28 Ngày soạn:05/03/2010
 Tiết : 104 Ngày dạy :08-13/03/2010
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP 
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án.
* Trò: Đọc văn bản: “ Lòng khiêm tốn”, trả lời câu hỏi 1 trang 69, câu hỏi trang 71.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
Kiểm tra việc soạn bài củahọc sinh .
* Hai HS đem tập soạn cho GV kiểm tra.
* Giới thiệu bài: 
** Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh. Chẳng hạn, từ những vấn đề xa xôi như: Vì sao có mưa? Vì sao có lụt? Vì sao có núi, có sông? Vì sao mất mùa, được mùa? Vì sao có bệnh dịch?  đến những vấn đề gần gũi như: Vì sao hôm qua em không đi học? Vì sao dạo này em học kém hơn trước?  đều cần được giải thích. Rõ ràng giải thích là 1 nhu cầu rất phổ biến trong đời sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là 1 kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh đã học.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
HĐ 1: Tìm hiểu Giải thích trong đời sống:
(?) Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích?
* Cá nhân:
 Khi muốn hiểu rõ những điều chưa biết. 
1/ Giải thích trong đời sống:
(?) Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày?
* Ghi bảng một số câu hỏi loại: Vì sao? Để làm gì? Là gì? Có ý nghĩa gì? 
(?) Muốn trả lời những câu hỏi ấy, tức là giải thích các vấn đề trên thì phải làm thế nào?
HĐ 2: Giải thích trong văn nghị luận:
* Cho HS đọc bài văn: “Lòng khiêm tốn”.
(?) Bài văn đã giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
(?) Phương pháp giải thích có phải là đưa ra định nghĩa về lòng khiêm tốn không? Vì sao?
(?) Liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao?
(?) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại và nguyên nhân của khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
(?) Tìm bố cục của bài? Chì ra mối quan hệ giữa MB, TB, KB?
+ Vì sao có gió thổi?
+ Vì sao có thuỷ triều lên xuống
+ “Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” nghĩa là gì?
+ Tôn trọng và thực hiện luật lệ an toàn giao thông để làm gì?
* Đọc, nghiên cứu, tra cứu  tức là phải hiểu, phải có tri thức mới làm được.
* Đọc.
* Cá nhân:
 - Giải thích lòng khiêm tốn bằng cách so sánh với các sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày- dùng nhiều lí lẽ để giải thích (định nghĩa, biểu hiện, lí do, lợi hại).
- Việc đưa ra các định nghĩa về khiêm tốn như: “ Khiêm tốn là nhã nhặn  Khiêm tốn tự cho mình là kém cỏi, là biết mình hiểu người ® là 1 trong những cách giải thích về khiêm tốn vì nó trả lời cho câu hỏi: Khiêm tốn là gì?
- Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn: Kiêu căng, tự phụ, khinh người  cũng được coi là một trong những cách giải thích vì đó là thủ pháp đối lập.
- Được coi là nội dung của giải thích vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì? Lợi hại ra sao? Vì sao con người phải khiêm tốn.
 Bố cục: 3 phần: 
Là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lãnh vực.
2/ Giải thích trong văn nghị luận:
(?) Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
* Cho 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
1) MB: Giới thiệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng khiêm tốn.
2) TB:Giải thích lòng khiêm tốn.
3) KB: Khẳng định, đề cao lòng khiêm tốn.
- Dùng lí lẽ (có thể kèm dẫn chứng) để làm cho người ta hiểu rõ vấn đề, có thể giải thích bằng cách định nghĩa, nêu ra những biểu hiện so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, nêu ra cách đề phòng và noi theo.
* Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
Ghi nhớ SGK.
HĐ 3: Luyện tập 
* Cho HS đọc bài: “ Lòng nhân đạo”.
(?) Cho biết vấn đề cần được giải thích và phương pháp giải thích trong bài?
* Thảo luận, trả lời:
 LÒNG NHÂN ĐẠO
- Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo, lòng biết thương người.
- Phương pháp giải thích:
+ Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi: “ Thế nào ?”
+ Đưa ra bằng chứng trong cuộc sống ® Kết luận (Đó là điều trả lời cho câu hỏi trên)
+ Nêu tác dụng của lòng nhân đạo ® cần phát huy (lại dẫn lời của thánh Găng đi).
3/Luyện tập :
Dặn dò :
* Học ghi nhớ: Định nghĩa và phương pháp giải thích.
* Đọc bài văn đọc thêm
 - Óc phán đoán và óc thẩm mĩ;
 - Tự do và nô lệ.
(?) Cho biết vấn đề giải thích và phương pháp giải thích trong bài?
* Soạn bài: Sống chết mặc bay
+ Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi trang 81, 82 vào vỡ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuaàn4.doc